Nguy cơ tử vong ở những người đột quỵ do tắc động mạch não có thể lên tới 90% nếu không được điều trị kịp thời. Một số trường hợp có thể qua khỏi cơn nguy kịch nhưng lại phải gánh chịu di chứng nặng nề. Điều đáng lưu tâm là hiện nay, tắc động mạch não không chỉ thường thấy ở người cao tuổi mà xu hướng trẻ hóa bệnh đang ngày một gia tăng. Một phương pháp điều trị mới đang được ứng dụng tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai trở thành hy vọng cho người bệnh và mang đến một cách nhìn mới cho các thầy thuốc trước căn bệnh này.

Chạy đua với thời gian

Không bị tăng huyết áp, không đái tháo đường, chỉ mới ở tuổi 48 nên ông Trần Văn B. (Cẩm Giàng - Hưng Yên) khá tự tin với sức khỏe của mình. Đột nhiên ông B có dấu hiệu liệt nửa người bên phải và không nói được. Ngay lập tức bệnh nhân được gia đình nhanh chóng đưa đến Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai sau 55 phút khởi phát bệnh. Các bác sĩ cho biết, khi vào khoa, tình trạng của bệnh nhân rất nguy kịch, bệnh nhân hôn mê, không nói được, liệt hoàn toàn nửa người bên phải. Ngay lập tức, ông B. được khám và tiến hành làm các xét nghiệm máu, chụp CT sọ não. Đây là trường hợp nhồi máu não do tắc động mạch não giữa giờ thứ nhất. Đúng vào thời điểm này, Khoa Cấp cứu bắt đầu ứng dụng phương pháp mới nhất điều trị tắc mạch máu não bằng thuốc tiêu sợi huyết. May mắn hơn nữa là bệnh nhân đã đến viện kịp thời, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn lựa chọn để dùng thuốc tiêu sợi huyết theo quy trình điều trị chuẩn. Sau hai tuần điều trị, ông B. thoát khỏi bàn tay tử thần và dần hồi phục hoàn toàn, trở lại cuộc sống bình thường.

ThS. Mai Duy Tôn, người trực tiếp học hỏi và ứng dụng phương pháp điều trị mới này cho biết, có rất nhiều nguy cơ dẫn đến tắc mạch máu não. Đó là tuổi cao, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch (đặc biệt rung nhĩ), hút thuốc lá, nghiện rượu, béo phì, đái tháo đường, hẹp động mạch cảnh... Để có cơ may được điều trị hiệu quả, người bệnh cần nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh như: Đột ngột yếu hoặc tê bì mặt, tay hoặc chân, đặc biệt hay xảy ra ở một bên của cơ thể; Đột ngột rối loạn ý thức; Có bất thường về lời nói hoặc hiểu lời nói; Chóng mặt hoặc mất thăng bằng; Đau đầu dữ dội xảy ra đột ngột mà không rõ căn nguyên.

Đột phá trong điều trị tai biến mạch máu não

Theo các chuyên gia hồi sức cấp cứu và tim mạch, hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong thứ 2 sau các bệnh lý tim mạch. Bệnh nhân không chỉ là người cao tuổi mà ngày một trẻ hóa. Bản chất của nhồi máu não là do giảm đột ngột lượng máu đến não, có thể do tắc nghẽn hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn mạch máu do cục máu đông, làm cho tế bào não không được tưới máu, không được nuôi dưỡng, làm giảm ôxy... Quá trình này nếu kéo dài sẽ làm tổn thương tế bào não, thậm chí làm chết tế bào và gây ra các hậu quả mà biểu hiện bằng các dấu hiệu khi ta quan sát, tiếp xúc với người bệnh như đột ngột liệt một bên tay, chân, nói ngọng, nói khó, không nói được, không thể nhận biết được bản thân và người xung quanh.

Theo ThS. Mai Duy Tôn, cùng với các biện pháp cấp cứu, điều trị bệnh triệt để nhất hiện nay là dùng thuốc tiêu sợi huyết sớm trong vòng 3 giờ đầu kể từ khi có triệu chứng đầu tiên, nếu bệnh nhân đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chỉ định và không có các chống chỉ định. Đây là một phương pháp điều trị mới đang được áp dụng tại một số bệnh viện ở phía Nam, còn tại miền Bắc, phương pháp này cũng đang được áp dụng điều trị tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân khi có chỉ định dùng thuốc sẽ được truyền trong vòng 1 giờ, trong thời gian dùng thuốc và sau dùng thuốc, bệnh nhân sẽ được chăm sóc và theo dõi sát tại các đơn vị hồi sức.

Theo kết quả công bố của rất nhiều nước trên thế giới cho thấy, những bệnh nhân được dùng thuốc làm tan cục máu đông này đã mang lại kết quả rất tốt và an toàn cho bệnh nhân.
 
                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục