(HBĐT) - Sáng thứ hai đầu tuần, cơ quan thường tổ chức họp giao ban. Như thường lệ, sáng nay họp xong, Tân trở về phòng làm việc. Anh vừa ngồi vào bàn làm việc thong thả mở cặp tài liệu xem xét văn bản các nơi gửi đến. Chợt có tiếng gõ cửa, anh nói vọng ra:

 

- Ai đấy! Vào đi!

Cửa mở, anh thấy Quý, Phó Tổng biên tập phụ trách nội dung và Trung, Trưởng phòng phóng viên cùng bước vào. Cả hai cùng cất tiếng:

- Chào anh! Chúng em vào báo cáo với anh về công việc!

- Uống chén nước đã! Có chè La Bằng ngon, ông bạn tớ vừa gửi cho một ít, pha thử uống xem có ngon không!

Trung nhanh nhẹn cầm ấm, xúc rửa nước sôi pha chè. Tân ngồi xuống bàn uống nước:

- Nào, có chuyện gì mà hai cậu phải trực tiếp báo cáo thế! Lúc nãy họp giao ban sao không thấy hai cậu trao đổi gì cả?

Quý vừa đưa tập tài liệu cho anh Tân vừa nói:

- Chuyện tế nhị nên bọn em phải xin ý kiến anh. Chuyện là thế này: Công ty Chế biến nông sản Lợi Lộc chuyên chế biến thực phẩm cung cấp cho thành phố và các KCN trên địa bàn. Công ty này do ông Cao Phúc Lợi làm giám đốc, nhân dân xung quanh kiện Công ty về việc môi trường bị ô nhiễm, các hộ nông dân kiện Công ty về việc chậm trả tiền mua lợn, gà, cá, rau quả các loại, làm như vậy là Công ty chiếm dụng vốn của dân. Điều nguy hại hơn cả là việc Công ty này còn thu mua gom gia súc, gia cầm kém chất lượng như ôi thiu, bệnh tật, thậm chí còn có mùi về tẩy rửa hóa chết chế biến rồi tung vào bán tại các KCN trên địa bàn làm tổn hại đến sức khỏe cộng đồng. Các cơ quan chức năng đã kiểm tra, phát hiện phạt tiền nhưng họ vẫn làm liều. Em đã cử phóng viên kinh tế đi điều tra viết bài nhưng việc đăng phải xin ý kiến anh, mặc dù anh đã trao toàn quyền cho Phó Tổng biên tập phụ trách nội dung.

Quý vừa dứt lời, Trung tiếp:

- Báo cáo anh! Đúng như lời anh Quý vừa nói. Sau khi có đơn phản ánh của cán bộ, nhân dân, bọn em đã gặp gỡ các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nơi Công ty đang ở và nhân dân xung quanh khu vực nhà máy. Sự việc đúng như vậy, khi vào gặp ông Lợi Giám đốc, ông ấy ngăn cản không cung cấp tư liệu, đã thế lại không cho gặp gỡ công nhân. Nhưng bọn em bằng mọi cách đã khai thác thu thập có đủ tư liệu chính xác, những bằng chứng thuyết phục để viết bài cảnh báo về hiện tượng làm ăn gian dối của Công ty này. Nhưng có một điều…

Trung ngập ngừng. Tân hỏi:

- Điều gì, cậu nói tiếp đi nào?

- Khi biết chúng em là nhà báo của thành phố đến để viết bài, gặp ông Lợi, ông ấy bảo: Viết gì thì viết, Công ty tôi đang ăn ra, làm nên, nếu viết sai, phạm vào Luật Báo chí, các anh sẽ phải đi vào trại giam đấy. Các anh vuốt mặt cũng phải nể mũi. Tôi nói thẳng cho các anh biết nhé, Tổng Biên tập là bạn học phổ thông lại cùng quê với tôi đấy. Tôi mà alô cho bạn tôi một câu là các anh trở thành ăn mày đấy! ông ấy lại còn cười hô hố đọc một câu thơ nữa chứ: “ăn mày là ai, ăn mày là ta, đói cơm, rách áo là ra ăn mày”. Tức nổ ruột nhưng vì việc chung, bọn em nén giận.

- Bọn em bình tĩnh như vậy là tốt rồi. Đúng anh Cao Phúc Lợi này là bạn học từ hồi phổ thông lại cùng làng với anh. Hai anh em vẫn thường qua lại nhưng việc ai, người ấy làm. Anh cũng đã bảo với anh ấy là: làm ăn gì cũng phải giữ chữ tín với nông dân, với cộng đồng, có phúc thì hưởng, có họa nên tránh nhưng anh ấy đâu có chịu. Tài liệu để đây anh đọc lại, nếu thấy không có vấn đề gì hệ trọng, anh duyệt luôn, đầu giờ chiều hai cậu sẽ lấy và cho đăng ngay số báo ra ngày mai. Lãnh đạo thành phố cũng đang quan tâm đến vấn đề ATVSTP vì trên địa bàn gần đây cũng đã xuất hiện một số vụ ngộ độc do thực phẩm rồi đấy. Hai anh em về phòng xem lại bài viết, nhất là lời bình qua các số liệu, cũng không nên nặng nề quá, gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng, đồng thời, ảnh hưởng đến việc làm ăn của Công ty Chế biến nông sản Lợi Lộc nhé!

Cả hai đứng dậy, cất tiếng chào Tổng Biên tập rồi cùng nhau ra khỏi phòng làm việc.

Báo thành phố vừa đăng bài phản ánh thực trạng việc chế biến và kinh doanh của Công ty Chế biến nông sản Lợi Lộc đã được nhân dân thành phố đồng tình ủng hộ. Tại cuộc họp với các cấp, ngành toàn thành phố, lãnh đạo thành phố cũng nhất trí với quan điểm của báo, đồng thời nhấn mạnh đó là sự vào cuộc đúng đắn của báo chí và giao cho các ngành chức năng kiểm tra, đôn đốc Công ty Chế biến nông sản Lợi Lộc phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, nhu cầu của nhân dân, không được làm ảnh hưởng đến sản xuất, sức khoẻ của cộng đồng, nếu tái phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không bao che. Cuộc họp lãnh đạo của thành phố kết thúc, Tân trở về cơ quan, tiếp tục làm việc. Anh đang xem xét lại một số bài viết về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, có tiếng gõ cửa, anh nói vọng ra:

- Cửa không khóa, mời vào!

Cánh cửa  bật mở, một người to béo, ăn mặc theo mốt thời thượng, tay sách chiếc cặp to bước vào:

- Xin chào ông bạn Tân, lâu ngày không gặp!

Tân rời ghế, tiến lại người khách bắt tay cười nói:

- Lâu gì! Cách đây mấy tháng ông đã đưa xe đón tôi về quê họp mặt đồng niên và học sinh cấp III mà! Mời ông ngồi uống nước!

- ờ nhỉ, tôi lại quên mất, công việc ngập đầu, đến bạn bè cũng quên!

- ông nói thế! Bận gì thì bận chứ quên thế nào được bạn bè cơ chứ!

- ấy thế mà có người quên đấy!

- ông cứ trách khéo, ông làm chén nước, ông gặp tôi có chuyện gì nào?

- Chuyện gì thì ông thừa biết rồi còn gì? Chuyện Công ty tôi được ông bạn quý mến bôi nhọ lên mặt báo thành phố!

- ông đọc, ông thấy đúng, sai thế nào? Chỗ bạn bè ông cứ nói thẳng, tôi chân thành tiếp thu!

Lợi vừa lôi trong cặp ra một gói bọc giấy báo to tướng, đặt lên bàn uống nước, vừa nói:

- ông nói thẳng thế tôi cảm ơn! Chỗ bạn bè tôi nói thật nhé! Báo của các ông nêu đúng những sai phạm của Công ty tôi. Nhưng ông biết đấy, thời buổi này, làm ăn chân thật thì chỉ có ăn cám. Tôi đặt thẳng vấn đề, đây là số tiền tôi gửi ông, ông có quyền không in những bài viết về Công ty tôi trên mặt báo của thành phố nữa, được chứ!

Tân nhìn gói tiền, vừa giận Lợi lại vừa thương bạn:

- ông muốn tôi đưa ông vào tù phải không! Báo của tôi cảnh tỉnh ông để ông làm ăn chân chính, công nhân, nông dân người ta được nhờ mà cộng đồng cũng thấy ông là người chưa mất hết nhân cách. Tôi nói thật, số tiền kia chắc cả đời tôi, đời con tôi cũng không kiếm ra nhưng tôi nhận của ông thì nhân cách của tôi còn ra cái gì nữa, mà về hùa với ông thì chắc chắn chỉ mang họa cho ông vì ông càng ngày càng lún sâu vào con đường sai phạm, ông đi tù là cái chắc. Lúc ấy, cả tôi và ông còn ngẩng mặt lên nhìn ai nữa, tiền quan trọng thật nhưng cũng là thứ phù du, ông cũng là người học cao, hiểu rộng, đừng cho tôi là lý thuyết xuông. ông bỏ tiền vào cặp, về suy nghĩ cho kỹ mà giải quyết những sai phạm mà các cơ quan chức năng đã vạch ra, có như vậy, lương tâm ông mới thanh thản mà làm ăn. Tôi chỉ giúp ông khi mà Công ty làm ăn chân chính, không có sai phạm. Tôi hứa, tôi sẽ cho phóng viên viết bài quảng bá không công cho ông, được chứ!

Lợi bần thần một lúc, mặt ỉu xìu, không nói được lời nào. ông bạn nối khố của anh nói đúng. Chỉ có làm ăn đúng đắn mới là cứu cánh cho anh, cho Công ty của anh. Lợi rời khỏi ghế, đứng dậy bắt tay Tân:

- Chào cậu! Cậu không giúp mình đành chịu vậy!

Tân tiễn bạn ra ngoài tiền sảnh. Nắm chặt tay bạn:

- Hôm nào rỗi, bọn mình về quê thăm bạn bè, anh em nhé!

Lợi gật gật đầu, tay sách cặp rồi bước nhanh ra xe.

                                                      *

                                                  *     *

Cuối năm ấy, lãnh đạo thành phố tổ chức gặp mặt tôn vinh các doanh nhân tiêu biểu, Tân gặp Lợi ở ngoài tiền sảnh hội trường. Lợi ôm lấy Tân, bắt tay rất chặt:

- Mình thật sự cảm ơn cậu! Chính vì nhân cách của cậu đã giúp mình tỉnh ngộ nhận ra những việc làm sai trái, không đúng với lương tâm của mình và mong muốn của bạn bè, tờ báo của cậu cũng đã góp sức cho Công ty mình ăn ra, làm nên. Hôm nay mình được đến dự lễ tôn vinh này cũng là công của bạn nữa đấy, mình xử sự có điều gì không phải, cậu bỏ qua cho nhé!

- Thấy cậu tiến bộ là mình mừng, cậu làm ăn phát đạt mình cũng thơm lây mà!

Ngoài trời mưa đã tạnh, bầu trời quang đãng trở lại. Chưa đến giờ vào họp, Tân kéo Lợi ra phía ngoài sân hội trường. Hai người đứng ngắm thành phố, những ngôi nhà cao tầng đang dần dần mọc lên, phía bên kia là chợ trung tâm tấp nập người mua, người bán, trong đó có cửa hàng to lớn của Lợi đang cung cấp thực phẩm tươi sạch cho hàng vạn công dân thành phố. Cả hai đều thấy lòng mình thanh thản một cách lạ thường…     

 

                                                                N.A.Đ

                                      (95, đường Bắc Kạn-TP Thái Nguyên)

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tinh khôi chiều hè

(HBĐT) - Gió ào ào như lay, như lắc trên khắp ngọn cây, từ dãy bạch đàn, hàng me, cả cây phượng già. Gió như giằng bứt những chiếc lá vàng đang cố níu bám trên thân cành để rắc đầy xuống lòng đường hè phố, cả cái ngõ nhỏ vừa thân quen, vừa là lối đi về của Diệu Tú.

Cháu đích tôn thiếu tháng

(HBĐT) - Cứ mỗi lần Thái được về tranh thủ hoặc về phép, đêm đêm, Lan lại khóc nức nở bên chồng. Thương chồng nhưng Lan vẫn ấm ức với chồng và giận ông Thế là bố của chồng không coi con trai của họ là cháu nội. Mặc dù Thái rất yêu vợ, thương con và nhiều lần bảo Lan rằng chỉ có chồng hiểu là được, không cần bận tâm những chuyện bên ngoài mà ảnh hưởng đến công việc. Biết vậy nhưng Lan vẫn thấy mình bị oan. Ngày sinh con, chồng đang ở Trường Sa không về được, Lan nhờ ông nội đặt tên cho cháu. ông Thế chỉ nói bâng quơ: “Bảo bố nó đến mà đặt tên”. Câu nói có ngụ ý cùng với sự lạnh nhạt của bố chồng trong thời kỳ ở cữ khiến cho lòng Lan đau như xát muối.

Đôi mắt hậu phương

(HBĐT) - Tháng tư, cái nắng đầu mùa đã rải vàng khắp đường làng, ngõ xóm, ông Trung tuổi ngoài 60, lật từng trang nhật ký của một thời khói lửa, chiến trường.

Sự ăn ở chân thành

(HBĐT) - Khi còn là sếp ở một cơ quan, người được ông Vạn ưu ái nhất là trưởng phòng hành chính Hoạt bởi ông ta là người khéo léo, hoạt bát, biết chiều ý sếp, lo cho sếp việc mua sắm bàn ghế, giường tủ mới cho phòng làm việc, lo xe cộ thăm viếng bạn bè, bà con hoặc cho vợ đi lễ chùa.

Rượu có nói gì đâu

(HBĐT) - Bệnh viện huyện nằm bên ruộng lúa. Hàng bánh xèo, quán bún cá, quán nem nướng, cà phê... đều nhìn ra ruộng lúa. Hầu hết những con đường lớn nhỏ đều chạy xuyên giữa cánh đồng.

Màu áo xanh tình nguyện

(HBĐT) - Tháng ba, Tháng thanh niên, các đoàn màu áo xanh tình nguyện từ các trường học, đơn vị, cơ quan tỏa về các địa phương. Trên ngực màu áo xanh lấp lánh chiếc huy hiệu Đoàn, có một số đội mũ tai bèo tự hào với chiếc mũ của các anh giải phóng quân năm xưa của thời đánh Mỹ. Màu áo xanh tình nguyện đi đến đâu là ở đó rộn ràng tiếng hát, họ trồng cây phủ xanh đồi trọc, đến thăm hỏi gia đình chính sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục