Khoảng 60% nam từ 60 tuổi trở lên bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt (PĐLTTLT). Trước kia, hầu hết đều phải phẫu thuật. Nay, chỉ khoảng 20% phải phẫu thuật ngay, còn 80% chưa cần hoặc điều trị nội khoa. Việc đánh giá hiệu quả thuốc dựa vào mức khống chế bệnh, mức giảm triệu chứng.

Các hóa dược

Ức chế 5-alpha reductase (5ARI): Enzym 5-alpha reductase có vai trò chuyển testosteron thành dihydrotestosteron; chất này kích hoạt thụ thể androgen trong tiền liệt tuyến (TLT) gây ra sự chuyển mã, giải mã một số yếu tố tăng trưởng (như yếu tố tăng trưởng biểu mô - EGF). Ức chế enzym 5 - alphareductase, làm chậm hay khống chế sự phát triển, giảm  triệu chứng bệnh. Hai thuốc hay dùng: dutasterid và finasterid

PĐLTTLT phát triển chậm. Rối loạn tiểu tiện không tăng theo tỷ lệ thuận hoàn toàn với khối u do chèn ép, mà còn do sự thay đổi hormon. Chỉ  dùng các thuốc này khi có kích  thước TLT lớn. Không nên quá lo lắng, tự ý dùng khi chưa có chỉ định. Khi dùng cũng  không nên nôn nóng (sau 3 tháng mới thấy hiệu lực), không  tự ý ngừng thuốc ( khi chỉ mới gặp vài tác dụng phụ nhỏ).

Chẹn alpha adrenergic: Trong PĐLTTLT, có khoảng 60% thành phần mô tăng sinh là cơ trơn, mô liên kết. Khi thụ thể alpha adrenergic nằm trong cơ trơn bị kích thích thì trương lực cơ trơn tăng, gây rối loạn tiểu. Chẹn alpha adrenergic ngăn sự tăng trương lực cơ, giúp cổ bàng quang mở ra dễ dàng, cải thiện các triệu chứng liên quan đến chức năng tống xuất của bàng quang, giảm rối loạn tiểu tiện. Chẹn alpha adrenergic cũng đối kháng với sự giảm phenylephrin có làm co tổ chức TLT nhưng kém hơn ức chế  5-alpha reductase. Hai thuốc hay dùng là terazosin và prazosin.

Tuy nhiên, các thuốc này làm giảm sự cản trở ngoại vi, dẫn tới hạ huyết áp trên cả tâm thu và tâm trương, ở tư thế đứng và nằm nhưng chậm và ít ảnh hưởng đến nhịp tim. Đối với người bệnh có kèm theo tăng huyết áp cần dùng thận trọng.

Thuốc có hiệu lực nhanh, sau 1-3 tuần các rối loạn tiểu giảm dần. Nếu sau 3 tháng dùng không thấy hiệu quả thì cần khám lại, chọn liệu pháp khác.

Các thảo dược

Cây trinh nữ hoàng cung.

Chiết xuất thảo dược (CXTD) chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thuốc PĐLTTLT (Đức, Pháp 25,3%-36,8% - Italia, Tây Ban Nha 3,5-10%). Cơ chế mới được giả thiết (ức chế 5-alpha reductase, chẹn alpha adrenergic, ức chế tổng hợp prostaglandin) nhưng chưa được chứng minh lâm sàng, thiếu các nghiên cứu dược động học, sinh khả dụng. Chẳng hạn, không chứng minh được giảm PSA máu thì không chấp nhận có cơ chế ức chế 5-alpha reductase. Hiệp hội niệu khoa thế giới (SIU), Hiệp hội niệu khoa Mỹ (AUA) chưa đưa CXTD vào danh  mục điều trị.

Permixon: Chiết từ quả cây cọ lùn Saw pametto (serenoa repens). Nghiên cứu (Carrano-1996) trên 1.098 người, dùng 6 tháng, thấy permison làm giảm các rối loạn tiểu, không giảm thể tích TLT như finasterid. Nghiên cứu (Debruyn-2002) trên 704 người thấy permison làm giảm rối loạn đường tiểu dưới như tamsulosin (chặn alpha adrenergic). Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác ở 112 người, theo đúng thiết kế của WHO (công bố trên NEJM - ) lại thấy hiệu quả permison trên mức giảm rối loạn tiểu, tăng lưu lượng dòng chảy tối đa, giảm thể tích TLT chỉ tương đương như dùng giả dược.

Tadenan: Chiết xuất từ cây đào châu Phi (Pygeum africanum): Năm 2000, Ishani tổng hợp từ 18 nghiên cứu trên 1.562 người, song không có nghiên cứu nào đạt thiết kế như WHO. Các nghiên cứu ngẫu nhiên cho biết hiệu quả chỉ tương tự như permison.

Pepopen: Chiết xuất từ hạt bí ngô (Curcubita ppepo curcubitaceae) có hoạt chất 7-phytosterol. Hiệu quả: giảm số lần tiểu đêm, tăng lưu lượng dòng tiểu tối đa, giảm tiểu sớm, tiểu dắt, tiểu buốt, khó tiểu.

Trinh nữ hoàng cung: Cao lá đã chuẩn hóa alcaloid. Việt Nam đã công bố kết quả nghiên cứu tổng quát: thuốc làm giảm rối loạn tiểu, làm nhỏ thể tích TLT.

Tóm lại: CXTD chỉ làm giảm rối loạn đường tiểu dưới, chỉ có thể dùng trong PĐLTTLT mức nhẹ, ít có nguy cơ  tiến triển.

Một số nghiên cứu mới

Phối hợp ức chế 5-alpha reductase với chẹn alpha adrenergic (ở 35 nước với 4.844 người tham gia trong đợt thử nghiệm đầu là 2 năm), thấy hiệu quả hơn  dùng riêng lẻ. Tiêm vào chỗ tận cùng đầu thần kinh độc tố butolotoxin, độc tố sẽ ức chế sự phóng thích chất dẫn truyền acetylcholin, làm giảm sự co cứng cơ nên giảm tắc nghẽn đường tiểu. Một số nước đã áp dụng, nước ta chưa dùng rộng rãi.

PĐLTTLT không đe đọa tính mạng, thường tiến triển chậm. Biết rõ hiệu năng từng loại  thuốc, dùng đúng thời điểm sẽ có hiệu quả, tránh sự tiến triển nhanh làm bệnh nặng thêm, có thể tránh được phẫu thuật, giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống.

                                                                                      Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục