Sau hơn 10 năm uống rượu, mới đây, ông Nguyễn Viết Hoàn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bỗng “nhìn thấy” hàng đoàn rắn rết độc cứ rồng rắn đuổi theo ông và bò lên đầy người. Cảnh tượng kinh hoàng ấy diễn ra thường xuyên khiến ông kinh hãi rơi vào hoảng loạn.
Trường hợp của ông Hoàn chỉ là một trong vô số trường hợp bệnh nhân đang điều trị tại Khoa H (Khoa điều trị người bị các rối loạn tâm thần do nghiện chất, Bệnh viện tâm thần Hà Nội). Song, nghiện rượu và bị rối loạn tâm thần đến độ hoảng loạn cầm dao tự chặt đứt hết các ngón tay vì tưởng chúng là rắn rết thì chỉ có một mình ông dám làm.
Tự chặt bàn tay mình vì ngỡ là rắn độc
Trước khi rơi vào hoảng loạn và được gia đình đưa vào Bệnh viện tâm thần Hà Nội điều trị, ngày nào ông Nguyễn Viết Hoàn cũng phải “nạp” vào người gần 1 lít rượu. Những hôm quá chén, ông có thể uống tới hơn 1 lít mà không cần ăn uống gì.
Do uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài nên ông ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiện rối loạn tâm thần: hay chửi bới vợ con, hàng xóm và thường xuyên gây mất trật tự khu vực. Năm ngoái, gia đình đã đưa ông Hoàn đến Bệnh viện tâm thần Hà Nội điều trị chứng rối loạn tâm thần do nghiện rượu. Nhưng khỏi bệnh ra viện được một thời gian, ông lại không bỏ được rượu và tái nghiện, lại “chứng nào tật ấy”.
Mới đây, tình trạng rối loạn tâm thần tái phát nặng hơn khiến ông Hoàn thường hoang tưởng nhìn thấy từng đàn rắn rết cứ rồng rắn bò qua các ngòn tay để chui vào cơ thể ông ăn thịt.
Trong cơn hoảng loạn vì sợ hãi, ông thấy các ngón tay mình tua tủa giống như những con rắn độc đang cắn từng mảng thịt, máu chảy đầm đìa nên đã tìm dao lần lượt chặt đứt phăng các ngón tay trên bàn tay trái mà cứ ngỡ rằng mình đang giết những con rắn. Vừa chặt tay, ông Hoàn vừa cười sung sướng, hỷ hả và miệng thì liên tục nguyền rủa lũ rắn độc.
Chứng kiến cảnh tượng đó, vợ con ông Hoàn đã phải nhờ hàng xóm khống chế đưa ông đến trạm y tế băng bó sơ cứu rồi bắt taxi chở thẳng ông vào viện tâm thần điều trị.
Vào bệnh viện điều trị trong tình trạng bàn tay trái mất hết các ngón và còn chưa lành vết thương, ông Hoàn tiếp tục hoang tưởng thấy lũ rắn rết đuổi theo mình khắp nơi để tìm cách bò lên cơ thể. Những lúc ấy, ông hoảng loạn tột độ, gào rú chạy khắp nơi để trốn khỏi sự tấn công của bầy rắn.
Bác sỹ Nguyễn Văn Tuấn, trưởng khoa H, Bệnh viện tâm thần Hà Nội cho biết: hoang tưởng thấy rắn rết tấn công chỉ là một trong rất nhiều hoang tưởng ảo giác rùng rợn mà bệnh nhân nghiện rượu vẫn gặp phải trong “cơn hoảng sợ” tột đỉnh của họ.
Với nhiều bệnh nhân, trong hai tuần đầu điều trị loạn thần, do bị hoang tưởng ảo giác mãn tính nên dù đã được uống thuốc và cắt rượu, nhưng bệnh nhân vẫn chưa dứt hoang tưởng. Đó là triệu chứng mà y học gọi thường là Hội chứng cai rượu hay còn gọi là “sảng” rượu!
Điều đó giải thích vì sao khi vào viện, mặc dù không uống một giọt rượu nhưng ông Hoàn vẫn nhìn thấy những hình ảnh mà trước đó, chỉ những lúc say ông mới nhìn thấy.
Kẻ giết người bị ma sai khiến!
Nhiều người lạm dụng rượu nhiều đã bị rối loạn tâm thần và lúc nào cũng phải sống trong sợ hãi
Không chỉ hoang tưởng thấy rắn rết truy đuổi, bò lên người để ăn thịt, nhiều bệnh nhân nghiện rượu bị loạn thần còn hoang tưởng thấy ma quỷ ngay giữa ban ngày. Thậm chí, nhiều người nghiện rượu lúc nào cũng hoang tưởng thấy có người đang cầm dao truy sát.
Ông Hoàng Văn Phương, người xã Tráng Việt (Mê Linh, Hà Nội), một bệnh nhân “chung thủy” với Bệnh viện tâm thần Hà Nội đến mức, ông cũng không nhớ đã bao nhiêu lần ra viện rồi lại vào viện vì cái chứng nghiện rượu của mình nó phát ra chứng rối loạn tâm thần.
Ông bảo, cái chứng loạn thần của ông cứ được điều trị dài ngày trong bệnh viện thì khỏi. Nhưng khỏi rồi ra ngoài, ngửi thấy hơi men là ông lại không bỏ được. Và uống rồi thì ngay lập tức ông lại bị rối loạn tâm thần dẫn tới hoang tưởng và phải nhập viện.
Ông Phương kể: ông đã uống rượu từ hồi trai trẻ, đến nay cũng đã hai mươi mấy năm rồi.
Mấy năm nay, cứ uống rượu say, ông lại thấy có người cầm dao truy đuổi muốn giết. Có lúc, ngay giữa ban ngày ban mặt mà ông nhìn thấy ma quỷ xanh đỏ cả bầy vào nhà đòi bắt đi. Mà hình dáng, mặt mũi của con ma ấy như thế nào thì khi tỉnh, ông vẫn nhớ rất rõ, vẫn miêu tả rành rọt, chi tiết cho mọi người lắm.
Rồi ông lại bảo, những khi bị ma quỷ truy đuổi, ông rất sợ hãi, luôn phải tìm cách chạy trốn. Nhiều lần trốn chạy không được, ông cầm gậy đánh trả tứ tung để đuổi con ma. Nhưng đuổi đánh thế nào mà cuối cùng, hóa ra ông lại toàn đánh trúng vợ con, khiến họ phải nhập viện!
Ngay cả khi vào viện rồi, đôi khi ông Phương vẫn thấy ma quỷ và người cầm dao truy đuổi. Chúng xuất hiện ở khắp nơi, xuất hiện bất cứ lúc nào. Những lúc ấy, ông vẫn phải chạy chí mạng để mà trốn. Nhưng đấy là do ông được nghe bác sỹ và bệnh nhân tỉnh táo ở đây chứng kiến kể lại chứ khi ấy, ông cũng chẳng nhớ được nhiều vì phải lo cách mà chạy thoát thân.
Ngồi nói chuyện với ông Phương mười mấy phút đồng hồ trong sự tỉnh táo, tưởng ông chỉ nhìn thấy ma quỷ trong cơn ảo giác của chứng rối loạn tâm thần mãn tính do rượu gây lên, nhưng cuối cùng, ông vẫn khẳng định một câu xanh rờn. Ông bảo, nếu nhìn thấy ma quỷ một lần thì ông không tin, nhưng ông đã nhìn thấy nó nhiều quá. Mà ở đây ngày nào cũng có người nhìn thấy, cũng rú lên để chạy trốn hoặc đánh trả chí mạng nên ông tin là có ma quỷ thật và ông rất sợ!
Theo bác sỹ Nguyễn Văn Tuấn: trong số những bệnh nhân đến bệnh viện điều trị loạn thần do nghiện rượu thì có đến 50% bệnh nhân có ảo giác ghê tởm. Những ảo giác ghê tởm phổ biến nhất là ảo giác nhìn thấy máu, thấy rắn rết bò đầy mình, ảo giác thấy ma quỷ vào nhà hoặc nhìn thấy người cầm dao, gậy đến săn đuổi, giết hại.
Đứng trước cơn ảo giác, nhất là ảo giác có ma quỷ hoặc ảo giác có người truy đuổi giết hại, bệnh nhân rối loạn tâm thần có hai xu hướng: hoặc là họ phòng vệ bằng cách tấn công trở lại, hoặc là họ chạy trốn.
Với trường hợp bệnh nhân chạy trốn thì khi hết cơn hoang tưởng, bệnh nhân sẽ trở lại trạng thái bình thường. Song, nếu bệnh nhân tìm cách phòng vệ thì điều đó là cực kỳ nguy hiểm. Bởi khi ấy, người bệnh có thể dùng dao chém tứ phía hoặc tấn công bất kỳ ai mà họ nghĩ người ấy đang có ý định tấn công hoặc có thể gây hại cho mình. Vì vậy, không khó khăn gì để kể ra một trường hợp người nghiện rượu, say rượu rồi gây ra trọng án giết người trong cơn hoang tưởng.
"Những vụ án do người say rượu hoang tưởng gây lên là những vụ án đau thương và vô nghĩa nhất trên thế gian này!" - ông Tuấn cho biết
Theo DanTri
Theo quy định về đăng ký thuốc do Bộ Y tế ban hành, Bộ sẽ xem xét, quyết định rút số đăng ký đối với các thuốc đã được cấp số đăng ký đang còn hiệu lực khi: Thuốc được sản xuất không đúng với hồ sơ đăng ký lưu hành đã được Bộ Y tế xét duyệt (trừ trường hợp được Bộ Y tế cho phép); thuốc có hai lô sản xuất không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc thuốc vi phạm tiêu chuẩn chất lượng một lần nhưng nghiêm trọng...; thuốc có chứa hoạt chất được Tổ chức Y tế thế giới hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam, nước ngoài khuyến cáo không an toàn cho người sử dụng; thuốc bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ...
(HBĐT) - Năm 2009, công tác DS-KHHGĐ của huyện Lương Sơn đứng trước nhiều khó khăn như địa bàn xa và rộng; thiếu lực lượng cán bộ chuyên môn, trang thiết bị; tỷ lệ sinh con thứ 3 ở một số xã có dấu hiệu tăng cao. Để giữ vững tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên ở mức 1,2% và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 xuống 5,5%, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện đã tích cực tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho nhân dân.
Sử dụng thuốc hạ huyết áp được áp dụng cho những người bệnh có huyết áp thường xuyên trên 140/90 mmHg khi đã áp dụng các biện pháp không dùng thuốc: tập luyện, điều chỉnh chế độ ăn uống... không hiệu quả.
Đối với người cao tuổi (NCT) thì giấc ngủ là vô cùng quan trọng. Khi bị mất ngủ sẽ kèm theo nhiều điều bất lợi đối với họ.
(HBĐT) - Theo Trung tâm phòng chống sốt rét - Ký sinh trùng - Công trùng tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã có 121 bệnh nhân mắc sốt rét tập trung ở địa bàn các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Lương Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ.
Một gene được cho là nguyên nhân dẫn tới ung thư phổi ở những người chưa bao giờ hút thuốc lá đã được “điểm mặt chỉ tên” bởi các nhà khoa học.