Tính quy hoạch rất khoa học có tầm nhìn xa:
Người Mường có câu: "Mol deé tha ngằi mộch nhêw / Dông na khwôn bủn, khwôn bẻnh”.
Dịch sang tiếng phổ thông: "Người sinh ra ngày thêm nhiều / Đồng ruộng như khuôn làm bún, làm bánh”.
Dường như câu nói trên đã thành phương châm trong lối sống của người Mường xưa kia trong việc khai mở đất lập quê, lập mường.
Việc tụ cư lập làng Mường theo hình thái trên đây (được nêu ở bài 1) thể hiện rất rõ tính quy hoạch có thể là tự phát song đã thành nếp, truyền thống, một bộ phận cấu thành của văn hoá Mường. Nhìn nhận trong lịch sử có thể thấy rất rõ ý đồ của người Mường xưa, trong điều kiện ban đầu khai mở đất đai, khi đó, dân cư thưa thớt, đất đai bỏ hoang còn nhiều, tại sao người Mường không làm nhà, lập làng ở các vùng đất bằng phẳng mà lại chọn các địa thế mái thoải hay các chân đồi, chân núi?
Có thể thấy rất rõ ở làng Mường Mặc hay làng Mường Nại nay thuộc xã Tân Mỹ, huyên Lạc Sơn. Phía trước làng là bãi bằng rộng, khi xưa dân cư thưa thớt, song dân Mường nơi đây vẫn lập làng Mường trên các mái đồi khá dốc, không thuận lợi cho việc sinh hoạt. Hiện trạng đó cũng rất phổ biến ở các vùng khác như ở các huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lương Sơn, Cao Phong... Tại vùng thung lũng Mường Vang ở Lạc Sơn, gần 100 KDC sống viền quanh dưới các chân đồi, mái đồi quanh một thung lũng có chiều rộng gần 2 km, chiều dài gần 7 km theo đường chim bay được khai khẩn thành cánh đồng rộng và màu mỡ bậc nhất ở tỉnh.
Có thể thấy rất rõ ý đồ nhằm tiết kiệm tối đa các vùng đất bằng phẳng vào mục đích canh tác nông nghiệp trồng lúa nước hoặc trồng cây màu. Đây là tư duy thường trực của cư dân nông nghiệp định hình qua nhiều đời dần thành nếp sống tự nhiên khi trước không bao giờ người ta làm ngược lại điều đó.
Ngày nay, lối sống của người Mường tuy vẫn bảo tồn được cơ bản nếp xưa, song các yếu tố phong thủy đã mang màu sắc du nhập từ bên ngoài, người ta quan tâm đến phong thuỷ không phải để nhằm sống hài hòa với thiên nhiên mà nhằm mục đích sao cho nhanh giàu có, làm ăn phát đạt.
Việc làm nhà, lập làng Mường mới không còn theo nếp xưa dựa vào hình thế đất nơi sống để đặt nhà, giờ đây, mặt đường, nhất là đường là hướng chính, là hướng chuẩn, bất luận con đường đó ở về phía nào, mặt tiền của ngôi nhà trước tiên phải hướng ra đường cái, cả KDC làm nhà túm tụm tràn theo hai bên đường. Dân số ngày càng đông lên gây sức ép lên tài nguyên đất, khu định cư mới giờ được phân lô, cắt khuôn đất vuông vức không còn phù hợp với việc dựng nhà sàn…
Vấn đề tên gọi, lịch sử và vùng địa lý tên gọi:
Về mặt tên gọi danh xưng các KDC người Mường ở tỉnh ngày nay gọi là lang mương - làng Mường, nhiều nơi vẫn gọi theo cách cổ truyền là kwêl mương - quê mường, trong vùng người Mường ở Thanh Hóa gọi là lủng lang - lũng làng. Theo từng thời kỳ, từng vùng mường cụ thể và trong tiến trình lịch sử có thay đổi, nhất từ sau cách mạng tháng 8 - 1945 đến nay. Trước đó, trong quá khứ xa xôi, tên gọi các cụm dân cư của người Mường có lịch sử lâu dài, trong các thời kỳ từ cổ xưa đến ngày nay được người Mường gọi đó là các danh từ: "Kwêl, bủng, lủng, lang” Dịch sang tiếng phổ thông là: "Quê, búng, lũng, làng”.
Cách xưng gọi KDC của người Mường mỗi vùng ngày nay có những cách gọi khác nhau, song ngược dòng lịch sử có thể thấy rất rõ, nhất là trong các lời khấn cổ, lời khấn trong mo tang lễ, khi khấn mời các vị thần về khi về đến gần làng mời thầy mo mời các vị: "Baw kwêl, baw bủng, baw bủng, baw lang” Dịch sang tiếng phổ thông: "Vào quê, vào búng, vào lũng, vào làng”.
Sau Cách mạng tháng 8/1945, chế độ mới được thiết lập nhằm thống nhất việc phân cấp quản lý cũng như thống nhất việc quản lý Nhà nước trong toàn quốc. Các đơn vị dân cư nhỏ dưới cơ sở ở Hòa Bình dù là dân tộc nào cũng đều được gọi chung là: thôn, xóm. Các danh xưng cổ truyền dần bị phai nhạt và được xưng gọi trong dân gian, không được ghi vào các văn bản chính thức của Nhà nước.
Thành phần cư dân trong các khu dân cư Mường trong xã hội cổ truyền:
Làng Mường cổ truyền của người Mường là một tập hợp nhiều các nhà sàn là các hộ gia đình với nhiều thế hệ cùng sinh sống, trong đó được phân thành các thành phần hộ gia đình:
1 - Nha roóc - nhà nóc: Đó là chỉ một ngôi nhà sàn dùng cho người ở có một hay nhiều thế hệ cùng chung sống, gia đình thuộc tầng lớp bậc trung trở lên khá giả bao gồm kể cả nhà quý tộc hay nhà dân.
Các nhà roóc - nhà nóc trong xã hội cổ truyền Mường được hiểu là các hộ có sở hữu một số tư liệu sản xuất nhất định, dù ít hay nhiều như: Đất ruộng, có trâu, bò, đồi, rừng...
Roóc - nóc chính là phần nhọn được tạo lên bởi hai phần mái cái của nhà sàn từ dưới chân mái kéo lên gặp cắt nhau bên trên đòn nóc và cũng là đỉnh cao nhất trên nhà sàn. Đây là danh từ có nội hàm mở không chỉ dùng chỉ nóc nhà rộng hơn nữa chính là chỉ ngôi nhà và hộ gia đình sinh sống trong đó.
2 - Nha roóc tloi - nhà nóc trọi: Chỉ các hộ gia đình nghèo trơ trọi không có tư liệu sản xuất, không có ruộng cấy lúa, không có trâu, bò là các nhà con côi, góa vợ, góa chồng, quanh năm, thậm chí là phải đi ở hay làm thuê để kiếm sống. Nhiều gia đình cho con đi ở đợ hay nhờ các nhà giàu có nuôi những em bé từ khi mới 5 - 6 năm tuổi. Nhiều người lớn lên được nhà giàu lấy vợ, làm nhà cho.
3 - Nha tưở roong - roọng trong tiếng Mường chỉ nương, rấy trồng cây màu làm lương thực. Dịch sang tiếng phổ thông tưở roong có nghĩa là: Người làm nương - đứa nương hay người làm nương. Các hộ gia đình Tưở Roong - người làm nương, sống nhiều ở các làng Chèo, làng Rộc trên các vùng núi cao hay thung rộc vùng sâu, vùng xa.
Những hộ gia đình này thường nghèo hơn các hộ gia đình có ruộng cấy lúa. Họ đi làm nương, đi vào rừng thu lượm sản vật rừng lần hồi kiếm từng bữa, nhiều gia đình rất nghèo phải bỏ làng Mường đi làm thuê, làm mướn kiếm sống.
Ba thành phần hộ gia đình trên là cơ sở quan trọng tạo nên các KDC của người Mường, các hộ nhà nóc, nóc trọi chủ yếu sinh sống trong các làng Chiềng, làng Trại, vốn là các vùng thung lũng có sông lớn chảy qua tạo nên đồng bằng màu mỡ.
Các hộ gia đình Tưở Roong - người làm nương, sống nhiều ở các làng Chèo, làng Rộc trên các vùng núi cao hay thung rộc vùng sâu, vùng xa.
Trong ba thành phần hộ người Mường được chia làm hai giai tầng chính, đó là tầng lớp lang - đạo và tầng lớp dân thường.
Ngày nay, việc phân chia thành phần không còn phù hợp, phương thức sản xuất ngày càng phát triển, cơ cấu dân số, thành phần cư dân đang thay đổi rất mạnh mẽ. Các KDC trên núi, đồi có thế mạnh đất đai rộng, khí hâu ôn hòa, họ chuyển sang đầu tư trồng cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, nhiều làng Mường, nhiều hộ rất giàu có.
Ngày nay, nhìn lại việc lập KDC của tổ tiên xưa ta thấy vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống. Đó là tri thức dân gian thể hiện sự quy hoạch tài nguyên đất đai với tầm nhìn xa, trông rộng không để gánh nặng, phần lỗi lại cho con cháu, các thế hệ sau.
(HBĐT) - Nhìn chung, các sử gia, học giả đều có chung nhận định rằng chế độ lang - đạo của người Mường phát triển cực thịnh vào thời Lê và bị đàn áp suy yếu sau cuộc khởi nghĩa Lê Duy Lương. Vua Minh Mạng (trị vì 1820 - 1841) đã có những cải cách quan trọng như: Chia lại các châu, mường ở miền núi, tước bỏ quyền thế tập cha truyền con nối, tước bỏ các đặc quyền của các tù trưởng ở miền núi, trong đó có lang - đạo ở vùng Mường. Tuy vậy, chế độ lang - đạo vẫn dai dẳng tồn tại và chỉ bị đánh đổ khi cách mạng tháng 8 - 1945 thành công, chế độ mới được thiết lập.
(HBĐT) - Theo quan điểm chung của giới nghiên cứu cho thấy, chế độ lang - đạo ra đời trong xã hội Mường từ giai đoạn đồ đồng chuyển sang giai đoạn đồ sắt, tương ứng giai đoạn văn hóa Đông Sơn. Nhờ có công cụ bằng kim khí nên năng suất lao động tăng cao, của cải trong xã hội dồi dào hơn trước. Hình thức sở hữu tư nhân chiếm ưu thế tuyệt đối, xã hội phân chia giai cấp diễn ra mạnh mẽ. Giai đoạn đầu khi mới hình thành, chế độ lang - đạo còn gần gũi với nhân dân, đóng vai trò như là tù trưởng, thủ lĩnh, phù hợp với trình độ sản xuất, quản lý xã hội khi đó. Trải qua hàng trăm năm, chế độ lang - đạo tập trung cho mình quyền tuyệt đối về sở hữu tư liệu sản xuất, thậm chí cả người dân của mình, dẫn đến độc quyền trong phân phối sản phẩm, độc quyền trong việc đề ra các luật lệ. Dân Mường phải lệ thuộc và trở thành nông nô, lao động cho các nhà lang. Chế độ này dần thoái hóa, trở nên cực kỳ bảo thủ, phản động cản trở bước tiến của xã hội và dần trở nên mâu thuẫn, đối lập sinh tử với dân Mường và bị đánh đổ trong cách mạng tháng 8/1945. Loạt bài viết này xin lược giới thiệu về nhà lang và chế độ nhà lang nhằm cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tuy sơ lược nhưng toàn về chế độ này trong xã hội Mường trước tháng 8/1945.
(HBĐT) - Con đường bê tông rợp bóng tre đưa chúng tôi đến ngôi nhà nhỏ tại xóm Chiềng 1, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi - nơi anh hùng Bùi Văn Hợp sinh ra và lớn lên. Kín những khoảng tường trong ngôi nhà nhỏ là rất nhiều giấy khen, huân, huy chương. 45 năm sau ngày anh ngã xuống, câu chuyện về anh vẫn có sức sống mãnh liệt, là niềm tự hào của mảnh đất Mường Động anh hùng.
(HBĐT) - Địa bàn tỉnh là đầu mối giao thông tỏa đia mọi miền đất nước có tầm đặc biệt quan trọng trong thời chiến tranh. Quốc lộ 6 nối liền Thủ đô với các tỉnh đồng bằng qua miền Trung du lên Tây Bắc, sang Lào, vào các tỉnh khu 4, đến chiến trường miền Nam. Trục đường 6 nối liền quốc lộ 21A, 12A, 21B, quốc lộ 15, tất cả hình thành hệ thống GTVT liên hoàn. Trên các tuyến có 5 bến phà là: Bờ, Rút, Thia, Vụ Bản, Chi Nê. Trên các tuyến giao thông có các cầu, cống lớn, nhiều nhịp, khẩu độ hàng chục mét, có nhiều đoạn qua đèo hiểm trở bên núi, bên sông như dốc Chó Treo, đèo Hút Gió…Đó là những trọng điểm xung yếu được xác định là “yết hầu” của tuyến giao thông trên địa bàn, cũng là trọng điểm đánh phá liên tục của giặc Mỹ trong chiến tranh.
(HBĐT)- Mảnh đất anh hùng Thu Phong (Cao Phong) đang từng ngày đổi thay. Thu Phong phủ một màu xanh bạt ngàn của những đồi cam. Trái cam vàng đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhưng trong tiềm thức của người dân nơi đây luôn âm vang chiến công oanh liệt dùng súng trường bắn rơi máy bay Mỹ ngày 20/7/1966 của 5 dân quân xã Thu Phong.
(HBĐT) - Hiện nay, tại làng Chiềng Vang ở huyện Lạc Sơn, trong gia đình ông Quách Phẩm còn lưu giữ hơn 100 bức ảnh đen trắng được chụp từ những năm 1930 - 1940 của thế kỷ XX, có giá trị về nhiều mặt. Qua thông tin các bức ảnh có thể cho ta thấy được phần nào về văn hóa, đời sống của người Mường trong thời Pháp thuộc. Trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc, lịch sử tác động đến gia đình cộng với sự dịch chuyển nhiều lần, qua tay nhiều người, chất liệu ảnh cơ bản in trên giấy nên nhiều ảnh đã phai, ố, bong tróc, tuy nhiên có nhiều bức ảnh còn giữ được những nét cơ bản dễ nhận biết.