(HBĐT) - Mỗi mùa xuân đến, Bác Hồ mong mỗi người dân Việt đón Tết vui vẻ, tiết kiệm, Tết cổ truyền dân tộc với những ngày đầu năm có việc làm thiết thực: Tết trồng cây. Với tầm nhìn chiến lược:
"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Tết trồng cây là công việc mà Bác Hồ đã phát động gần 62 năm từ tháng 11/1959. Thời gian càng lùi xa, chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu xa bắt nguồn từ truyền thống lâu đời của dân tộc cũng như ý tưởng của Người trong việc giữ gìn môi trường thiên nhiên sinh thái. Tết trồng cây có ý nghĩa lớn lao. Năm nay, đó là việc làm tốt đẹp để đón mừng, thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, kỷ niệm 75 năm Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và chuẩn bị tâm thế cho bầu cử đại biểu Quốc hội lần thứ XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Mùa xuân Tân Sửu, thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII là mốc son chói lọi mà chặng đường 91 năm Đảng lãnh đạo đến ngày hôm nay đất nước phồn vinh, Nhân dân ấm no, hạnh phúc. Đất nước phát triển, uy tín đất nước ta chưa bao giờ được như ngày nay. Tết trồng cây đưa đến cho mỗi người, mỗi gia đình việc làm, niềm vui trong tình cảm của người Việt Nam đón Tết truyền thống dân tộc. Từ việc làm đó sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho môi trường. Đất nước ta cảnh quan sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hòa hơn.
Mùa xuân là Tết trồng cây sẽ tạo nên màu xanh cho đất nước, xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển, góp phần bảo vệ mùa màng, bảo vệ xóm làng, bảo vệ môi trường thiên nhiên, hạn chế được những thiệt hại mưa bão, sạt lở đất và xói mòn. Bài học bão trồng bão, lũ trồng lũ, sạt lở đất đồi là thảm cảnh của các tỉnh miền Trung trong năm 2020. Bởi vậy, trồng cây tốn kém ít mà lợi ích đem lại rất nhiều.
Mùa xuân là Tết trồng cây là lời Bác dạy, chính con người đã lợi dụng luật tự nhiên của tạo hóa để làm sôi động sự sống của con người. Tết trồng cây đầu xuân đã làm cho đất trời, con người trở nên rạng rỡ, vui tươi. Lời Bác dạy khắc sâu:
"Một năm bắt đầu từ mùa xuân
Đời người bắt đầu từ tuổi trẻ”.
Vẫn mãi âm vang để đáp ứng năng lực trí tuệ cho đất nước phát triển. Mỗi mùa xuân đến, Bác luôn nghĩ đến mỗi người dân được ấm no, học hành. Bác nghĩ đến Đảng quang vinh với niềm tự hào nhưng cũng đầy lo âu. Sự lo âu của Bác đang được Đảng chỉ đạo, đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng một cách quyết liệt mà không có vùng cấm.
Nhớ mồng 1 Tết Kỷ Dậu 1969 trước 8 tháng Bác đi xa, Bác đã trồng cây đa cuối cùng ở xã Vật Lại, Hà Tây cũ.
Màu xanh của cây vú sữa trong Phủ Chủ tịch đến những cây đa Bác trồng ở Cổ Loa, ở đường Thanh Niên, ở vườn hoa Thống Nhất vẫn mãi xanh tươi như một lời nhắc nhủ chúng ta:
"Con tôi ra đời sau buổi Bác đi xa
Nhưng con sẽ được gặp Bác Hồ trong tình yêu đất nước
Dưới bóng những hàng cây con bước
Là màu xanh Người để lại cho con”.
Văn song (TTV)
Truyện ngắn của Trần Văn Thiên
(HBĐT) - Chú Đức về thăm bản Tà Lèng... Tin đó nhanh như điện được loan khắp nơi trong bản. Chiếc xe "zíp” chạy loanh quanh một vòng chân đồi, qua mấy cây cầu bắc qua suối thì tạt vào ngõ nhà tôi. Đám trẻ xung quanh chạy túm tụm bu đông bu đỏ, y hệt cảnh chúng tôi háo hức sờ tay vào chiếc xe mô tô 3 bánh cách đây chừng 25 năm. 2 đứa con nhà tôi vui mừng, hãnh diện ra mặt vì có xe ô tô đến nhà mình, nhảy tót lên ngồi, nhún nhẩy trên nệm…
(HBĐT) - Ngày mai, ngày kia và có thể cả tuần sau, sau nữa sẽ tiếp tục là những chuỗi ngày bận rộn. Phải ăn, ngủ điều độ theo đúng quân lệnh để đảm bảo sức khỏe sẵn sàng tác chiến. Nghĩ vậy, nhưng tiếng kèn hiệu lệnh giờ đi ngủ của doanh trại đã vang lên từ lâu, Thiếu tá Lê Dũng vẫn không thể nào chợp mắt. Anh bật dậy mở toang cửa sổ để ngắm ánh trăng mờ ẩn sau lớp sương đêm dày đặc.
Truyện ngắn của Trần Phan
(HBĐT) - Anh X. không phải là bạn học cũ, chỉ mới quen thân tầm 5 - 6 năm qua các hoạt động thể thao, thiện nguyện, câu lạc bộ cùng sở thích… Nhưng chừng đó thời gian cũng đủ biết anh là người dễ chịu, chỉn chu, có quan điểm sống rõ ràng, thẳng thắn. Làm lao động tự do nên anh phải bươn chải để gồng gánh cả gia đình, nuôi con ăn học. Nhìn bề ngoài, anh là người từng trải, có nghị lực. Nhưng cũng có lần anh thở dài: "Làm ngoài, không có lương vất vả quá ông ạ. Tuy vậy, cũng rèn cho tôi tinh thần vượt khó”.