(HBĐT) - (HBĐT) - Thành phố Hòa Bình hiện có một con đường và một khách sạn mang tên Colani. Đó là sự tri ân đối với nhà khảo cổ người Pháp Madelene Colani - người đã đề xuất khái niệm "Văn hóa Hòa Bình” và cũng là để các thế hệ người dân Hòa Bình hôm nay và mai sau biết và tự hào: nơi đang sinh sống là cái nôi của nền "Văn hóa Hòa Bình”.


Các nhà nghiên cứu và học sinh, sinh viên thăm quan di tích hang Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn) - nơi khai quật di chỉ liên quan đến nền "Văn hóa Hòa Bình”. 

Văn hóa Hòa Bình là nền văn hóa nổi tiếng thời kỳ tiền sử cách ngày nay 18.000 năm. Đây là nền văn hóa đặc trưng ở các nước Đông Nam Á lục địa, phía nam Trung Quốc và phía Tây châu thổ 3 con sông lớn thuộc Bắc Bộ Việt Nam, trong đó có sông Đà chảy qua địa phận tỉnh Hòa Bình. Từ việc khai quật các địa điểm di tích hang động tại vùng đá vôi ở Hòa Bình, năm 1927, nhà khảo cổ người Pháp Madelene Colani đã đề xuất khái niệm "Văn hóa Hòa Bình”. Theo đó, năm 1932, hội nghị các nhà tiền sử Viễn Đông lần thứ nhất họp tại Hà Nội đã thừa nhận thuật ngữ "Văn hóa Hòa Bình” là thuật ngữ để chỉ một nền văn hóa cổ đại đã xuất hiện và tồn tại trên địa phận nước Việt thời tiền sử, đồng thời khẳng định Hòa Bình là một trong những trung tâm của người nguyên thủy ở Việt Nam. 

Theo nghiên cứu của M.Colani: cư dân "Văn hóa Hòa Bình” sống thành từng bầy đoàn trong hang động, săn bắn, hái lượm để kiếm sống. Con người thời đó đã biết sử dụng công cụ cuội với cách chế tác ghè, đẽo tạo ra các loại công cụ có hình hạnh nhân, hình đĩa và sau là công cụ hình rìu ngắn. 

Đồng chí Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, người đã hàng trăm lần đi khảo cứu, khai quật các di chỉ khảo cổ học liên quan đến nền "Văn hóa Hòa Bình” chia sẻ: Hiện nay, ở Việt Nam đã tìm thấy trên 130 địa điểm thuộc nền "Văn hoá Hoà Bình", trong đó, riêng tỉnh Hòa Bình có trên 70 di tích đã được phát hiện và nghiên cứu. Các di chỉ thuộc nền "Văn hóa Hòa Bình”, chủ yếu nằm trong hang động và mái đá. Trên địa bàn tỉnh, các di chỉ đã được tìm thấy ở động Can, hang xóm Trại, mái đá làng Vành, mái đá Tôm, mái đá Chiềng Khến, hang làng Đồi, hang Muối... Những di vật thường gặp trong "Văn hóa Hòa Bình” là bếp, mộ táng, tàn tích sau bữa ăn, công cụ lao động và các chế tác khác của người nguyên thủy. Những vết tích vỏ trai, ốc, xương răng động vật, vỏ hạt một số loài thảo mộc còn giữ lại trong tầng văn hóa và một khối lượng lớn di vật, xương động vật, di cốt người. 

Hiện, một số di vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh, được trưng bày trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của tỉnh và tham gia trưng bày theo chuyên đề ở tầm khu vực, nhằm giới thiệu hình ảnh trực quan thể hiện các bước tiến hóa của con người thông qua nền "Văn hóa Hòa Bình”. Thường các đợt trưng bày về "Văn hóa Hòa Bình" là mô phỏng, dựng lại một hang động người nguyên thủy đã cư trú. Có con người, bếp lửa, đồ đá - công cụ lao động, trên nền hang là rất nhiều vỏ ốc, công cụ đá và các mảnh tước (do con người ăn và bỏ lại).

 Tự hào sinh sống ở cái nôi của nền "Văn hóa Hòa Bình", người dân Hòa Bình luôn đề cao ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, tạo nên nét đặc trưng riêng của vùng đất cửa ngõ Thủ đô và cửa ngõ vùng Tây Bắc Tổ quốc. 

Thúy Hằng


Các tin khác


Bài 2: Nghệ nhân mo Mường


(HBĐT) - Nghệ nhân mo là người nắm giữ các bài mo, có nổ, có các đồ tế khí: Túi khót, gươm, giáo, các loại mũ, áo quần... và là người trực tiếp thực hành diễn xướng mo Mường.

Bài 3: Đặc quyền của lang - đạo và quyền tối thượng đề ra luật lệ, thâu tóm tư liệu sản xuất


(HBĐT) -Trên thực tế, lang - đạo nhất là lang kun chúa đất có những đặc quyền như sau:

Dấu ấn Bác Hồ về thăm Hòa Bình qua những tài liệu, hiện vật lịch sử

(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại buổi khai trương phòng trưng bày chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với tỉnh Hòa Bình” của Bảo tàng tỉnh vào những ngày cả nước có nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và tròn 70 năm ngày Bác lần đầu tiên về thăm tỉnh Hòa Bình (1947- 2017). Đây chính là hoạt động có ý nghĩa để tri ân và tưởng nhớ công ơn to lớn cùng những điều dạy bảo quý báu của Người đối với tỉnh ta.

 Bài 2: Nhận diện lang - đạo

(HBĐT) - Nhìn chung, các sử gia, học giả đều có chung nhận định rằng chế độ lang - đạo của người Mường phát triển cực thịnh vào thời Lê và bị đàn áp suy yếu sau cuộc khởi nghĩa Lê Duy Lương. Vua Minh Mạng (trị vì 1820 - 1841) đã có những cải cách quan trọng như: Chia lại các châu, mường ở miền núi, tước bỏ quyền thế tập cha truyền con nối, tước bỏ các đặc quyền của các tù trưởng ở miền núi, trong đó có lang - đạo ở vùng Mường. Tuy vậy, chế độ lang - đạo vẫn dai dẳng tồn tại và chỉ bị đánh đổ khi cách mạng tháng 8 - 1945 thành công, chế độ mới được thiết lập.

Tìm hiểu về nhà lang trong xã hội cổ truyền Mường

(HBĐT) - Theo quan điểm chung của giới nghiên cứu cho thấy, chế độ lang - đạo ra đời trong xã hội Mường từ giai đoạn đồ đồng chuyển sang giai đoạn đồ sắt, tương ứng giai đoạn văn hóa Đông Sơn. Nhờ có công cụ bằng kim khí nên năng suất lao động tăng cao, của cải trong xã hội dồi dào hơn trước. Hình thức sở hữu tư nhân chiếm ưu thế tuyệt đối, xã hội phân chia giai cấp diễn ra mạnh mẽ. Giai đoạn đầu khi mới hình thành, chế độ lang - đạo còn gần gũi với nhân dân, đóng vai trò như là tù trưởng, thủ lĩnh, phù hợp với trình độ sản xuất, quản lý xã hội khi đó. Trải qua hàng trăm năm, chế độ lang - đạo tập trung cho mình quyền tuyệt đối về sở hữu tư liệu sản xuất, thậm chí cả người dân của mình, dẫn đến độc quyền trong phân phối sản phẩm, độc quyền trong việc đề ra các luật lệ. Dân Mường phải lệ thuộc và trở thành nông nô, lao động cho các nhà lang. Chế độ này dần thoái hóa, trở nên cực kỳ bảo thủ, phản động cản trở bước tiến của xã hội và dần trở nên mâu thuẫn, đối lập sinh tử với dân Mường và bị đánh đổ trong cách mạng tháng 8/1945. Loạt bài viết này xin lược giới thiệu về nhà lang và chế độ nhà lang nhằm cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tuy sơ lược nhưng toàn về chế độ này trong xã hội Mường trước tháng 8/1945.

Chuyện kể về anh hùng Bùi Văn Hợp

(HBĐT) - Con đường bê tông rợp bóng tre đưa chúng tôi đến ngôi nhà nhỏ tại xóm Chiềng 1, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi - nơi anh hùng Bùi Văn Hợp sinh ra và lớn lên. Kín những khoảng tường trong ngôi nhà nhỏ là rất nhiều giấy khen, huân, huy chương. 45 năm sau ngày anh ngã xuống, câu chuyện về anh vẫn có sức sống mãnh liệt, là niềm tự hào của mảnh đất Mường Động anh hùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục