(HBĐT) - Massage, xông hơi, karaoke, quầy bar, bàn bi-a, các phòng nghỉ riêng tư rộng chừng 10 m2, nhà sàn bê tông, khách sạn xây mới theo phong cách hiện đại... Đó là những hình ảnh đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các bản, làng du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh ta. Nó đã làm cho bức tranh yên bình, đậm đà bản sắc văn hóa ngày càng trở nên hỗn tạp, méo mó. Khách du lịch sụt giảm, văn hóa truyền thống mai một, tiềm ẩn nguy cơ tai - tệ nạn xã hội là “góc khuất” đang diễn ra tại các bản, làng du lịch cộng đồng hiện nay.

Ngay đầu bản Văn (thị trấn Mai Châu) nhà nghỉ bản Văn được xây mới khang trang, đồ sộ cao 3 tầng che khuất dãy nhà sàn phía bên trong.

 

Chọn lợi nhuận hay giữ gìn bản sắc?

“Án ngữ ngay đầu bản Văn (thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu) là Nhà nghỉ bản Văn vừa được xây mới, kiến trúc hiện đại gồm 3 tầng. Nhà nghỉ to sừng sững với đầy đủ các dịch vụ ăn, uống ngủ, nghỉ đã che khuất cả dãy nhà sàn truyền thống phía bên trong. Sự xuất hiện của khối bê tông này đã thực sự khiến cho du khách ngỡ ngàng pha chút thất vọng và giảm mất hứng thú trước khi bước vào khám phá bản du lịch truyền thống của người Thái. Từ bản Văn, quay về Pom Coọng, ngay ven khu ruộng xanh mướt, nổi bật giữa những ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái là một nhà nghỉ được xây dựng kiên cố với khoảng 5 - 6 phòng nghỉ và 2 tầng bán cafe. Càng đi sâu vào trong lòng bản Pom Coọng rồi xuyên sang bản Lác, chúng tôi tiếp tục bắt gặp nào quán bar, quầy bar, dịch vụ massage, quán karaoke.ở đầu bản Lác là quán bi - a và nhà bếp 3 tầng được xây dựng kiên cố đang bước vào giai đoạn hoàn thiện. Từ Mai Châu, trở về Cao Phong, đến với bản du lịch Giang Mỗ (xã Bình Thanh), chúng tôi tiếp tục ghi nhận sự xuất hiện một ngôi nhà sàn được làm bằng bê tông ở giữa bản.

 

Trăn trở về thực trạng này, đồng chí Lưu Huy Linh, Phó giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Những năm gần đây, hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Số lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ngày càng nhiều, doanh thu từ hoạt động du lịch năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, hiện nay, tại một số điểm du lịch cộng đồng đã phát sinh tình trạng các hộ dân xây nhà nghỉ, nhà ở, bếp bằng bê tông làm mất đi vẻ đẹp hoang sơ, phá vỡ không gian văn hóa nhà sàn truyền thống của các dân tộc. Đồng thời, tại các điểm du lịch cộng đồng đã xuất hiện các hộ gia đình kinh doanh các dịch vụ không phù hợp với hoạt động du lịch cộng đồng như massage, xông hơi, karaoke, quán bar, bán rong đồ ăn và mở quán ăn trong các điểm du lịch cộng đồng. Đây là hiện trạng cần chấn chỉnh ngay để trả lại cho du lịch cộng đồng sự hấp dẫn nguyên bản.

 

Tuy nhiên, theo thực tế tìm hiểu của chúng tôi tại các hộ gia đình đang kinh doanh những dịch vụ này tại bản Lác chia sẻ: Tất cả đều xuất phát từ nhu cầu của du khách. Có cầu nên có cung. Khách đến các bản du lịch cộng đồng phần nhiều là sinh viên, người trẻ tuổi nên cần có các dịch vụ hiện đại đi kèm đáp ứng nhu cầu. Du khách, nhất là du khách trẻ đến bản Lác không thích thú tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán hay đạp xe ngắm cảnh mà lại cắm cúi với các dịch vụ vui chơi giải trí hoặc tâm sự riêng tư trong các căn phòng nhỏ.

 

Bị cuốn theo dòng xoáy kinh tế thị trường, bản sắc văn hóa dân tộc, nét đẹp truyền thống đang dần mất đi. Phải lựa chọn giữa lợi nhuận hay giữ gìn bản sắc đang là thách thức lớn đang đặt ra cho các bản làng du lịch cộng đồng hiện nay.

 

Giữ gìn bản sắc để phát triển du lịch

 

Đồng chí Hà Thị Hòa  Trưởng phòng VH   TT huyện Mai Châu cho biết: Hiện tượng này bắt đầu xuất hiện tại Mai Châu từ năm 2009 nhưng vì chưa có các quy định, tiêu chí cụ thể về bản du lịch cộng đồng nên rất khó trong công tác quản lý, chấn chỉnh. Luật du lịch và Luật xây dựng cũng không có quy định về việc cấm xây dựng khách sạn, nhà nghỉ bằng bê tông và các dịch vụ tại các điểm du lịch cộng đồng. Do đó, chính quyền các cấp cũng như ngành chức năng chưa ngăn chặn được. Thời gian gần đây, chúng tôi nhận được khá nhiều phản ánh của người dân cũng như khách du lịch về vấn đề này.

 

Qua tìm hiểu thực tế tại Mai Châu, chúng tôi được biết đang có hiện tượng chuyển dịch khách du lịch từ các bản du lịch cộng đồng truyền thống như bản Lác, bản Văn, bản Pom Coọngđến các điểm du lịch còn khá bản sắc và hoang sơ như bản Bước (xã Xăm Khòe), xã Piềng Vế, xã Ba Khan, xã Thung Khe, xã Bao La.Bởi vì các vấn đề mới phát sinh đã khiến cho bản du lịch cộng đồng mất đi vẻ đẹp hoang sơ, sự hấp dẫn, phá vỡ không gian văn hóa nhà sàn của các dân tộc như Mường, Thái. Đặc biệt, các loại hình dịch vụ như massage, xông hơi, karaoke, quán barcòn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tai - tệ nạn xã hội, gây mất ANTT cũng khiến cho du khách e ngại.

 Trước thực tế rất đáng lo ngại này, ngày 18/7/2016, UBND huyện Mai Châu đã ban hành công văn số 699/UBND–VHTT. Trong đó nêu rõ, UBND huyện yêu cầu các xã, thị trấn vận động nhân dân không xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, nhà ở, bếp bằng bê tông tại các điểm du lịch cộng đồng đã được quy hoạch; không kinh doanh các dịch vụ như: massage, xông hơi, karaoke, internet, quầy bar, quán bar, bàn bi  a, bán rong đồ ăn và mở quán ăn trong các điểm du lịch cộng đồng. Đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân mặc trang phục dân tộc trong các ngày lễ, tết và những ngày có khách đến thăm quan du lịch. Hướng dẫn và quản lý việc mở căng tin bán hàng lưu niệm, nước uống, chất lượng đội văn nghệ dân gian và các dịch vụ khác không phù hợp với hoạt động du lịch cộng đồng.

 

Sức hấp dẫn của bản làng du lịch cộng đồng chính là sự nguyên sơ và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống. Mất đi những giá trị này, du lịch cộng đồng sẽ không còn sức sống. Nếu không giải quyết các vấn đề phát sinh này một cách kiên quyết và triệt để thì trong tương lai không xa những bản làng du lịch bình yên, mang lại nguồn thu lớn cho người dân, là niềm tự hào của Hòa Bình như Giang Mỗ, bản Lác, bản Vănsẽ chỉ còn là ký ức.

 

                                                                                    Dương Liễu

 

 

Các tin khác


Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục