(HBĐT) - Nhà nuôi ít thì 4 - 5 đàn, nhiều thì lên đến cả trăm đàn. Những năm gần đây, cùng với nghề trồng rừng, nghề nuôi ong lấy mật đã, đang đem lại sự ấm no cho vùng quê nghèo Lạc Sỹ (Yên Thủy). Thứ mật ngọt từ núi rừng này đang có nhiều cơ hội phát triển khi được huyện công nhận sản phẩm đạt chuẩn 3 sao OCOP cấp huyện và trong thời gian tới đưa đi tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh.



Sản phẩm mật ong Lạc Sỹ của HTX nông nghiệp Lạc Sỹ (Yên Thủy) được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp huyện.

Một ngày đầu đông, chúng tôi đến thăm Lạc Sỹ. Nắng vàng như trải mật trên những cánh rừng keo bạt ngàn, càng làm cho nơi đây trở nên thơ mộng, cuốn hút. Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến nhà anh Bùi Văn Khoa, Giám đốc HTX nông nghiệp Lạc Sỹ. Vừa đến nơi cũng là lúc anh Khoa đi kiểm tra một vòng đàn ong của gia đình về. Thấy có khách từ phương xa đến, anh mang chai mật mới quay ra giới thiệu với mọi người. Anh chia sẻ: Vào thời điểm cuối thu, trời hanh khô nên các loại hoa cũng tàn hết, do đó lượng mật không được nhiều như mùa hè. Tuy nhiên, vào mùa này, ong ăn thêm nhựa keo và nhựa các loại cây khác nên có tác dụng chữa bệnh khá tốt. Nguồn thức ăn chủ yếu từ hoa tạp và nhựa keo cũng là một trong những điểm đặc biệt của mật ong Lạc Sỹ so với các loại mật ở địa phương khác. 

Nghề nuôi ong lấy mật ở Lạc Sỹ đã có từ rất lâu, bắt nguồn từ việc những người đi rừng khai thác mật ong trong tự nhiên, đưa về nhà để sử dụng trong gia đình. Qua thời gian, bà con bắt đầu học cách bắt ong trong rừng mang thả vào những tổ ong đã được đóng sẵn, rồi chúng đi hút hoa, cho mật. Cứ thế, nghề nuôi ong lấy mật dần được phát triển và nhân rộng, trở thành sinh kế của bà con nơi đây. Tận dụng điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi, diện tích rừng rộng với đa dạng các loại cây, hoa khác nhau, là nguồn thức ăn dồi dào cho đàn ong. Ngoài ra, kỹ thuật nuôi ít phức tạp, không cần đầu tư nhiều về vốn cũng là những điều kiện quan trọng để phát triển nghề nuôi ong ở Lạc Sỹ. Đến nay, toàn xã đã có gần 200 hộ nuôi ong, nhiều hộ phát triển kinh tế khá nhờ nuôi ong như gia đình ông Bùi Văn Thông - xóm Thống Nhất nuôi gần 100 đàn, ông Bùi Văn Chiểu - xóm Sào Vót nuôi 50 đàn...

Đặc biệt, từ cuối năm 2019, HTX nông nghiệp Lạc Sỹ được thành lập đã trở thành đầu mối kết nối tiêu thụ mật ong cho bà con nông dân. Nếu như trước đây, khi chưa có sự liên kết, những gia đình nuôi ong chủ yếu tự mang hàng đi bán tại các chợ dân sinh hoặc các huyện lân cận. Thì nay, ngay sau khi mật quay xong, HTX cử người đến kiểm tra chất lượng mật, đạt yêu cầu sẽ được đưa đi tiêu thụ tại các đơn vị đã liên kết trước đó. Trong năm 2020, lượng mật ong Lạc Sỹ được tiêu thụ qua HTX nông nghiệp Lạc Sỹ đạt khoảng 1.000 lít, giá bán dao động từ 150.000 - 200.000 đồng/lít. 

Anh Khoa chia sẻ thêm: Mặc dù lượng mật tiêu thụ về cơ bản đã có những chuyển biến tích cực, song chúng tôi nhận thấy sự phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Lạc Sỹ. Thời gian tới, sau khi sản phẩm được đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, chúng tôi sẽ đẩy mạnh quảng bá thương hiệu trên các trang mạng xã hội, đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử. Nỗ lực kết nối để mật ong Lạc Sỹ có mặt tại các siêu thị và đại lý lớn. Để làm được điều đó, chúng tôi cần nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền các cấp cùng sự chung tay của bà con nhân dân. 

Nhấp chén mật ong sánh vàng lên môi, tôi có cảm giác như mọi tinh túy của hương rừng nơi đây đang lan tỏa và thẩm thấu. Từ những giọt mật đựng trong chai thủy tinh nút lá chuối khô không nhãn mác, không thương hiệu, đến nay, mật ong Lạc Sỹ đã có vỏ chai, nhãn mác và được đăng ký bản quyền thương hiệu. Những thành quả bước đầu ghi nhận sự nỗ lực của bà con nông dân Lạc Sỹ, cũng là một lời hứa hẹn cho sự vươn cao, vươn xa hơn nữa của nông sản địa phương.


Khánh Linh (TTV)

Các tin khác


Chuyển động thu hút đầu tư xây dựng chính quyền đồng hành, phục vụ; Bài 2 - Gỡ vướng, tiếp sức cho các dự án có năng lực

(HBĐT) - Thời gian qua ghi nhận sự đổi mới, quyết liệt chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ đột phá chiến lược thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, trong đó tập trung vào giải quyết những khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính (TTHC), giải phóng mặt bằng (GPMB), quy hoạch, gắn trách nhiệm người đứng đầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hỗ trợ các nhà đầu tư có năng lực triển khai bảo đảm tiến độ cam kết, bước đầu tạo ra những chuyển động lạc quan cho môi trường đầu tư, phát triển triển kinh tế của tỉnh.

Chuyển động thu hút đầu tư xây dựng chính quyền đồng hành, phục vụ: Bài 1 - Thẳng thắn đánh giá yếu kém trong thu hút đầu tư

(HBĐT) - Hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư (THĐT) là 1 trong 4 đột phá chiến lược thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo khắc phục những yếu kém cải cách hành chính, xây dựng bộ máy chính quyền đồng hành, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thu hút nhà đầu tư (NĐT) có năng lực triển khai dự án, tập trung vào các lĩnh vực: du lịch, đô thị sinh thái, công nghiệp theo quy hoạch, tạo sự tăng tốc về kinh tế bền vững.

Ghi từ "vùng đỏ" Cao Dương

(HBĐT) - Từ ngày 22 - 28/11, với 93 ca F0 ngoài cộng đồng, xã Cao Dương (Lương Sơn) được xem là ổ dịch phức tạp nhất hiện nay. Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch (PCD) Covid-19 huyện Lương Sơn đã quyết định phong tỏa tạm thời toàn bộ xã Cao Dương để phục vụ công tác PCD, thực hiện cách ly tại nhà đối với các F1, gấp rút đẩy nhanh công tác xét nghiệm, sàng lọc để nhanh nhất có thể tách F0 khỏi cộng đồng và dần thu hẹp diện phong tỏa.

Nơi tuổi trẻ nhớ về truyền thống hào hùng

(HBĐT) - "Qua tìm hiểu, tôi được biết Chiến dịch Hoà Bình năm 1951 đã trở thành niềm tự hào của quân và dân ta, góp phần quan trọng giải phóng Hoà Bình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trận chiến đó, quân ta giành được thắng lợi, nhưng cũng có nhiều mất mát, hy sinh của những chiến sỹ tuổi còn đôi mươi. Nhớ về những chiến công anh hùng của cha anh đã dũng cảm quên mình, tôi luôn cảm thấy xúc động, tự hào mỗi lần đến nghĩa trang liệt sỹ Chiến dịch Hoà Bình để thắp những nén hương thể hiện lòng biết ơn sâu sắc” - đồng chí Đặng Quốc Cường, Bí thư chi đoàn trường Chính trị tỉnh chia sẻ. 

Chiến thắng đồi Dụ, cầu Mè phá vỡ tham vọng lập “Xứ Mường tự trị”

(HBĐT) - Trong Chiến dịch Hòa Bình, chiến thắng đồi Dụ, cầu Mè (thuộc xã Mông Hóa - huyện Kỳ Sơn cũ, nay là TP Hòa Bình) là một dấu son sáng chói của quân và dân các dân tộc tỉnh ta, không chỉ góp phần đập tan phòng tuyến trên hành lang Đông - Tây của địch, mà còn góp phần đập tan âm mưu thâm độc "lấy người Việt đánh người Việt” và đặt dấu chấm hết cho tham vọng lập "Xứ Mường tự trị” của quân Pháp ở Hòa Bình.

Dự án dang dở, hàng trăm hộ dân qua sông Bôi bằng cầu phao cũ nát: Bài 2 - Tiếng nói từ chủ đầu tư

(HBĐT) - Qua tìm hiểu được biết, dự án đường từ xã Phú Lão (nay là xã Phú Nghĩa) đi xã Liên Hòa (nay là xã Thống Nhất) được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 11/QĐ-UBND, ngày 29/3/2016 và giao cho UBND huyện Lạc Thủy làm chủ đầu tư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục