(HBĐT) - "Lệnh khởi nghĩa phát đi đến đâu là ở đó cán bộ và quần chúng phấn khởi, khẩn trương hành động. Khắp núi rừng trong tỉnh dấy lên khí thế cách mạng sục sôi chưa từng có…”, đó là lời kể của các vị lão thành cách mạng, các bậc cao niên được cầm dao, nỏ, gậy gộc… tham gia cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong Mùa Thu lịch sử tháng 8/1945.

 


Người dân thăm quan nhà truyền thống Khu căn cứ cách mạng Mường Diềm, xã Trung Thành (Đà Bắc). 

Trước Cách mạng Tháng 8/1945, người dân Hòa Bình chịu sự kìm kẹp của 2 chế độ thực dân và phong kiến. Khi thực dân Pháp thực hiện chính sách "Dùng thổ lang để trị thổ dân”, người nông dân bị bóc lột đến kiệt quệ, quyền sống bị chà đạp, ngay cả tính mạng của con người cũng do nhà lang định đoạt.

Sau sự kiện phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông Dương tháng 3/1945, một đơn vị phát xít Nhật đã đưa quân đánh chiếm thị xã Hòa Bình. Để củng cố ách thống trị, phát xít Nhật thẳng tay khủng bố, đàn áp uy hiếp Nhân dân bằng nhiều thủ đoạn, dẫn đến nạn đói lịch sử năm 1945. Với khát vọng mãnh liệt thoát khỏi xiềng xích nô lệ, khi được giác ngộ, quần chúng cách mạng ở Hòa Bình đã vùng lên đấu tranh.

Ngày 18/8/1945, lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy được truyền tới Hòa Bình. Ngay ngày hôm đó, Ban chỉ huy khởi nghĩa tỉnh đã kịp thời phát lệnh khởi nghĩa châu Lạc Sơn (bao gồm cả huyện Tân Lạc ngày nay), được chọn là điểm đầu tiên. Theo đúng kế hoạch đã định, ngày 20/8/1945, đơn vị vũ trang tập trung, tự vệ chiến đấu và quần chúng từ khu căn cứ Mường Khói rầm rộ tiến ra Vụ Bản. Nhân dân thị trấn Vụ Bản và các xóm, xã được vũ trang nỏ, dao, gậy... biểu tình phối hợp cùng lực lượng của khu căn cứ Mường Khói tiến hành chiếm châu lỵ Lạc Sơn. Việc giành chính quyền châu Lạc Sơn diễn ra thuận lợi, nhanh gọn.

Thắng lợi tại châu Lạc Sơn, sáng 21/8/1945, đoàn quân khởi nghĩa gồm hàng trăm người từ Vụ Bản rầm rập theo đường 12A nhập với lực lượng vũ trang, tự vệ chiến đấu từ khu căn cứ Thạch Yên - Cao Phong thành một lực lượng hùng hậu hăng hái vượt dốc Cun tiến ra thị xã. Trong 3 ngày (19 - 21/8/1945), tại thị xã Hòa Bình và các xóm, xã xung quanh sôi sục không khí chuẩn bị khởi nghĩa. Sáng 22/8/1945, đông đảo Nhân dân thị xã, vũ trang thô sơ, nòng cốt là tự vệ cứu quốc xông thẳng vào trụ sở Hội đồng thị xã, buộc quân địch phải đầu hàng, giao nộp đồng triện, bằng sắc và tài liệu, sổ sách... cho quân cách mạng. Ngay sau đó, tại chợ Phương Lâm đã diễn ra một cuộc mít tinh mừng khởi nghĩa thị xã thắng lợi. Cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang tiến lên chiếm Châu đường Kỳ Sơn (nay là trụ sở UBND tỉnh). Tri châu cùng nha lại, binh lính đã xếp hàng đón quân khởi nghĩa, giao nộp 30 khẩu súng trường, toàn bộ sổ sách, giấy tờ và xin cách mạng khoan hồng. 

Chiều 23/8/1945, lực lượng khởi nghĩa có sự hướng dẫn, hỗ trợ của tổ công chức cứu quốc đã tỏa đi chiếm lĩnh các vị trí trọng yếu, từ dinh Tỉnh trưởng, nhà dây thép đến trại Bảo an binh, Sở Cẩm... Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh diễn ra thuận lợi, nhanh gọn và không gặp sự phản ứng nào. Quân đội Nhật hoàn toàn án binh bất động. Ngay chiều hôm đó, cuộc mít tinh lớn được diễn ra tại sân Phủ bộ đường (dinh Tỉnh trưởng), Ủy ban quân sự cách mạng đã ra mắt quần chúng trong niềm vui vô hạn của đông đảo Nhân dân các dân tộc. Đại diện Ban chỉ huy khởi nghĩa tuyên bố xóa bỏ chính quyền tay sai phát xít, tịch thu toàn bộ tài sản, hồ sơ, giải tán đội Bảo an binh... Ngay hôm sau 24/8/1945, một cuộc mít tinh lớn đã được tổ chức tại chợ Phương Lâm. Trong lúc này, châu Mai Đà (bao gồm Mai Châu, Đà Bắc ngày nay) đã đứng lên tiến đánh địch ở chợ Bờ, suối Rút, phố Vãng. Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở châu Mai Đà, ngày 25/8/1945, lực lượng khởi nghĩa Mai Đà theo lệnh của Xứ ủy đã tiến lên Sơn La, phối hợp cùng Nhân dân địa phương giành chính quyền ở Mộc Châu thắng lợi. Ở các châu lỵ Lương Sơn, Lạc Thủy, phong trào khởi nghĩa cũng được diễn ra đồng tốc. Theo đó, Lạc Thủy giành chính quyền cách mạng trong các ngày 24 - 25/8, sáng 26/8, lực lượng khởi nghĩa của ta đã giành chính quyền ở châu Lương Sơn.

Với khi thế sục sôi chống lại giặc thù, từ ngày 20 - 26/8/1945, Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã hoàn thành thắng lợi việc giành chính quyền trong toàn tỉnh. Thắng lợi này là bước ngoặt vĩ đại, bởi ngoài việc giải phóng Nhân dân các dân tộc khỏi ách áp bức của chế độ thực dân, phong kiến, còn góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng trong cả nước tháng 8/1945.

 Thúy Hằng

Các tin khác


Bài 2: Quy hoạch, tên gọi và thành phần cư dân trong các làng Mường cổ trong xã hội cổ truyền


(HBĐT) - Việc tụ cư lập làng Mường theo hình thái trên đây (được nêu ở bài 1) thể hiện rất rõ tính quy hoạch có thể là tự phát song đã thành nếp, truyền thống, một bộ phận cấu thành của văn hoá Mường. Nhìn nhận trong lịch sử có thể thấy rất rõ ý đồ của người Mường xưa, trong điều kiện ban đầu khai mở đất đai, khi đó, dân cư thưa thớt, đất đai bỏ hoang còn nhiều, tại sao người Mường không làm nhà, lập làng ở các vùng đất bằng phẳng mà lại chọn các địa thế mái thoải hay các chân đồi, chân núi?

Bài 1: Lịch sử ra đời và cách thức lựa chọn địa thế lập khu dân cư cổ truyền Mường

(HBĐT) - Trong xã hội, các gia đình sống sát nhau, làm nhà gần nhau, có chung một loại hình nghề nghiệp sinh tồn, xu hướng liên kết với nhau trong và ngoài huyết thống tạo nên các KDC.

Bài 2: Nghệ nhân mo Mường


(HBĐT) - Nghệ nhân mo là người nắm giữ các bài mo, có nổ, có các đồ tế khí: Túi khót, gươm, giáo, các loại mũ, áo quần... và là người trực tiếp thực hành diễn xướng mo Mường.

Bài 3: Đặc quyền của lang - đạo và quyền tối thượng đề ra luật lệ, thâu tóm tư liệu sản xuất


(HBĐT) -Trên thực tế, lang - đạo nhất là lang kun chúa đất có những đặc quyền như sau:

Dấu ấn Bác Hồ về thăm Hòa Bình qua những tài liệu, hiện vật lịch sử

(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại buổi khai trương phòng trưng bày chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với tỉnh Hòa Bình” của Bảo tàng tỉnh vào những ngày cả nước có nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và tròn 70 năm ngày Bác lần đầu tiên về thăm tỉnh Hòa Bình (1947- 2017). Đây chính là hoạt động có ý nghĩa để tri ân và tưởng nhớ công ơn to lớn cùng những điều dạy bảo quý báu của Người đối với tỉnh ta.

 Bài 2: Nhận diện lang - đạo

(HBĐT) - Nhìn chung, các sử gia, học giả đều có chung nhận định rằng chế độ lang - đạo của người Mường phát triển cực thịnh vào thời Lê và bị đàn áp suy yếu sau cuộc khởi nghĩa Lê Duy Lương. Vua Minh Mạng (trị vì 1820 - 1841) đã có những cải cách quan trọng như: Chia lại các châu, mường ở miền núi, tước bỏ quyền thế tập cha truyền con nối, tước bỏ các đặc quyền của các tù trưởng ở miền núi, trong đó có lang - đạo ở vùng Mường. Tuy vậy, chế độ lang - đạo vẫn dai dẳng tồn tại và chỉ bị đánh đổ khi cách mạng tháng 8 - 1945 thành công, chế độ mới được thiết lập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục