Hộ chăn nuôi xóm Nà Mặn, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) che chắn chuồng nuôi gia súc.

Hộ chăn nuôi xóm Nà Mặn, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) che chắn chuồng nuôi gia súc.

(HBĐT) - Liên tục có những đợt không khí lạnh tràn về, diễn biến của những đợt rét đậm dự báo sẽ còn phức tạp, kéo dài trong nhiều ngày tới. Tuy nhiên, ở không ít xã vùng cao của huyện Đà Bắc như Mường Chiềng, Giáp Đắt, Tân Pheo..., công tác phòng, chống rét cho gia súc vẫn còn chủ quan, lơ là.

 

Xã Mường Chiềng có khoảng 380 hộ chăn nuôi gia súc với tổng đàn trâu, bò hiện có trên 950 con. Theo cán bộ thú y Hà Văn Đứng, 100% hộ đã làm được chuồng nuôi bán kiên cố nhưng chỉ có 50% hộ thực hiện che chắn chuồng nuôi. Đưa chúng tôi đến tìm hiểu thực tế tại xóm Nà Mặn, gặp gỡ, trao đổi với hộ dân được biết: Hồi đầu vụ rét, cán bộ thú y, khuyến nông viên có tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng - chống đói, rét cho gia súc. Tuy nhiên, việc áp dụng trong thực tiễn của hộ chăn nuôi còn hạn chế. Cụ thể, qua kiểm tra tại 4 hộ có 3 hộ chưa che chắn chuồng trại. Riêng phòng - chống đói cho gia súc, các hộ chăn nuôi cơ bản đã chuẩn bị rơm khô, tận dụng cỏ tự nhiên và cây chuối làm thức ăn cho trâu, bò.  

 

Đồng chí Bàn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Giáp Đắt cho biết: UBND xã đã triển khai chỉ đạo công tác phòng - chống đói, rét cho vật nuôi vụ đông - xuân năm 2013 - 2014 thông qua các cuộc họp giao ban, chỉ đạo trưởng thôn, thú y viên và khuyến nông viên hướng dẫn người chăn nuôi có các biện pháp phòng - chống đói, rét nhưng UBND xã đến nay vẫn chưa ban hành được kế hoạch cụ thể về công tác này. Với tổng đàn trâu, bò hiện có gần 1.000 con, trên 1.150 con lợn, 70% hộ có chuồng nuôi bán kiên cố, 50% hộ có các biện pháp che chắn chuồng nuôi. Về công tác chuẩn bị dự trữ thức ăn thô được các hộ thực hiện khá tốt.

 

Theo ghi nhận của chúng tôi trong chuyến kiểm tra tình hình phòng, chống đói, rét cho gia súc mới đây, nhiều hộ chăn nuôi vùng cao còn chủ quan trong bảo vệ gia súc vốn là tài sản không hề nhỏ của gia đình. Đơn cử như chủ hộ Xa Văn Sự ở xóm Đắt 1, xã Giáp Đắt hiện nuôi 5 con bò, bê nhưng chuồng trại không hề che chắn, rơm, rạ rải ngổn ngang, không dự trữ làm thức ăn đúng cách. Đàn bò bị bỏ mặc, lẩy bẩy chống chọi với giá rét trong khi nhiệt độ ngoài trời thường xuyên 5 - 100C. Chủ hộ Xa Văn Siềng ở xóm Nà Mặn, xã Mường Chiềng kể từ đầu vụ rét đến nay, mấy tấm bạt lớn vẫn cất kỹ trong nhà, khi đoàn kiểm tra đến đôn đốc, hướng dẫn, gia đình mới đem ra che chắn cho gia súc.

 

Đà Bắc là huyện vùng cao có tổng đàn gia súc tương đối lớn với khoảng 15.700 con trâu, bò. Qua trao đổi với đồng chí Bùi Khắc Vinh, Phó phòng NN&PTNT huyện, có 7.800 hộ chăn nuôi gia súc nhưng chỉ có khoảng 800 hộ, tương đương 10,2% hộ có chuồng nuôi kiên cố, khoảng 70% hộ có các biện pháp che chắn chuồng nuôi. Tình trạng chuồng trại được che chắn chiếm tỷ lệ rất thấp ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Biện pháp che chắn chủ yếu bằng phương pháp thủ công bằng phên, nứa, chiếu, vải... nên hiệu quả chưa cao. Thêm vào đó, số hộ làm cây rơm, nhà rơm, dự trữ ngọn mía, thân ngô, cỏ làm thức ăn cho trâu, bò cũng chưa nhiều.

 

Trước vấn đề đặt ra hiện nay là tập quán chăn nuôi, nhận thức của bà con ở một số nơi trong vùng về công tác phòng - chống đói, rét cho gia súc còn hạn chế, UBND huyện tập trung đôn đốc, yêu cầu các xã khẩn trương ban hành kế hoạch chỉ đạo, phân công cán bộ cơ sở kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp phòng - chống đói, rét cho trâu, bò, lợn. Hệ thống thú y viên, khuyến nông viên, trưởng thôn nâng cao vai trò, trách nhiệm vận động, hướng dẫn người chăn nuôi che chắn chuồng trại để tránh gió lùa, dự trữ thức ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng, di chuyển gia súc về chuồng nuôi để có sự quản lý, không chăn thả và cho trâu, bò làm việc vào những ngày sương giá, nhiệt độ dưới 120C.

 

 

                                                                               Bùi Minh

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục