Cây sim, cỏ mực và mướp đắng là những loại thảo dược dễ tìm, giúp trị ban sởi hiệu quả

Cây sim, cỏ mực và mướp đắng là những loại thảo dược dễ tìm, giúp trị ban sởi hiệu quả

Thời tiết nắng nóng khiến trẻ em thường mắc chứng ban sởi, thân nhiệt dễ bị sốt cao, hay bị nhầm là sốt siêu vi hoặc sốt xuất huyết.

Bằng biện pháp tắm hoặc uống, những bài thuốc nam tại nhà giúp các bậc phụ huynh trị bệnh cho trẻ hiệu quả mà không cần tới bệnh viện.

Khổ qua, cỏ mực...

Bác sĩ Trần Lê Diệu Hương (bệnh viện y học cổ truyền TP.HCM) cho biết, sởi do siêu vi lây truyền bắt nguồn từ thời tiết và môi trường ô nhiễm. Trẻ em vốn sức đề kháng yếu nên là đối tượng dễ mắc bệnh, đặc biệt khi tiếp xúc với người bệnh hoặc lây từ các trẻ khác ở trường học.

Thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày, sau đó nổi ban đỏ, trắng, dạng hột li ti kéo dài 3-5 ngày. Hiện nay, tây y chưa có thuốc đặc trị, chỉ có thể tiêm vắc-xin chủng ngừa siêu vi sởi nhưng chỉ giảm tỉ lệ chứ không trị dứt điểm.

Nếu điều trị sớm, trẻ sẽ tránh được biến chứng viêm phổi (rất thường xảy ra), viêm thanh quản, viêm tai giữa, thậm chí viêm cả não tủy (rất hiếm gặp), nhiễm trùng răng, miệng, ruột, loét giác mạc.

Trong đông y, thường phổ biến các bài thuốc dễ tìm, dễ làm mà không có tác dụng phụ như sau: 

* Lá xoan (theo cách gọi miền Bắc) hoặc sầu đông hay sầu đâu (cách gọi miền Trung, Nam). Chọn lá tươi khoảng 100gr, sau khi hái xuống thì rửa sạch, vò nát với ít muối. Pha với 5l  nước đun sôi để nguội rồi tắm cho trẻ. Sau vài ngày, khi các vết ban sởi trên người trẻ lặn hết thì ngưng tắm.

* Lá, dây, bông cẩm lệ chi (dân gian quen gọi là khổ qua, hoặc mướp đắng) kết hợp các loại thảo dược khác gọi là phương ngoại: 100gr lá khổ qua xanh lục (luôn cả dây và hoa), 50gr sim dại và 50gr lá ổi non. Nấu trong 0,5l nước, còn 150ml. Chia làm 5 phần, cho trẻ uống trong ngày. Uống liên tục  từ 3-5 ngày sẽ hiệu quả.

* 100gr cây cỏ mực (sử dụng toàn thân cây, lá, hoa), 50gr lá, hoa sầu đông, 50 búp ổi và hoa vừa rụng đài hoa, phơi hoặc sao khử thổ vàng nghệ. Tất cả nấu với 200ml nước (3 chén) còn 1 chén. Cho trẻ uống sáng (sau lúc ăn) và chiều (trước lúc ngủ). Sau 2-3 ngày sẽ lộ ban, hết sởi.

* Trẻ từ 2-5 tuổi bị sởi, sốt về đêm, tăng nhiệt, nói sảng, khóc từng cơn: dùng 1 quả dưa hấu đỏ (cỡ 0,8-1,5kg) rửa sạch, để vỏ, thêm vào 20gr lá, hoa sim dại; 20gr lá, hoa khổ qua, ép lấy nước, cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Sau 3 ngày sẽ nổi ban, dứt bệnh.

Cây sim

Cây, lá và trái sim (còn tươi) vị chua ngọt pha chút nhẫn, có thể dùng chữa trị cho trẻ từ 1-10 tuổi chóng dứt sốt, lộ ban sởi, ăn uống, bú sữa trở lại bình thường bằng đơn thuốc sau:

50gr cành, lá sim vừa già, còn tươi, rửa sạch, cắt khúc dài 3cm, sao khử thổ vừa vàng. 100gr trái sim tươi (nếu không có sim tươi thì đổi bằng 30gr trái sim khô mua ở hiệu đông y), 50gr rễ mua thấp (tên khoa học là Melastoma dodecandrum Lour). Tất cả cho vào siêu sắc thuốc, đổ ngập nước, thêm vào ½ muỗng muối và 3gr gừng già.

Đợi thuốc sôi 30 phút rồi nhắc xuống. Cho trẻ uống 3 lần/ngày (khi thuốc còn ấm).

Sau 3 ngày sẽ trổ ban hột đỏ li ti, dứt sốt. Ăn ngủ được.

Ngoài ra, cây sim còn dùng điều trị các bệnh khác cho trẻ như:

Trẻ em hư hàn biến chứng hen khò khè, thở mệt, mắt mờ (từ 6-15 tuổi): dùng 60gr rễ sim khô sắc với 50ml nước, còn 15ml nước. Chia làm 3 phần, uống mỗi ngày, trước bữa ăn.

Trẻ dưới 10 tuổi bị bỏng (do nước sôi, lửa) lấy 50gr rễ sim và 50gr trái sim, sao vàng cháy, tán nhuyễn thành bột, trộn với 5 muỗng canh dầu thực vật hoặc mỡ bò (mỡ tươi thắng chảy), thoa lên chỗ bỏng. Sau 7 ngày sẽ liền da, tiếp tục thoa nghệ để tránh sẹo lồi.

Nếu bị vàng da do gan, sắc 50gr rễ sim; bạch hoa xà, thiệt thảo, nhân trần, kê cốt thảo, điền cơ hoàng (mỗi thứ 15-20gr) với 3 chén nước, còn lại một chén. Uống sau bữa ăn, liên tục trong 3 tuần.

                                                                          Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục