Tản văn của Văn Song

Đông đã về, cây bàng trước ngõ đã thay màu, báo hiệu mùa thay lá, đợi ngày ra nụ, đâm chồi cho mùa lá mới. Đông về, có những cơn mưa phùn rả rích, nghe gió lùa qua khung cử sổ, giấc ngủ chìm vào chăn đệm ấm êm. Đông về ta sẻ chia với người chiến sĩ biên cương mũ trùm kín đầu quần áo lót bông, giày tất đầy đủ chống lại cái rét của núi rừng. Anh  cần mẫn, trách nhiệm đi tuần tra biên giới để giữ gìn sự bình yên cho đồng bào. 

Đêm nay bộ đội rừng khe
Mưa ướt dầm dề, gió buốt chân tay (Tố Hữu)

Trong đại dịch Covid -19, cái rét mùa đông, chị y tá, anh bác sĩ nhẫn nại, cần cù chăm sóc bệnh nhân. Gió ngoài trời và cái rét làm người mẹ trẻ y tá nhớ đứa con thơ ở với ngoại mà lòng lo lắng thương con, song công việc của chị và của các đồng nghiệp đòi hỏi không một phút lơ là.

Đông về nhớ một ngày đi ngang qua ngõ nhỏ chợt thấy sững sờ bên bếp lửa hồng ai đó nhen lên bên hiên nhà. Chỉ vài khúc rễ cây khô với nắm lá bàng gom lại cũng đủ làm ấm áp giữa chiều đồng. Khói chiều tỏa bay bảng lảng, giữa trời đông, người ngồi quây quần bên bếp lửa lấp lánh nụ cười.

Ký ức ùa về với mùa đông ngày xưa sao thiếu thốn đến như vậy. Từ cái ăn, cái mặc đến vật dụng của thời bao cấp, nhớ lại một thời khó khăn, song rất hào sảng cuộc sống vô tư mà tình cảm.

Đêm đông đến nhà bạn học thời cấp 1, cấp 2 chèo lên chuồng trâu chất đầy rơm rạ, loại thức ăn của gia súc đánh giấc ngủ năm canh ngáy khò khò. Trong gian khổ, thiếu thốn, cái thiếu của mùa đông nhiều hơn mùa hè. Trong gian lao vẫn cần cù, chịu khó đến trường làng học chữ. Sáng dậy mẹ già lục cục trong bếp, dưới ánh đèn dầu lo cho con củ khoai, nắm ngô rang lót dạ cho qua buổi học sáng. Nhớ bữa ăn cả gia đình quây quần bên bếp than củi đỏ lửa sưởi ấm để qua mùa đông giá rét.

Những người bạn ấu thơ giờ ở nơi đâu, trên biên giới, hải đảo hay trên bục giảng của thời dạy online.
Làng quê xưa, nay đã rộn ràng có điện, cánh đồng mênh mông thu nhỏ lại, làng đã lên phố - phố ở trong làng, điện đường cao áp tối về sáng bừng đường làng ngõ xóm. Nhiều gia đình đã có ti vi, tủ lạnh, bếp ga…

Chiều đông về đài báo gió rét, con trai ở xa gọi điện nhắc mẹ đêm quàng khăn kín đầu xoa dầu gió cho đỡ đau cổ tay, cổ chân. Cha, mẹ ngồi bên bếp lửa rủ rỉ chuyện trò, mặn mà, thủy chung...


Các tin khác


Xuân ấm

Gió xuân thổi nhẹ trên mấy cành đào phai. Lạ thật, chiều hôm trước trời còn se lạnh, những nụ hoa còn bọc kín bởi lớp vỏ khô cứng, vậy mà hôm nay những nụ hoa đã vụt lớn lên. Gió ấm mang sinh khí từ phía Đông, cùng với đó là những tia nắng mặt trời.

Lối về mùa xuân

Mùa đúng hẹn, thềm rải nắng đón nàng xuân về trong ban mai trong veo, tiết trời ấm áp chan hòa, vạn vật rộn ràng chào đón. Hơn từng ấy đời người, ta đã trải qua không biết bao nhiêu mùa xuân, ấy vậy mà cứ mỗi lần Xuân đến lòng lại bâng khuâng, xao xuyến.

Vì ta tin nhau

Hoài thuộc vào loại xinh gái nhất cơ quan theo như sự bình chọn của gần 30 chị em. Nhưng trớ trêu thay, cô lại phải qua "một lần đò” đầy đau khổ với người chồng vũ phu, bội bạc. Gần 40 tuổi, Hoài bắt đầu lại tất cả bằng chính đôi chân của mình. Không còn nhà lầu, xe hơi, sáng sáng cô đi làm bằng xe máy, mặc những bộ váy giản dị, dùng mỹ phẩm bình thường nhưng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi.

“Rau sạch”

Càng gần đến Tết Nguyên đán, cùng với tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài nên nhu cầu rau, củ, quả ở vùng "rừng xanh, núi đỏ” ngày càng tăng cao.

Anh vẫn hành quân

Cứ dịp tháng 12, khi về quê lại được nghe chú họ thổi sáo bài "Anh vẫn hành quân”(nhạc Huy Du, lời thơ Trần Hữu Thung). Chú không phải nghệ sĩ chuyên nghiệp, tuổi cũng không còn trẻ nhưng tiếng sáo rất khí thế như có hồn, bay bổng và vi vút đến không ngờ. Lúc mạnh mẽ trào dâng như đoàn quân băng băng về phía trước, lúc lại nhẹ nhàng, tha thướt, trữ tình như câu hát, tiếng sáo hay câu ca dao mộc mạc bay lượn trên những cánh đồng, vạt ngô xanh nơi đồng bãi quê nhà… "Anh vẫn hành quân/ Trên đường ra chiến dịch/ Mé đồi quê anh bước/ Trăng non ló đỉnh rừng/ Anh vẫn hành quân/ Lưng đèo qua bãi suối/ Súng ngang đầu anh gối/ Anh qua khắp tuyến đường…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục