(HBĐT) - Mấy ngày hôm nay nắng hạ đã chan hòa khắp mọi nẻo đường. Nắng tràn lên dãy bằng lăng giục những nụ hoa tim tím chớm nở. Nắng cũng tràn lên những nhành phượng thắp màu đỏ khắp sân trường. Vậy là một mùa hạ nữa đã đến. Một lớp học trò nữa sắp tạm biệt thời áo trắng. Đã qua rồi tuổi học trò nhưng tôi thấy nôn nao trong người. Tôi nhớ mùa hạ cuối của tuổi học sinh, nhớ trang lưu bút với những nét chữ yêu thương bạn bè.
Học trò năm cuối cấp bận rộn lắm! Độ tháng 3 là rục rịch chọn trường, chọn ngành, làm hồ sơ rồi. Khỏi phải nói, ai nấy đều âu lo đến độ mất ngủ. Qua đợt chọn trường lại cúi đầu, cúi cổ ôn bài. Thời gian dường như trôi qua nhanh đến không ngờ. Hết tháng 4, lớp cuối cấp đã kết thúc kiến thức bao gồm cả môn phụ và môn chính. Đến lớp, cả lũ ôn môn thi tốt nghiệp, đại học ra làm bài và cũng vào khoảng thời gian đó, những cuốn lưu bút tuổi xanh bắt đầu chuyền tay nhau.
Năm cuối cấp mà! Sắp chia tay nhau rồi. Lưu luyến lắm! Cuốn lưu bút ngày đó coi như báu vật để lưu giữ lại khoảng khắc thân thương của bạn bè. Mỗi đứa trong lớp đều chuẩn bị cho mình một cuốn sổ dày dặn. Người cẩn thận, cầu kỳ chọn cuốn sổ có mã khóa, bìa cứng và giấy thơm màu mè. Người đơn giản hơn mua một cuốn dạng sổ tay. Công đoạn chuẩn bị trang đầu lưu bút cũng kỳ công không kém. Đó là dòng “tự bạch”, “lý lịch trích ngang, trích chéo”. Tất tần tật các thông tin được “khổ chủ” liệt kê vào trang đầu. Nhưng không đơn giản là những nét chữ bình thường mà phải là nét chữ “rồng bay, phượng múa”, thậm chí để có những cuốn lưu bút “độc nhất, vô nhị” có người thuê hẳn anh chị dân Kiến trúc thiết kế, vẽ vời hoa, lá, cành bắt mắt.
“Này, nhớ viết cho tao là thật dài nghe chưa?”. “Viết lưu bút mà không kể kỷ niệm, trong đó, biết tay nhau nghe không?”... Vân vân lời “hù dọa” khi trao bạn bè cuốn lưu bút thân thương. Có khi trong một ngày tôi nhận được chục cuốn lưu bút. Về nhà dấm dúi bàn học viết từng đứa một. Vừa viết, vừa lo sốt vó bố mẹ biết chuyện lơ là học tập. ừ, thì 12 năm đèn sách. Kỳ thi trước mắt quan trọng thật đấy. Nhưng bạn bè thì... chỉ còn những phút cuối ngắn ngủi bên nhau, thế là gạt bỏ việc học qua một bên để tạo... cảm xúc trong những trang lưu bút. Tối chong đèn đến khuya học... bù.
Viết lưu bút cho bạn, đọc những dòng bạn viết cho mình và cho những bạn bè khác mới thấy bao nỗi niềm bâng khuâng. Tôi rơi nước mắt khi đọc dòng tâm sự của một người bạn trước kia khá thân vì một hiểu lầm và cái “tôi” quá lớn chúng tôi không còn nói chuyện với nhau. Nhưng lời cuối trang lưu bút, tôi với bạn mới chợt nhận ra cả hai đã để trôi qua những phút giây bên nhau quý giá đến tiếc nuối ngỡ ngàng rồi những trở trăn của những bạn vì hoàn cảnh mà phải sớm từ bỏ ước mơ rẽ sang một con đường mới. Chỉ còn ít hôm nữa thôi, mỗi người sẽ bước vào một ngôi trường khác hoặc một môi trường khác trong cuộc sống đầy thay đổi.
Bây giờ hỏi những đứa cháu thế hệ học trò thời @, chúng nó bảo chẳng mấy ai viết lưu bút bằng những quyển sổ như xưa nữa mà cả lớp có một fage riêng trên mạng xã hội. Mọi thứ như ảnh hay dòng tâm sự gì cứ up lên trên đó. ừ, thì mỗi thời đại mỗi khác. Tuổi học trò xưa khác tuổi học trò nay. Tôi không so bì hay bắt các em phải theo thế hệ chúng tôi ngày xưa. Tôi trân trọng những dòng kỷ niệm ngọt ngào trong trang lưu bút của mình. Mỗi lần ngồi lật lại từng trang “lưu bút ngày xanh” của những năm tháng cũ, lòng nhẹ bỗng, lâng lâng bởi tôi vừa nhận ra rằng, dù cuộc sống có thay đổi đến thế nào đi nữa, dưới những mái trường, trong tâm hồn học trò, tình bạn bè vẫn tinh khôi như lũ chim sẻ lích chích dưới nắng vàng.
Cao Văn Quyền
(Lớp 55 LTKT, Đại học Thủy lợi)
(HBĐT) - Choang”, âm thanh chát chúa vang lên từ nhà bác NN giữa lúc nửa đêm khiến cả con phố mất ngủ. Kèm theo đó là tiếng bác trai: Tôi là tôi cấm. Tôi đã bỏ qua chuyện bà “nhổ” sổ tiết kiệm 20 triệu để mua mấy mã để làm “mem-bơ” (thành viên), nay sổ thứ 2 của tôi còn trên 10 triệu mà bà lại định ra rút nốt à. Bà xem, mấy tháng nay tôi khác gì thời “giai tân” không: Cơm nước bập bõm, bữa ăn, bữa nhịn. Bà thì đi suốt, hết họp hành đến hội thảo rồi đi tìm kiếm đối tác. Nhà thì dập dìu người quen, người lạ...
(HBĐT) - Nửa đêm, anh bạn học thời phổ thông gọi điện đến bất thường. Mất giấc, bực nhưng vẫn phải nghe. Có việc gì thế không biết? Cháy nhà, chết người à ? Không, hôm nay tình cờ gặp lại “lão” NN, lớp phó ở một đám hiếu của gia đình VIP. Đi đám hiếu mà nó ăn mặc như đi dạ hội ấy. Áo màu bắt mắt, kính màu sang trọng cùng đám dây chuyền nặng chình chịch. Sau một hồi dăm câu, ba điều, tôi và hắn mới hỏi thăm về nhau.
(HBĐT) - Chiều nay em lên lớp về muộn, con gái Sùng Y My ngồi ở góc sân chờ mẹ. Nước mắt con bé vẫn còn đọng trên bờ mi cong vút, hai tay áo con quyệt ngang mặt cũng ướt đẫm. Em hỏi con:
(HBĐT) - Biết chi đoàn thanh niên cơ quan chị Phương sắp đi làm công tác thiện nguyện ở một xã vùng sâu, vùng xa còn nghèo, khó khăn. Em Hà theo dõi thấy chị Phương chuẩn bị ba lô, đôi giày thể thao và tranh thủ đem phơi lại máy bộ quần áo đã cũ nhưng còn lành lặn, sạch sẽ gấp lại cẩn thận bỏ vào chiếc túi, buộc kỹ.
(HBĐT) - Mấy ngày nay, bà con khu phố M. râm ran câu chuyện về gia đình cô XX kéo nhau ra tòa. Ai cũng thấy bất ngờ. Từ quán cháo lòng tiết canh hay quán thịt chó cuối phố, “đề tài” này được mọi người bàn luận rôm rả. Cũng đúng thôi, cô XX ngày xưa xuất thân từ cô gái bán nước xinh đẹp của phố này nên quan tâm là phải. Đã thế, họ còn biết kỹ về anh chồng và “mối tình” của họ nữa. Nghe đâu vì... không biết ga-lăng mà mất vợ?!...
(HBĐT) - Thiên nhiên luôn ban tặng cho con người những điều kỳ thú. Một sớm mai ngày chủ nhật, bỗng muốn “thưởng” cho mình một thú vui nho nhỏ: đi xe lướt lòng vòng trên những con phố, dưới những hàng cây vào mùa lá mới... Đầu năm, mùa lá, mùa hoa mới, thành phố trẻ bên dòng sông Đà như được “mặc” những bộ áo mới bởi màu xanh, lộc biếc...