Vân Sơn quê tôi là một xã thuộc vùng sâu, vùng xa, chung quanh được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi sừng sững. Trường phổ thông cấp II Vân Sơn cũng được xây dựng vào sát một trái núi lớn. Năm tôi học lớp sáu, thầy An làm chủ nhiệm. Hồi ấy, máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc rất ác liệt. Thầy An 25 tuổi đã lấy vợ nhưng chưa có con. Cô Hoàn, vợ thầy là giáo viên cùng trường.
Tôi là một bé gái xinh xắn, dễ thương nên được vợ chồng thầy An yêu quý. Ngược lại, tôi cũng rất ngưỡng mộ vợ chồng thầy, mặc dù tôi còn nhỏ, sự hiểu biết chưa được bao nhiêu. Cô Hoàn có giọng hát hay, tôi nghe các thầy, cô trong trường bảo, giọng hát của cô dễ mê lòng người. Sáng thứ hai nào tập trung chào cờ, cô Hoàn cũng hát trước toàn trường. Hầu như tất cả giáo viên và học sinh ai cũng thích nghe cô hát. Mỗi lần cô hát xong một bài, tiếng vỗ tay lại nổi lên rào rào. Còn thầy An lại có tài kể chuyện. Chúng tôi thường ngồi vây tròn chung quanh để nghe thầy kể “Tam quốc diễn nghĩa, “Thủy hử”, “Rừng thẳm tuyết dày”... Thầy An kể rất hấp dẫn nên chúng tôi bị lôi cuốn, nhiều khi nghe chuyện quên cả đói, mà hồi ấy thì cái đói lúc nào cũng túc trực sẵn trong bụng. Tôi nhớ như in hình ảnh bọn chúng tôi nghe thầy kể chuyện như muốn nuốt lấy từng lời của thầy.
Vào giờ nghỉ hoặc ngày nghỉ tôi hay đến nhà thầy An chơi. Trẻ con hồn nhiên nên nhiều hôm tôi cứ tự nhiên đẩy cửa vào nhà thầy. Chính vì vậy nhiều lần tôi phải đỏ mặt khi bắt gặp cảnh vợ chồng thầy đang âu yếm nhau. Dạo đó tôi hay nghe các thầy, cô giáo trong trường hay nói với nhau: “Vợ chồng An Hoàn chẳng khác nào vợ chồng Sam”.
Có một buổi tối tôi đến nhà thầy. Vừa tới cửa tôi nghe tiếng sụt sịt khóc của cô Hoàn. Tiếng thầy An vỗ về, an ủi. Cô Hoàn khóc to hơn. Tôi áp tai vào bức vách nghe rõ tiếng thầy An:
- Anh phải trình bày mãi huyện đội mới chấp nhận đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ của anh. Anh đi rồi em ở nhà giữ gìn sức khỏe, mai kia thống nhất đất nước, anh về chúng mình sẽ đẻ ba, bốn đứa con nhé.
Mười ngày sau nhà trường tổ chức liên hoan tiễn thầy An đi bộ đội. Lần đầu tiên trong một buổi liên hoan, cô Hoàn không hát, thay vào đó là những tiếng khóc thổn thức và những dòng nước mắt chảy ra giàn giụa. Thầy An hành quân về Rịa huấn luyện tân binh ba tháng rồi đơn vị lên đường hành quân đi B. Cô Hoàn lấy xe đạp lai tôi từ Vân Sơn đến ga Ghềnh để tiễn thầy. Bộ đội ngồi chật các toa tàu. Các anh lính trẻ đồng thanh hát vang bài Giải phóng miền
- Anh An ơi... Anh An ơi!
Nhiều anh bộ đội ngoái xuống trêu:
- Anh đây...
Lúc đoàn tàu sắp chuyển bánh cô Hoàn mới gặp được thầy An. Tôi không dám đến gần vì muốn để khoảng thời gian quý giá đó cho thầy cô. Nhưng hình như thầy, cô không nói được gì với nhau, bàn tay thầy siết chặt bàn tay cô, đôi mắt của cô Hoàn đỏ mọng lên vì nước mắt.
Học hết cấp II tôi lên huyện học cấp III. Sau đó học sư phạm, tốt nghiệp tôi xin về Vân Sơn dạy học. Thế là tôi trở thành đồng nghiệp của cô Hoàn.
Hỏi chuyện cô Hoàn tôi mới hay, thầy An đi bảy, tám năm trời, không có lấy một lá thư nào về nhà. Sau này, cô Hoàn mới biết thư từ bị thất lạc. Chiến tranh mà, đến con người còn mất mát, thất lạc nữa là những lá thư. Cô Hoàn đã cất công đi nhiều nơi để hỏi tin chồng, nhưng đều vô ích. Khổ thân cô, ban ngày lên lớp vẫn phải vui vẻ với học trò, đêm đến là vùi mặt vào gối mà khóc.
Sau ngày giải phóng miền
ấy thế nhưng... tính tình thầy An hoàn toàn thay đổi. Thầy An không còn vui vẻ hay kể chuyện cho học trò như ngày xưa nữa. Thầy tỏ thái độ dửng dưng, lạnh nhạt và luôn tìm cách để xa lánh mọi người. Ngay đến tôi, cô học trò bé nhỏ xinh xắn luôn được thầy quý mến nay cũng bị thầy coi như người không hề quen biết. Còn đối với cô Hoàn mới xót xa, đau đớn làm sao. Thầy An đối xử rất tệ bạc với cô. Thầy dựng chuyện để chì chiết nghi hoặc cô:
- Hồi tôi đi chiến trường, hẳn ở nhà cô đã thay lòng đổi dạ.
Hoặc:
- Tôi không tin một người như cô trong khi xa chồng nhiều năm lại không có quan hệ, tình cảm, yêu đương lén lút với ai.
Cô Hoàn bảo thầy:
- Em sống như thế nào, quan hệ với ai ra sao mọi người đều biết cả, anh đừng nói thế mà tội nghiệp em!
Nghe vậy thầy An “xì” một tiếng rồi bĩu môi:
- Ai mà biết.
Tôi biết thời gian này cô Hoàn rất buồn, thậm chí còn buồn hơn gấp bội phần thời gian xa chồng nên tìm cách gần gũi với cô hơn. Cô Hoàn coi tôi như một đứa em gái nên chẳng giấu giếm tôi điều gì. Một buổi tối, thầy An đi vắng (việc đi vắng hoặc đi qua đêm của thầy bây giờ thường xuyên), tôi đến chơi, cô Hoàn đưa cho tôi xem một lá thư. Thư có đoạn viết: “... An ơi, dù anh giải quyết việc gia đình có lâu mấy đi chăng nữa thì Dung vẫn chờ đợi anh. Trong Dung không bao giờ phai mờ những kỷ niệm ở chiến trường tuy khốc liệt nhưng chúng mình vẫn có những ngày ngọt ngào hạnh phúc. Trái tim mách bảo Dung, chúng mình rồi sẽ thuộc về nhau mãi mãi. Hôn An nhiều. Dung của An”.
Tôi càng sững sờ hơn khi cô Hoàn đưa tiếp cho tôi xem một tấm ảnh chụp thầy An đang ôm trong lòng một cô gái trẻ trung xinh đẹp. Phía sau tấm ảnh đó có dòng chữ nắn nót của thầy An: “An + Dung = Hạnh phúc”. Cô Hoàn sụt sịt bảo tôi:
- Thầy An đã cố tình để cho cô biết có lá thư và tấm ảnh này. Thảo nào từ ngày về đến giờ chưa một đêm nào thầy ngủ chung giường với cô.
Tôi chẳng biết an ủi cô Hoàn như thế nào. Hình như trong tôi có tiếng thầm thì vừa thốt lên: “Trời ơi! Sao cô khổ thế cô Hoàn ơi!”.
Cô Hoàn là người phụ nữ nhân hậu bao dung, biết chồng phản bội mà cô không hề oán trách lấy một câu. Cô chỉ biết âm thầm chịu đựng những khổ đau của tình cảm dày vò. Nhiều khi cơn ghen cũng cồn cào nổi dậy song cô biết kiềm chế. Đã vậy cô còn chủ động tháo gỡ sự lúng túng khó xử của thầy An bằng cách đồng ý ngay khi thầy An đặt vấn đề ly hôn. Mặc dù trong thâm tâm cô không muốn vì cô vẫn còn yêu thầy nguyên vẹn như thuở ban đầu.
Chia tay xong, thầy An để lại tất cả tài sản cho cô Hoàn rồi dọn đến ở nhà tập thể của trường. Mọi người cứ ngỡ rằng chỉ ngày một ngày hai thầy An sẽ tổ chức đám cưới với cô Dung nào đó. Nhưng cả năm sau vẫn không có đám cưới nào cả và cũng không có một cô gái nào bén mảng đến trường với thầy An. Thầy An ở một mình theo cái cảnh “ccơm niêu nước lọ” ngày này qua ngày khác.
Sau hai năm cô Hoàn xây dựng gia đình với một anh kỹ sư nông nghiệp. Bây giờ họ đã có hai đứa con, một trai, một gái. Con cái họ khỏe khoắn xinh xắn, khỏe mạnh, học giỏi và ngoan ngoãn.
Năm tháng qua đi, thầy An vẫn thui thủi một mình. Có người bảo: “Cô Dung đã ra nước ngoài lấy chồng Tây rồi!”. Có người nói: “Lão An bị cô Dung ấy cho ăn quả lừa”. Có . Thầy An nghe thấy người ta đàm tiếu chuyện của mình nhưng không hề có phản ứng gì. Thầy cũng chẳng thanh minh, chẳng giãi bày với ai và cũng không trách móc, oán hờn ai cả.
Nghề dạy học luôn được ví như người lái đò, hành khách là các em học sinh, mỗi một chuyến đò là một năm học. Thấm thoắt, người lái đò - thầy An mái tóc chỉ còn thưa thớt mấy sợi đen. Năm ngoái khi sắp đến ngày về hưu, một hôm thầy An mời tôi đến nhà. Pha trà xong thầy An kéo ghế ngồi đối diện với tôi. Nấn ná một hồi lâu thầy mới chậm rãi nói. Tôi chợt nhận thấy giọng nói của thầy đã bắt đầu run run:
- Thầy biết lâu nay mọi người khinh rẻ thầy. Thực ra thì thầy yêu cô Hoàn lắm nhưng tình thương của thầy đối với cô ấy còn lớn hơn nhiều em ạ.
Tôi cho rằng đó là những lời giả dối. Thế nhưng vẫn ngồi im theo dõi từng cử động của thầy. Thầy An mở cặp sách lấy ra một lá thư và một tấm ảnh đã ố vàng. Tôi nhận ra ngay đó là lá thư và tấm ảnh thuở nào cô Hoàn đã đưa tôi xem. Thầy An đặt lá thư và tấm ảnh trước mặt tôi bảo:
- Ngày ấy thầy đã nhờ một cô gái viết hộ lá thư và thuê một ông thợ ảnh lồng ghép tấm ảnh này...
Tôi giật mình, không giữ nổi bình tĩnh:
- Tại sao thầy lại làm như vậy?
Thầy An nhìn thẳng vào mắt tôi. Đôi mắt già nua vì trăn trở của thầy lúc ấy sao buồn bã xa xăm làm vậy. Đoạn thầy An lại từ từ lấy ra từ một ngăn cặp khác một tờ giấy đã ố vàng đưa cho tôi. Đó là một tờ giấy chứng nhận thương tích, ở đấy người ta ghi rằng thầy An đã bị nhiễm nặng chất độc da cam đi-ô-xin. Cầm tờ giấy, toàn thân tôi run rẩy. Mắt tôi hoa lên, rồi nhanh chóng nhòe nhoẹt đi. Hai tay tôi ôm lấy đầu, tôi kêu to: “Trời ơi!” và tôi gục mặt xuống bàn. Trong sự hoang mang tôi nhận thấy đôi bàn tay gầy guộc của thầy An vỗ nhẹ bờ vai:
- Hẳn là em biết, những người nhiễm chất độc da cam nếu sinh con chỉ sinh ra những đứa trẻ tật nguyền, khốn khổ. Thầy không muốn cô Hoàn phải chịu đựng số phận đau khổ, cho nên thầy đã... Thầy cũng chẳng biết làm như vậy là đúng hay sai. Khi cô Hoàn lấy chồng rồi có con là thầy thấy mình thật hạnh phúc. Tuy nhiên, thầy phải giấu niềm hạnh phúc ấy bên trong một bộ mặt u sầu khổ đau. Em là đồng nghiệp nhưng lại là học sinh cũ của thầy nên thầy nói cho em biết việc này. Thầy sắp sửa rời trường, mọi người khác muốn nghĩ về thầy như thế nào cũng được, nhưng riêng em thầy không muốn em nghĩ sai về thầy.
Nghe thầy kể, tôi bật khóc và thốt lên:
- Thầy ơi, thầy mãi mãi là người thầy kính yêu của chúng em!
Truyện ngắn của Ninh Đức Hậu
(HBĐT) - Có đến ba mươi năm rồi, hôm nay, anh Trung mới trở lại mảnh đất này. Mảnh đất mà ngày ấy, anh theo gia đình từ một tỉnh miền xuôi đất chật, người đông lên khai hoang. Học xong cấp II, anh ra tỉnh học, anh ở nhà người anh họ bên này sông, phố Đoàn Kết.
(HBĐT) - Tôi và Hoàng nhà ở cạnh nhau, thuở nhỏ là đôi bạn thân. Chúng tôi có tuổi thơ êm đềm không gợn chút suy tư. Lớn lên, tôi và Hoàng học chung một lớp. Những năm học cấp hai, Hoàng thường có những câu hỏi khiến thầy, cô giáo giật mình. Chẳng hạn, bạn ấy hỏi: “Vì sao con người ta không thương yêu, giúp đỡ nhau để cuộc sống tốt đẹp hơn?” Vì sao cái tát vào mặt khiến người ta nhớ lâu hơn những ngọn roi quất vào người?”... Những thầy, cô giáo đã dạy Hoàng không ai quên được cậu học trò ngoan, hiền, tư duy trước tuổi.
(HBĐT) - Hà chạy như lao xuống bến sông. Cô vừa chạy, vừa phải kìm mình lại để không bị ngã. Dưới bến sông, một phụ nữ vừa bước lên chuyến thuyền khách cuối ngày. Thuyền rời bến khuất bản sau mảng rừng vừa hoe nắng mà bóng tối đã ập xuống.