Ở thôn Nà Hán, Tân Liên, Cao Lộc (Lạng Sơn) lâu nay vẫn lan truyền việc bà Hoàng Thị Hậu,( thường gọi là bà Bình), dân tộc Tày, 76 tuổi, ở thôn Nà Hán, có bài thuốc bí truyền chữa bệnh vô sinh. Tin lành đồn xa, hàng ngày có 10 đến 20 cặp đôi hiếm muộn ở trong và ngoài tỉnh tìm đến nhà bà lấy thuốc

 

Mặc dù ngoài trời xuống đến năm độ, rét căm căm, gió từng cơn thổi thốc trên dòng sông Kỳ Cùng nhưng hàng ngày người dân ở thôn Nà Hán, thỉnh thoảng vẫn chứng kiến từng cặp đôi nam nữ, vượt sông trên chiếc cầu tạm bợ, tìm đến nhà bà Hoàng Thị Hậu lấy thuốc.

Khi đến thôn Nà Hán hỏi chuyện, người dân ai cũng biết và gọi bà Hoàng Thị Hậu với niềm tôn kính là "Thần y" chữa vô sinh.

Anh Dương Văn Tuyên, (40 tuổi, nhà ngay gần nhà bà Hoàng Thị Hậu), cho biết: Trước đây là người hiếm muộn, cưới vợ đến sáu năm mà vẫn không có con, đi khám, điều trị nhiều nhưng không có kết quả. Cùng đường mới đến bà Hậu xin lấy thang thuốc chữa vô sinh. Chỉ năm sau đã có tin vui, nay anh có hai người con, đủ cả trai, gái...

Từ hơn 20 năm nay,tiếng lành đồn xa, nhiều cặp đôi hiếm muộn ở nhiều nơi cũng đã đến lấy thuốc của bà Hậu.

Mới 9 giờ 30 phút, bước chân vào nhà bà Hậu đã thấy có năm cặp đôi ngồi trong nhà bà Hoàng Thị Hậu chờ bốc thuốc. Anh Nguyễn Văn Mạnh, ở Cẩm Phả, (Quảng Ninh) nói: Vợ chồng cưới đã gần bốn năm, nhưng chưa có kết qủa gì, Qua người quen giới thiệu, từ hôm qua đã lên Lạng Sơn, sáng nay vào sớm lấy thuốc. Các đôi vợ chồng còn lại ở các huyện, thành phố trong tỉnh.

Chờ sau khi bốc thuốc cho khách xong, bà Hoàng Thị Hậu mới nhỏ nhẹ nói chuyện: “Đây là bài thuốc gia truyền do mẹ bà truyền lại, bà đã bốc thuốc được hơn 30 năm nay, đến giờ không nhớ được bao nhiêu người đến lấy thuốc, có người chữa được, cũng có người không được...Người chữa khởi sau đến cảm ơn, nhận làm con nuôi nhiều lắm, ở tỉnh nào cũng có. Bài thuốc chỉ là những cây lá, củ trên rừng...tự hái về, nên chỉ làm phúc thôi, tuỳ tâm từng người...”

Chủ tịch Hội đông y xã Tân Liên, Hoàng Minh Chiến cho biết: “Ở miền núi có những ông lang, bà mế, biết những bài thuốc nam gia truyền chữa bệnh là chuyện bình thường. Trường hợp của bà Hoàng Thị Hậu cũng vậy. Bà đã bốc thuốc chữa bệnh hiếm muộn cho nhiều người có kết quả, nên đã lan truyền khắp nơi. Đặc biệt do ở thôn có nhiều anh em đi làm ăn ở xa, có nhiều mối quan hệ nên được nhiều người biết đến”.

Giám đốc Bệnh viện y học cổ truyền, Chủ tịch Hội đông y tỉnh Lạng Sơn, ông Nguyễn Thanh Sản nhìn nhận: “Từ trước đến nay, ở nhiều vùng quê trên địa bàn Lạng Sơn có rất nhiều ông lang, bà mế biết những bài thuốc hay. Nhưng họ không đăng ký, không cho ai biết...mà họ tự chữa bệnh theo kiểu dân gian. Kết quả thế nào khó đánh giá toàn diện. Chỉ có người bệnh dùng thuốc, khi khỏi bệnh thì tự mách bảo lẫn nhau.

Ông Sản cho biết, có những bài thuốc dân gian, tỷ lệ khỏi bệnh đạt hơn 80%.

Theo ông Sản, thời gian tới, tỉnh sẽ có biện pháp sưu tầm, vận động các ông lang, bà mế hiến những bài thuốc hay, để tiếp tục nghiên cứu, gìn giữ và phát huy những bài thuốc cổ truyền của bà con các dân tộc, phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏc nhân dân.

 

                                                     Theo NhanDan
 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục