(HBĐT) - Mông Cổ sẽ xuất khẩu sang Việt Nam thịt dê, cừu đông lạnh và nhập khẩu từ Việt Nam máy móc, thiết bị hoặc liên doanh để xây dựng Nhà máy chế biến rau quả, khoai tây tại tỉnh Tuv (Mông Cổ). Tỉnh Tuv tạo điều kiện để tỉnh Hòa Bình tiếp thị, quảng bá và xuất khẩu các sản phẩm nông sản địa phương, gỗ ép, sản phẩm thủ công mỹ nghệ… tại thị trường Mông Cổ. Đó là phần "lõi” trong nội dung cuộc hội đàm giữa Thường trực HĐND tỉnh Hòa Bình với Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Tuv (Mông Cổ) diễn ra tại tỉnh ta vào đầu tháng 10/2018. Đây được coi là bước tiến mới trong lộ trình tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa chính quyền và nhân dân hai tỉnh từ hai đất nước khá xa xôi Việt Nam - Mông Cổ.

Tháng 10/2018, Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Tuv do ngài TS. Enkhbat, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuv làm trưởng đoàn đã đáp chuyến bay dài qua 3 chặng để đến thăm vùng đất, con người của Hòa Bình. Tôi may mắn có mặt trong suốt hành trình của đoàn và đã thấy rõ những tình cảm chân thành, trọng thị của những người bạn đến từ đất nước xa xôi dành cho tỉnh ta. Khi đến chào xã giao đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh, ngài TS. Enkhbat, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuv đã bày tỏ cảm nhận của riêng mình: Tuy cách xa về mặt địa lý, nhưng Hòa Bình và tỉnh Tuv có nhiều nét tương đồng. Cùng là tỉnh giáp ranh với thủ đô của đất nước, có tiềm năng, thế mạnh về lĩnh vực nông nghiệp, du lịch…

 


Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Tuv (Mông Cổ) cùng lãnh đạo HĐND tỉnh ta thăm quan và chụp ảnh lưu niệm tại vùng cam Cao Phong.

Theo lời giới thiệu của ngài TS. Enkhbat: Đất nước Mông Cổ rộng lớn với những thảo nguyên bao la, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi đại gia súc và khai khoáng. Với tỉnh Tuv, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp của tỉnh hiện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc nội của đất nước. Đàn gia súc của tỉnh duy trì4,7 triệu con, đứng thứ 3 trong các tỉnh chăn nuôi gia súc ở Mông Cổ. Với sản lượng 18-26 ngàn tấn khoai tây, 8-11 ngàn tấn rau quả, hàng năm, tỉnh Tuv không chỉ cung cấp đủ nguồn thịt, sữa, rau, củ cho Thủ đô Ulanbator mà còn dư để xuất khẩu. Hiện, khoảng 70% sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Mông Cổ được sản xuất từ tỉnh Tuv.

Cùng với những thông tin giới thiệu về vùng đất, con người của tỉnh Tuv nói riêng, đất nước Mông Cổ nói chung là lời đề nghị củng cố, thắt chặt hơn mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền và nhân dân hai tỉnh.

Đáp lại lời đề nghị chân tình của những vị khách đến từ thảo nguyên bao la, ấm áp những bản tình ca du mục, trong những ngày ở Hòa Bình, Thường trực HĐND tỉnh đã dẫn đoàn đi thăm mô hình phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại huyện Mai Châu; thăm vùng cam Cao Phong và Khu công nghiệp Lương Sơn. Đến mỗi nơi, những người bạn Mông Cổ đều bày tỏ sự ngạc nhiên, thú vị và cho rằng: Hòa Bình - nơi đậm đà bản sắc văn hóa, ấm áp tình người và năng động trong phát triển kinh tế, xã hội cũng như hội nhập.


Lãnh đạo Công ty TNHH Minh Trung giới thiệu sản phẩm cháo sen bát bảo Minh trung với những người bạn đến từ đất nước Mông Cổ. 

Trong đoàn khách quýt tỉnh Tuv, ngoài các đại biểu HĐND tỉnh còn có đại diện một số doanh nghiệp, Giám đốc Ngân hàng Trung ương Mông Cổ - Chi nhánh tỉnh Tuv, Giám đốc đoàn nghệ thuật tỉnh. Thưởng thức những trái cam thanh, ngọt và không gian ngợp mắt của nhà vườn Thủy Nga ở khu 6, thị trấn Cao Phong, người nghệ sỹ duy nhất trong đoàn vui tay kéo đàn Morin Khuur (một nhạc cụ truyền thống của Mông Cổ) và cất cao giọng hát bằng cổ họng (lối hát đồng song thanh - khoomei/khomij của người Mông Cổ). Hay, độc, lạ, tất cả say sưa cùng điệu nhạc, tạm quên đi sự khác biệt về ngôn ngữ.

Mang theo lời đề nghị cùng hợp tác, phát triển, đến với Khu công nghiệp Lương Sơn, đại diện các doanh nghiệp của tỉnh Tuv say sưa tìm hiểu về cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Sự ủng hộ của chính quyền đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Tiềm năng, thế mạnh để phát triển công nghiệp của Hòa Bình là gì và đã được khai thác ra sao…? Nếm thử những sản phẩm đồ hộp được sản xuất tại Nhà máy Cháo sen bát bảo Minh Trung, những người bạn Mông Cổ đặt câu hỏi: Các sản phẩm này đã được xuất khẩu tới các nước trong khu vực và trên thế giới? Câu hỏi đầy ẩn ý vì đất nước Mông Cổ có đặc trưng là thảo nguyên bao phủ. Nếu nói về các sản phẩm lương thực, nước bạn sản xuất chủ yếu lúa mì, lúa mạch và khoai tây nên khi thử những món ăn được làm từ ngũ cốc họ cảm nhận dư vị đặc biệt. Hơn thế, đất nước Mông Cổ có khí hậu hết sức khắc nghiệt: lạnh tới - 30 độ C vào mùa đông và nóng tới 37 độ C vào mùa hè, đại đa số người dân sống bằng nghề chăn thả du mục nên họ đặc biệt quan tâm tới những sản phẩm đồ hộp.

Nắm bắt được "ẩn ý” trong câu hỏi của một doanh nhân Mông Cổ, ông Nguyễn Đắc Minh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Trung, người sáng lập ra dòng sản phẩm cháo sen bát bảo đưa lời quảng bá: Cho đến nay, các sản phẩm của cháo sen bát bảo Minh Trung đã có mặt ở hầu khắp các siêu thị, trung tâm thương mại trên toàn quốc và đã được xuất khẩu sang một số nước trên thế giới như Tazania, Nga, Nam Phi… những quốc gia, lãnh thổ ưa chuộng thực phẩm đồ hộp.

Trên cơ sở Bản ghi nhớ hợp tác giữa HĐND tỉnh Tuv và HĐND tỉnh Hòa Bình được ký kết vào tháng 3/2018 thì chuyến thăm Hòa Bình của Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Tuv lần này là chuyến công du mang nhiều mục đích. Trong đó, mục đích chính là thúc đẩy mối quan hệ hợp tác về kinh tế và phát triển mối quan hệ ngoại giao giữa chính quyền và nhân dân hai tỉnh. Vì lẽ đó, tại cuộc hội đàm giữa Thường trực HĐND hai tỉnh được tổ chức vào ngày 5/10/2018 tại Hòa Bình, hai bên đã thống nhất một số nội dung: Tỉnh Hòa Bình sẽ tổ chức chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Tuv vào đầu năm 2019 nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xúc tiến hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng, đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh.

Về nội dung hợp tác, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh gợi mở: Các doanh nghiệp của tỉnh Hòa Bình sẽ tổ chức nghiên cứu thị trường, tiến tới liên doanh, hợp tác với các doanh nghiệp của tỉnh Tuv để đầu tư các dự án lĩnh vực khai khoáng, xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn… tại tỉnh Tuv. Mở rộng kết nối thị trường xuất khẩu hàng may mặc, linh kiện điện tử, chế biến lâm sản giữa hai tỉnh. Xuất khẩu thịt lợn, gà, cá lòng hồ Hòa Bình, rau, cam, bưởi, gỗ và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ… sang thị trường Mông Cổ. Đồng thời, nhập khẩu thịt dê, cừu, ngựa, lạc đà và các sản phẩm, nguyên liệu từ lông, da thú của Mông Cổ sang thị trường Việt Nam. Trong lĩnh vực văn hóa, du lịch sẽ hợp tác khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu mở rộng thị trường khách du lịch từ tỉnh Tuv đến Hòa Bình và ngược lại. Tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Tuv và tỉnh Hòa Bình cho du khách hai tỉnh nói riêng và hai nước Việt Nam - Mông Cổ nói chung. Hợp tác để bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo riêng giữa tỉnh Tuv và tỉnh Hòa Bình.

Trong lời chào kết thúc chuyến thăm tốt đẹp tới tỉnh Hòa Bình, ngài TS. Enkhbat, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuv hân hoan chia sẻ: Đây thực sự là chuyến đi mang nhiều ý nghĩa. Với những thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, tỉnh Tuv và tỉnh Hòa Bình đã xích lại gần nhau hơn. Những cái bắt tay thân thiện giữa lãnh đạo chủ chốt và cộng đồng doanh nghiệp hai tỉnh góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ ngoại giao giữa 2 quốc gia Việt Nam - Mông Cổ. Hiện, Mông Cổ đang chuẩn bị khánh thành và khai thác sân bay quốc tế đặt tại tỉnh Tuv. Như vậy, đường bay từ Hòa Bình tới tỉnh Tuv sẽ được rút ngắn hơn. Chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tỉnh Tuv mong được đón những người bạn Hòa Bình đến với đất nước Mông Cổ vào một ngày gần nhất.


                                                                        Thúy Hằng

 


Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục