(HBĐT) - Biến chủng mới liên tục xuất hiện, khả năng lây lan mạnh, dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Thời gian qua, cùng với cả nước, tỉnh đã dồn mọi nguồn lực cho cuộc chiến chống dịch cam go này. Với sự nỗ lực, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân, tỉnh đã giữ vững vùng xanh an toàn. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, để chung sống an toàn với đại dịch, thực hiện thắng lợi mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế là thách thức lớn, đòi hỏi có sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và sự quyết tâm của Nhân dân.





Nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa sản xuất, Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin mũi 3 cho công nhân trong khu công nghiệp Lương Sơn.

Thách thức mới trong trạng thái bình thường mới

Từ nhiều tháng nay, nhiều gia đình trên địa bàn TP Hòa Bình duy trì thói quen đi chợ theo tuần, nấu ăn sáng hàng ngày cho con thay vì cho con ăn sáng ở ngoài như trước. Luôn đeo khẩu trang, tránh chỗ đông người, thường xuyên rửa tay sát khuẩn đã là thói quen hàng ngày của rất nhiều người. Tại nhiều địa phương, dù cuộc sống đã trở lại bình thường nhưng đường sá vắng hơn, hàng quán đóng cửa trước 22 giờ, các điểm vui chơi, cửa hàng giảm công suất phục vụ. Không lơ là trong phòng, chống dịch (PCD), chủ động, thực hiện nghiêm "5K + vắc xin + ý thức" vẫn là giải pháp quan trọng mà tỉnh đã áp dụng nhằm trở lại trạng thái bình thường mới.

Dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên còn diễn biến phức tạp, khó lường, các chủng vi rus SARS-CoV-2 liên tục thay đổi, khả năng lây lan bệnh cao, nhanh, các tỉnh, thành phố giáp ranh có nhiều ca bệnh lây trong cộng đồng. Vì vậy, nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát luôn thường trực trên địa bàn tỉnh. Theo báo cáo của ngành y tế, cộng dồn đến nay, toàn tỉnh ghi nhận gần 5.000 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2. Đặc biệt, chỉ trong một thời gian ngắn, tính từ tháng 10/2021 đến nay, tỉnh tăng từ hơn 60 ca lên hơn 4.000 ca. Nhiều ngày liên tục số ca mắc mới trong ngày hơn 100, 200 ca, chủ yếu là các ca lây nhiễm cộng đồng. Nhiều ổ dịch mới, phức tạp xuất hiện trong cộng đồng kéo dài và khó kiểm soát, gây áp lực lên hệ thống y tế. Phát biểu tại hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022, đồng chí Bùi Thu Hằng, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Hiện nay, biến thể Covid-19 rất phức tạp và khó kiểm soát, nhiều người mặc dù đã tiêm đủ 2 mũi nhưng nguy cơ lây nhiễm vẫn cao. Đối với những người có bệnh lý nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai và người chưa tiêm đủ liều vắc xin thì khả năng bệnh chuyển biến nặng rất nhanh. Trong khi đó, toàn tỉnh còn khoảng 6.000 người là người cao tuổi, có bệnh nền chưa được tiêm vắc xin. Sẽ là nguy cơ rất lớn nếu mắc Covid-19.

Với thực trạng đó, ngành y tế tỉnh đánh giá: Thách thức lớn nhất hiện nay chính là ca nhiễm cộng đồng liên tục tăng nhanh, gây áp lực cho hệ thống y tế. Vẫn còn số lượng lớn người già, người có bệnh lý nền, phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi chưa được tiêm vắc xin, nguy cơ bệnh chuyển nặng rất nhanh nếu mắc Covid-19. Thực tế đó đòi hỏi hơn lúc nào hết cần thực hiện nghiêm các quy định PCD.

Mặt khác, vẫn còn tình trạng một bộ phận người dân chưa thực hiện nghiêm các quy định, biện pháp PCD triệt để, làm ảnh hưởng đến công tác PCD của địa phương như tập trung đông người, tụ tập ăn uống không đảm bảo các điều kiện giãn cách.

Bình thường mới phải đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh

Trở lại trạng thái bình thường mới nhưng phải đảm bảo an toàn và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Đó là mục tiêu và cũng là yêu cầu tỉnh đặt ra khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ. Để đạt được mục tiêu, tỉnh kiên trì thực hiện "5K + vắc xin + ý thức + công nghệ".
Là lực lượng tuyến đầu chống dịch, trong giai đoạn hiện nay, ngành y tế xác định tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của hệ thống y tế dự phòng và y tế cơ sở; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên và mũi 3 trong quý I/2022, đặc biệt, ưu tiên đối tượng thường xuyên di chuyển, đối tượng có nguy cơ cao. Điều trị toàn diện, triệt để, giảm tử vong là ưu tiên hàng đầu, nhất là đối với người có nguy cơ cao. Mở rộng triển khai mô hình trạm y tế lưu động điều trị, quản lý các trường hợp F0 trên địa bàn.

Theo đồng chí Bùi Thu Hằng, Giám đốc Sở Y tế, có thể nói trong hơn 1 năm qua và nhất là giai đoạn hiện nay, đòi hỏi hơn nữa sự quyết liệt triển khai công tác PCD, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong công tác PCD. Người dân trở thành trung tâm, chủ thể trong PCD. Chủ động, kiên định với biện pháp PCD đã đề ra, đó là "chủ động ngăn chặn - phát hiện sớm - cách ly kịp thời - khoanh vùng gọn - dập dịch triệt để và điều trị hiệu quả”. Bám sát quan điểm luôn đi trước một bước của Chính phủ và kiên định phương châm "4 tại chỗ", chú trọng vai trò chủ động của chính quyền các cấp, phát huy sức mạnh người dân, sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp. Thực hiện chiến lược một cách linh hoạt, hiệu quả, vừa đảm bảo công tác PCD vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Để làm được điều này không chỉ ngành y tế mà cần có sự phối hợp của tất cả các cấp, các ngành, đặc biệt là Nhân dân.

Trước thực tế tình hình dịch Covid-19 hiện nay, theo đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh: Cần phải xác định dịch bệnh còn kéo dài và phức tạp. Vì vậy, để chung sống an toàn với đại dịch, các địa phương khẩn trương rà soát đối tượng chưa tiêm vắc xin để tuyên truyền, vận động người dân tiêm phòng. Đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 2, mũi 3 cũng như chủ động phương án chống biến thể Omicron xâm nhập địa bàn. Ngoài ra, các ngành chức năng, địa phương cần phát huy vai trò tổ Covid-19 cộng đồng, quan tâm kiểm soát, giám sát chặt chẽ công tác khai báo y tế người về từ vùng dịch, công tác cách ly, không để lây lan dịch bệnh. Trên hết, người dân phải nêu cao ý thức tự giác, nhất là tuân thủ nghiêm "5K" trong PCD.


Nhóm P.V Phòng Văn hoá - Xã hội

Các tin khác


Vùng động lực - “tàu kéo” phát triển kinh tế

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn và phía Bắc huyện Lạc Thủy được xác định là vùng đô thị - công nghiệp, vùng động lực (VĐL) KT-XH của tỉnh, là động lực kéo theo các tiểu vùng khác phát triển. Với vai trò quan trọng này, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách đặc thù và cùng với nỗ lực của các địa phương, VĐL đang dần trở thành vùng phát triển năng động, có mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, tác động lan tỏa tới các vùng khác của tỉnh.

Lên Đồi Thung nghe gió còn thổi mãi

(HBĐT) - Mùa này, chúng tôi lên Đồi Thung, xã Quý Hòa (Lạc Sơn) để ngủ tròn một giấc. Đồi Thung có hai lần khai mở. Theo người già kể lại, đầu thể kỉ XX, nơi đấy mới có người mở đất, lập xóm, thôn. Rồi chừng hơn trăm năm sau nữa lại mới có được một con đường bê tông kiên cố trải quanh xóm bằng nỗ lực của các cấp chính quyền và Nhân dân. Vượt lên vô vàn cái khó mà người vùng núi mới hiểu, điện, đường, trường, trạm… lên đây làm bạn với chưa đầy trăm hộ dân. 

Ngọt ngào mật ong Lạc Sỹ

(HBĐT) - Nhà nuôi ít thì 4 - 5 đàn, nhiều thì lên đến cả trăm đàn. Những năm gần đây, cùng với nghề trồng rừng, nghề nuôi ong lấy mật đã, đang đem lại sự ấm no cho vùng quê nghèo Lạc Sỹ (Yên Thủy). Thứ mật ngọt từ núi rừng này đang có nhiều cơ hội phát triển khi được huyện công nhận sản phẩm đạt chuẩn 3 sao OCOP cấp huyện và trong thời gian tới đưa đi tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Ghi ở vùng tâm dịch Pà Cò

(HBĐT) - Tình hình dịch Covid-19 tại xã Pà Cò (Mai Châu) đang diễn biến ngày càng phức tạp với số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tiếp tục gia tăng. Ban chỉ đạo phòng chống dịch (PCD) Covid-19 huyện Mai Châu đã thành lập tổ công tác đặc biệt, cùng các lực lượng y tế, công an… hỗ trợ xã tập trung chống dịch.

Xin vĩnh biệt người chiến sỹ cuối cùng của “Đội tự vệ đỏ”

(HBĐT) - Có nhiều dịp được gần gũi, trò chuyện với cụ Lê Thị Tâm, lão thành Cách mạng. Lần nào cũng vậy, chúng tôi được nghe cụ kể nhiều về những ngày đầu tham gia hoạt động cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa và những ngày tháng đi "gieo” những "hạt giống đỏ” cho phong trào cách mạng trên vùng rừng núi Đà Bắc...

Nghe nhân chứng sống kể chuyện lịch sử

(HBĐT) - Từng dòng chữ được phác vội trên giấy bằng đôi tay hao gầy, run run của người cựu chiến sỹ Nguyễn Văn Hai, tổ 11, phường Thịnh Lang (TP Hoà Bình) tham chiến ở Chiến dịch Hoà Bình năm xưa khiến chúng tôi không khỏi xúc động về một thời hoa lửa mà các cụ ông, cụ bà đã trải qua. Năm ấy, Chiến dịch Hoà Bình diễn ra khốc liệt với những mất mát, nhưng cùng với đó là những chiến công vang dội khiến thực dân pháp "vỡ mộng” với âm mưu lập "Xứ Mường tự trị” trên đất Hoà Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục