(HBĐT) - Để tìm hiểu về cuộc đời và những đóng góp lớn lao của nhà nữ khảo cổ học Madeleine Colani - người có công phát hiện và đặt tên cho nền Văn hóa Hòa Bình, chúng tôi được Bảo tàng tỉnh Hòa Bình cung cấp những tài liệu quý về bà. 


Chân dung nhà nữ khảo cổ học Madeleine Colani - người có công phát hiện và đặt tên cho nền "Văn hóa Hòa Bình”.ảnh: ST

 Bà M.Colani sinh năm 1866 tại Strasbourg, nước Pháp trong một gia đình trí thức theo đạo Tin lành. Năm 33 tuổi, M.Colani sang Việt Nam làm giáo viên trường tiểu học Phủ Lạng Thương (nay là Bắc Ninh). Sau đó một năm thì chuyển về dạy học ở Hà Nội.

Năm 1903, bà về Pháp, đến năm 1908 đỗ cử nhân sinh vật học và năm 1914 thi đỗ bằng tiến sĩ ở Paris. Từ năm 1915, M.Colani sang làm việc tại Sở Địa chất Đông Dương và sau một thời gian chuẩn bị, năm 1920, bà sang định cư ở hẳn Việt Nam và tiếp tục công tác tại Sở Địa chất Đông Dương. Bà mất năm 1943 tại Hà Nội (thọ 66 tuổi).

Sinh thời, bà là nhà nữ địa chất học, cổ sinh vật học và khảo cổ học đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp hình thành và phát triển của ngành khoa học khảo cổ Việt Nam nói riêng và khảo cổ học Đông Dương nói chung. Những nghiên cứu, điền dã của bà phủ rộng cả về không gian, thời gian và lĩnh vực. Về thời gian, từ Văn hoá Hoà Bình thời tiền sử, cách ngày nay khoảng 20.000 năm đến những vấn đề của văn hoá sơ sử, Sa Huỳnh, cánh đồng Chum. Về không gian, từ miền núi phía Bắc Việt Nam, dãy Trường Sơn Lào đến vùng cồn cát ven biển miền Trung Việt Nam. Mối quan tâm nghiên cứu của bà không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực khảo cổ mà còn lan sang những chủ đề dân tộc học so sánh, dân tộc học khảo cổ, khảo cổ học tôn giáo, khảo cổ học kỹ thuật. Bà đến với khảo cổ học khá muộn nhưng trong khoảng hai chục năm (từ tuổi 50 đến cuối đời), bà đã làm việc với sức mạnh phi thường, phát hiện thêm 30 di chỉ hang động ở sơn khối Bắc Sơn và năm 1925, văn hoá Bắc Sơn với công cụ tiêu biểu là rìu mài lưỡi đã được công bố và công nhận.

Từ năm 1926 - 1932, không gian điều tra khảo sát của bà là vùng núi đá vôi các tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình... Trong suốt thời gian này, M.Colani đã phát hiện và khai quật 54 di chỉ Văn hóa Hòa Bình ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả, một nền văn hoá thời đại đá sớm hơn so với Văn hoá Bắc Sơn đã được phát hiện. Tại hội nghị Tiền sử Viễn Đông lần thứ nhất tại Hà Nội tháng giêng năm 1932 (hội nghị đầu tiên về khảo cổ trên đất Việt Nam), bà đã trình bày đầy đủ bằng chứng sự hiện diện một nền văn hóa cổ không giống những văn hóa tiền sử biết đến trước đó trên thế giới và tên gọi "Văn hoá Hoà Bình” do M.Colani đề xuất đã được thông qua. Bà nổi danh trên thế giới từ đó qua sự chính thức công nhận nền Văn hóa Hòa Bình tại hội nghị này.

Có thể nói, M.Colani chính là người đã khai sinh cho nền Văn hóa Hòa Bình hay nói cách khác, Văn hóa Hòa Bình gắn liền với tên tuổi của nữ học giả M.Colani. Kỷ niệm 85 năm thế giới công nhận thuật ngữ Văn hóa Hòa Bình (1932 - 2017) là dịp tôn vinh những đóng góp lớn lao của nhà khảo cổ học người Pháp M.Colani đã có công phát hiện và đặt tên cho nền văn hóa nổi tiếng này.

 

                                                                                               P.V

Các tin khác


Dấu ấn Bác Hồ về thăm Hòa Bình qua những tài liệu, hiện vật lịch sử

(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại buổi khai trương phòng trưng bày chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với tỉnh Hòa Bình” của Bảo tàng tỉnh vào những ngày cả nước có nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và tròn 70 năm ngày Bác lần đầu tiên về thăm tỉnh Hòa Bình (1947- 2017). Đây chính là hoạt động có ý nghĩa để tri ân và tưởng nhớ công ơn to lớn cùng những điều dạy bảo quý báu của Người đối với tỉnh ta.

 Bài 2: Nhận diện lang - đạo

(HBĐT) - Nhìn chung, các sử gia, học giả đều có chung nhận định rằng chế độ lang - đạo của người Mường phát triển cực thịnh vào thời Lê và bị đàn áp suy yếu sau cuộc khởi nghĩa Lê Duy Lương. Vua Minh Mạng (trị vì 1820 - 1841) đã có những cải cách quan trọng như: Chia lại các châu, mường ở miền núi, tước bỏ quyền thế tập cha truyền con nối, tước bỏ các đặc quyền của các tù trưởng ở miền núi, trong đó có lang - đạo ở vùng Mường. Tuy vậy, chế độ lang - đạo vẫn dai dẳng tồn tại và chỉ bị đánh đổ khi cách mạng tháng 8 - 1945 thành công, chế độ mới được thiết lập.

Tìm hiểu về nhà lang trong xã hội cổ truyền Mường

(HBĐT) - Theo quan điểm chung của giới nghiên cứu cho thấy, chế độ lang - đạo ra đời trong xã hội Mường từ giai đoạn đồ đồng chuyển sang giai đoạn đồ sắt, tương ứng giai đoạn văn hóa Đông Sơn. Nhờ có công cụ bằng kim khí nên năng suất lao động tăng cao, của cải trong xã hội dồi dào hơn trước. Hình thức sở hữu tư nhân chiếm ưu thế tuyệt đối, xã hội phân chia giai cấp diễn ra mạnh mẽ. Giai đoạn đầu khi mới hình thành, chế độ lang - đạo còn gần gũi với nhân dân, đóng vai trò như là tù trưởng, thủ lĩnh, phù hợp với trình độ sản xuất, quản lý xã hội khi đó. Trải qua hàng trăm năm, chế độ lang - đạo tập trung cho mình quyền tuyệt đối về sở hữu tư liệu sản xuất, thậm chí cả người dân của mình, dẫn đến độc quyền trong phân phối sản phẩm, độc quyền trong việc đề ra các luật lệ. Dân Mường phải lệ thuộc và trở thành nông nô, lao động cho các nhà lang. Chế độ này dần thoái hóa, trở nên cực kỳ bảo thủ, phản động cản trở bước tiến của xã hội và dần trở nên mâu thuẫn, đối lập sinh tử với dân Mường và bị đánh đổ trong cách mạng tháng 8/1945. Loạt bài viết này xin lược giới thiệu về nhà lang và chế độ nhà lang nhằm cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tuy sơ lược nhưng toàn về chế độ này trong xã hội Mường trước tháng 8/1945.

Chuyện kể về anh hùng Bùi Văn Hợp

(HBĐT) - Con đường bê tông rợp bóng tre đưa chúng tôi đến ngôi nhà nhỏ tại xóm Chiềng 1, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi - nơi anh hùng Bùi Văn Hợp sinh ra và lớn lên. Kín những khoảng tường trong ngôi nhà nhỏ là rất nhiều giấy khen, huân, huy chương. 45 năm sau ngày anh ngã xuống, câu chuyện về anh vẫn có sức sống mãnh liệt, là niềm tự hào của mảnh đất Mường Động anh hùng.

Truyền thống “ đi trước mở đường” tiếp bước tương lai

(HBĐT) - Địa bàn tỉnh là đầu mối giao thông tỏa đia mọi miền đất nước có tầm đặc biệt quan trọng trong thời chiến tranh. Quốc lộ 6 nối liền Thủ đô với các tỉnh đồng bằng qua miền Trung du lên Tây Bắc, sang Lào, vào các tỉnh khu 4, đến chiến trường miền Nam. Trục đường 6 nối liền quốc lộ 21A, 12A, 21B, quốc lộ 15, tất cả hình thành hệ thống GTVT liên hoàn. Trên các tuyến có 5 bến phà là: Bờ, Rút, Thia, Vụ Bản, Chi Nê. Trên các tuyến giao thông có các cầu, cống lớn, nhiều nhịp, khẩu độ hàng chục mét, có nhiều đoạn qua đèo hiểm trở bên núi, bên sông như dốc Chó Treo, đèo Hút Gió…Đó là những trọng điểm xung yếu được xác định là “yết hầu” của tuyến giao thông trên địa bàn, cũng là trọng điểm đánh phá liên tục của giặc Mỹ trong chiến tranh.

Xã Thu Phong âm vang chiến công bắn rơi máy bay Mỹ

(HBĐT)- Mảnh đất anh hùng Thu Phong (Cao Phong) đang từng ngày đổi thay. Thu Phong phủ một màu xanh bạt ngàn của những đồi cam. Trái cam vàng đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhưng trong tiềm thức của người dân nơi đây luôn âm vang chiến công oanh liệt dùng súng trường bắn rơi máy bay Mỹ ngày 20/7/1966 của 5 dân quân xã Thu Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục