(HBĐT) - Dệt thổ cẩm là nét tinh hoa văn hóa của dân tộc Mường, Thái trên địa bàn tỉnh. Theo thời gian, thế hệ trước truyền dạy cho thế hệ sau, người Mường, người Thái Hòa Bình giữ gìn, phát triển nghề dệt truyền thống. Những tấm thổ cẩm là thước đo đánh giá sự khéo léo của người phụ nữ.

Làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc) hiện có khoảng 80 khung cửi dệt truyền thống, sản xuất ra nhiều phẩm mẫu mã đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Khi xưa, để dệt ra được tấm vải, cạp váy thổ cẩm đầy sắc màu không tính bằng ngày, bằng tháng mà nhanh nhất cũng phải mất một năm từ trồng bông, se thành sợi rồi dệt vải mới tạo thành chiếc áo, cạp váy như ý. Ngày nay, do hạn chế về thời gian, người Mường, người Thái thường mua sợi vải có sẵn để dệt. Dệt vải vừa là đam mê vừa đem lại thu nhập cho nhiều chị em. 

Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho những cơ sở dệt thổ cẩm phát triển. Trong đó có một số làng nghề, cơ sở phát triển mạnh nghề dệt như: HTX dệt Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu), HTX dệt xóm Lục, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn); làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc)…  

 Chị Vì Thị Oanh, Phó Giám đốc HTX dệt Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) chia sẻ: Nghề dệt thổ cẩm ở xã Chiềng Châu có từ lâu đời. Hiện nay, hầu hết các gia đình đều có từ 1 - 2 khung cửi, riêng xóm Chiềng có gần 100 khung cửi. Các sản phẩm thổ cẩm của HTX dệt Chiềng Châu chủ yếu dệt bằng tay nên một sản phẩm thổ cẩm của HTX làm ra có giá trị cao hơn so với các sản phẩm cùng mẫu mã sản xuất công nghiệp. Dệt thổ cẩm tạo việc làm và thu nhập cao cải thiện đời sống cho phụ nữ. Ngoài ra, dệt thổ cẩm còn góp phần quảng bá tiềm năng du lịch làng nghề tới khách du lịch trong và ngoài nước. 

Làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc) nổi tiếng bởi những sản phẩm dệt bằng tay tinh tế, màu sắc đa dạng. Mế Bùi Thị Mỉa, trưởng làng nghề dệt xóm Cóm chia sẻ: Cách đây hơn 10 năm, nghề dệt thổ cẩm ở xóm Cóm bị mai một. Nhưng kể từ khi được HTX dệt Vọng Ngàn (xã Mãn Đức) hỗ trợ khôi phục, đến nay, xóm Cóm đã khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm. Hiện, toàn xóm có khoảng 80 khung cửi với 70 người phụ nữ tham gia dệt thường xuyên. Các sản phẩm ở đây được dệt bằng tay với màu sắc độc đáo, hoa văn tinh tế nên được khách hàng ưa chuộng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt thổ cẩm của làng nghề ổn định, tạo thu nhập cao cho phụ nữ. 

Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương còn chú trọng phát triển nghề dệt thổ cẩm gắn với phát triển du lịch. Nghề dệt thổ cẩm được người dân giữ gìn, phát triển để thu hút khách du lịch. Tại các bản du lịch cộng đồng của người Thái như: bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu); bản Văn, thị trấn Mai Châu (Mai Châu); các xóm, bản du lịch của người Mường như: bản Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc); xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc); thác Mu, xã Tự Do (Lạc Sơn). Khách du lịch chắc chắn không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ đôi tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị bên khung cửi. Đi dọc các bản làm du lịch cộng đồng khách du lịch luôn ấn tượng về hình ảnh người phụ nữ Mường, Thái miệt mài bên khung cửi dệt vải. Du khách thỏa sức lựa chọn những món quà thổ cẩm là khăn, túi, ví, áo… 

Thủy Thu

Các tin khác


Bài 3: Đặc quyền của lang - đạo và quyền tối thượng đề ra luật lệ, thâu tóm tư liệu sản xuất


(HBĐT) -Trên thực tế, lang - đạo nhất là lang kun chúa đất có những đặc quyền như sau:

Dấu ấn Bác Hồ về thăm Hòa Bình qua những tài liệu, hiện vật lịch sử

(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại buổi khai trương phòng trưng bày chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với tỉnh Hòa Bình” của Bảo tàng tỉnh vào những ngày cả nước có nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và tròn 70 năm ngày Bác lần đầu tiên về thăm tỉnh Hòa Bình (1947- 2017). Đây chính là hoạt động có ý nghĩa để tri ân và tưởng nhớ công ơn to lớn cùng những điều dạy bảo quý báu của Người đối với tỉnh ta.

 Bài 2: Nhận diện lang - đạo

(HBĐT) - Nhìn chung, các sử gia, học giả đều có chung nhận định rằng chế độ lang - đạo của người Mường phát triển cực thịnh vào thời Lê và bị đàn áp suy yếu sau cuộc khởi nghĩa Lê Duy Lương. Vua Minh Mạng (trị vì 1820 - 1841) đã có những cải cách quan trọng như: Chia lại các châu, mường ở miền núi, tước bỏ quyền thế tập cha truyền con nối, tước bỏ các đặc quyền của các tù trưởng ở miền núi, trong đó có lang - đạo ở vùng Mường. Tuy vậy, chế độ lang - đạo vẫn dai dẳng tồn tại và chỉ bị đánh đổ khi cách mạng tháng 8 - 1945 thành công, chế độ mới được thiết lập.

Tìm hiểu về nhà lang trong xã hội cổ truyền Mường

(HBĐT) - Theo quan điểm chung của giới nghiên cứu cho thấy, chế độ lang - đạo ra đời trong xã hội Mường từ giai đoạn đồ đồng chuyển sang giai đoạn đồ sắt, tương ứng giai đoạn văn hóa Đông Sơn. Nhờ có công cụ bằng kim khí nên năng suất lao động tăng cao, của cải trong xã hội dồi dào hơn trước. Hình thức sở hữu tư nhân chiếm ưu thế tuyệt đối, xã hội phân chia giai cấp diễn ra mạnh mẽ. Giai đoạn đầu khi mới hình thành, chế độ lang - đạo còn gần gũi với nhân dân, đóng vai trò như là tù trưởng, thủ lĩnh, phù hợp với trình độ sản xuất, quản lý xã hội khi đó. Trải qua hàng trăm năm, chế độ lang - đạo tập trung cho mình quyền tuyệt đối về sở hữu tư liệu sản xuất, thậm chí cả người dân của mình, dẫn đến độc quyền trong phân phối sản phẩm, độc quyền trong việc đề ra các luật lệ. Dân Mường phải lệ thuộc và trở thành nông nô, lao động cho các nhà lang. Chế độ này dần thoái hóa, trở nên cực kỳ bảo thủ, phản động cản trở bước tiến của xã hội và dần trở nên mâu thuẫn, đối lập sinh tử với dân Mường và bị đánh đổ trong cách mạng tháng 8/1945. Loạt bài viết này xin lược giới thiệu về nhà lang và chế độ nhà lang nhằm cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tuy sơ lược nhưng toàn về chế độ này trong xã hội Mường trước tháng 8/1945.

Chuyện kể về anh hùng Bùi Văn Hợp

(HBĐT) - Con đường bê tông rợp bóng tre đưa chúng tôi đến ngôi nhà nhỏ tại xóm Chiềng 1, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi - nơi anh hùng Bùi Văn Hợp sinh ra và lớn lên. Kín những khoảng tường trong ngôi nhà nhỏ là rất nhiều giấy khen, huân, huy chương. 45 năm sau ngày anh ngã xuống, câu chuyện về anh vẫn có sức sống mãnh liệt, là niềm tự hào của mảnh đất Mường Động anh hùng.

Truyền thống “ đi trước mở đường” tiếp bước tương lai

(HBĐT) - Địa bàn tỉnh là đầu mối giao thông tỏa đia mọi miền đất nước có tầm đặc biệt quan trọng trong thời chiến tranh. Quốc lộ 6 nối liền Thủ đô với các tỉnh đồng bằng qua miền Trung du lên Tây Bắc, sang Lào, vào các tỉnh khu 4, đến chiến trường miền Nam. Trục đường 6 nối liền quốc lộ 21A, 12A, 21B, quốc lộ 15, tất cả hình thành hệ thống GTVT liên hoàn. Trên các tuyến có 5 bến phà là: Bờ, Rút, Thia, Vụ Bản, Chi Nê. Trên các tuyến giao thông có các cầu, cống lớn, nhiều nhịp, khẩu độ hàng chục mét, có nhiều đoạn qua đèo hiểm trở bên núi, bên sông như dốc Chó Treo, đèo Hút Gió…Đó là những trọng điểm xung yếu được xác định là “yết hầu” của tuyến giao thông trên địa bàn, cũng là trọng điểm đánh phá liên tục của giặc Mỹ trong chiến tranh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục