(HBĐT) - Nâng niu những kỷ vật vốn được gìn giữ như đồ gia bảo suốt dặm dài thời gian, anh Đinh Công Thảo, cháu nội ông Đinh Công Niết hiện là người chăm lo hương khói từ đường dòng họ Đinh Công ở xứ Mường Cời, xã Tân Vinh (Lương Sơn) xúc động chia sẻ: Tất cả những kỷ vật, giấy tờ của ông nội từ khi còn tham gia hoạt động cách mạng như thư của Bác Hồ, giấy khen của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, giấy mời dự lễ thành lập và ra mắt Tiểu đoàn Đinh Công Niết ngày 27 - 28/4/1949... đều được gia đình trân trọng gìn giữ, bảo quản, coi đây là những tài sản quý báu, thiêng liêng.
Ông Đinh Công Niết (giữa) khi còn công tác tại Ủy ban Dân tộc Trung ương. Ảnh: T.L
Theo cuốn gia phả dòng họ Đinh Công, vùng đất Mường Cời vốn là một chi nhánh chia tách của dòng họ Đinh Công ở Mường Động (xã Vĩnh Đồng, Kim Bôi). Đời thứ 19 có anh em ông Đinh Công Huy, Đinh Công Niết sau khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng đã từ bỏ tước vị quan lang để trở thành những chí sỹ yêu nước. Sau khi Cách mạng Tháng 8/1945 thành công, ông Đinh Công Huy được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến (nay là UBND tỉnh); ông Đinh Công Niết được bầu làm Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến huyện Lương Sơn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 162 trực thuộc Trung đoàn 12, Liên khu 3. Với những đóng góp to lớn cho cách mạng, cho kháng chiến, sau này Tiểu đoàn 162 được đổi tên thành Tiểu đoàn Đinh Công Niết.
Nói về những chiến công, đóng góp của ông Đinh Công Niết cho kháng chiến, cho cách mạng, theo những ghi chép lịch sử thì ngay sau Tết Đinh Hợi 1947, sau khi đánh chiếm và bình định xong các địa bàn chủ yếu, quân Pháp đã thiết lập một hệ thống đồn, bốt dày đặc nhằm kiểm soát địa bàn dọc theo tuyến đường 6, đường 12, đường 21. Đồng thời, chúng tăng cường đưa quân đi càn quét, đánh phá các khu du kích và vùng tự do hòng tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta. Để làm thất bại âm mưu và thủ đoạn chiến tranh của giặc Pháp, ta đã chủ trương tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, phát động toàn dân đánh giặc. Trong đó lực lượng nòng cốt là các đội du kích tập trung. Vì vậy, các khu du kích trong tỉnh lần lượt được thành lập, trong đó có khu du kích huyện Lương Sơn. Khi đó, Ban Cán sự Đảng tỉnh giao nhiệm vụ cho ông Đinh Công Niết, Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến huyện Lương Sơn làm khu trưởng khu du kích. Khi ấy, Đinh Công Niết mới ngoài 30 tuổi nhưng đã lừng lẫy tiếng tăm khắp vùng. Các đội du kích dưới quyền chỉ huy của ông đã khuấy động một vùng rộng lớn dọc đường 6 và 21 từ Xuân Mai lên thị xã Hòa Bình; đánh nhiều trận diệt xe cơ giới, tiêu hao sinh lực, làm cho địch mất ăn mất ngủ. Quân lính đồn trú ở các bốt Đồng Bái, Gò Cời, Đồng Chúi, Rổng Vòng, Núi Chòm... đều khiếp sợ trước uy thế của quân du kích do Đinh Công Niết chỉ huy. Trước tình hình chiến sự ngày càng lan rộng, đầu năm 1949, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Liên khu 3 đã quyết định thành lập Tiểu đoàn 162 trực thuộc Trung đoàn 12, Liên khu 3 và thống nhất với Ban Cán sự Đảng tỉnh chỉ định ông Đinh Công Niết làm Tiểu đoàn trưởng và đổi tên Tiểu đoàn 162 thành Tiểu đoàn Đinh Công Niết. Khi ấy, tiểu đoàn có gần 500 chiến sỹ, chủ yếu là người Mường. Từ khi được thành lập với đội quân thông thạo địa hình rừng núi và sử dụng hiệu quả các loại vũ khí trang bị, tiểu đoàn do Đinh Công Niết chỉ huy thường xuyên tổ chức các trận phục kích, chủ động đánh địch khi chúng tổ chức các cuộc hành quân, càn quét. Những chiến công của Tiểu đoàn 162 do Đinh Công Niết chỉ huy đã góp phần tô thắm thêm truyền thống kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Với những đóng góp đó, đầu năm 1950, ông vinh dự được kết nạp Đảng. Sau Chiến dịch Hòa Bình năm 1951 - 1952, ông được đề bạt làm Trung đoàn phó Trung đoàn 12 Hòa Bình. Trên cương vị mới, ông đã cùng Ban chỉ huy Trung đoàn chỉ huy các đơn vị, địa phương trong tỉnh phối hợp chiến đấu với các đơn vị chủ lực giành nhiều thắng lợi trong chiến dịch Tây Bắc, chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Sau này, ông chuyển về Hà Nội, công tác tại Ủy ban Dân tộc T.Ư cho đến khi nghỉ hưu (năm 1972) với một cuộc đời gương mẫu, giản dị.
Đáng nói, với những kết quả đạt được, năm 1947, ông Niết được Bác Hồ gửi thư khen. Trong thư Bác viết: "Gửi ông Đinh Công Niết, Chủ tịch châu Lương Sơn. Tôi thay mặt Chính phủ, gửi lời khen ông đã tận tâm làm việc kháng chiến, và đã kêu gọi đồng bào Lương Sơn hăng hái tham gia kháng chiến. Mong ông cố gắng hơn nữa, Chính phủ sẽ ghi nhớ công trạng của ông. Chào thân ái và quyết thắng!". Cũng trong năm đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng giấy khen cho những công trạng và đóng góp của ông Đinh Công Niết với cách mạnh, với kháng chiến...
Mạnh Hùng
(HBĐT)-Từ khi còn là học sinh phổ thông, được nghe những bài giảng, câu chuyện về địa đạo Củ Chi, tôi mãi ao ước được một lần đặt chân đến vùng đất huyền thoại. Rồi ước mơ đã trở thành hiện thực, để cứ đến những ngày tháng tư lịch sử, lại nhớ cảm giác hồi hộp được khám phá những đường hầm nhỏ hẹp, ẩm thấp, chằng chịt như mạng nhện; thăm quan phòng họp chỉ huy, phòng làm việc, kho cất giấu lương thực, giếng nước, phòng ở, nhà bếp, bệnh xá... nằm sâu dưới lòng đất. Thế mới biết vì sao quân và dân Củ Chi lại có thể kiên cường vượt qua bom đạn khốc liệt và sự tàn bạo của quân thù suốt hơn 20 năm, lập bao chiến công hiển hách, góp phần làm nên bản hùng ca chiến thắng 30/4, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.
(HBĐT) - Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân, đại tá Bùi Xuân Hình trong đời binh nghiệp của mình đã trải qua hàng trăm trận đánh. Trong đó, khoảng thời gian hơn 1 tuần nhận nhiệm vụ đánh chiếm và giữ cây cầu trên xa lộ để đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn, non sông quy về một mối mãi là những ký ức hào hùng nhất.
(HBĐT) - Hiện nay, tình trạng người dân lấn chiếm hành lang an toàn bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh diễn ra khá phổ biến, thậm chí ngang nhiên. Việc này không chỉ vi phạm Luật Thuỷ lợi, mà còn ảnh hưởng đến an toàn, hiệu quả công trình, gây khó khăn cho đơn vị quản lý vận hành, cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng, chống thiên tai.
(HBĐT) - Được chủ nhà thương tình cho thuê ở trọ, không coi đó là sự hàm ơn, Mai Văn Trang (SN 1987) trú tại Nga Sơn (Thanh Hóa) thuê trọ tại huyện Lương Sơn đã lén lút rình trộm, dùng điện thoại quay lại cảnh con gái chủ nhà trọ tắm. Sau khi quay lén, Mai Văn Trang sử dụng tài khoản facebook của mình nhắn tin với bị hại để thông báo có hình ảnh video khỏa thân và ép bị hại phải tự quay những hình ảnh khỏa thân của mình gửi cho Trang. Nếu không làm theo Trang sẽ đăng tải các hình ảnh khỏa thân của nạn nhân lên mạng xã hội (MXH) cho mọi người biết. Do nạn nhân không đồng ý nên Trang đã đăng tải 2 lần ảnh khỏa thân của nạn nhân cắt từ video quay lén lên MXH (1 lần 2 ảnh, 1 lần 3 ảnh). Sự việc được gia đình nạn nhân trình báo với cơ quan Công an huyện Lương Sơn. Tại cơ quan công an, quá trình kiểm tra phát hiện trong điện thoại của Trang có 5 video khỏa thân của nạn nhân Trang đã quay lén. Với hành vi phạm tội nêu trên, Mai Văn Trang bị TAND huyện Lương Sơn xử phạt 9 tháng tù về tội "làm nhục người khác”.
(HBĐT) - Sau khi tiếp thu kiến nghị của công dân về việc trúng đấu giá quyền thuê đất, hoàn thành việc nộp tiền vào NSNN từ năm 2018 đến nay nhưng vẫn chưa được bàn giao đất, do những sai phạm trong công tác quản lý của các cơ quan có liên quan, đồng chí Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở TN&MT khẩn trương giải quyết dứt điểm, đồng thời nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm khi để xảy ra vụ việc.
(HBĐT) - Đã nhiều ngày nay, số người nhiễm Covid-19 trên địa bàn tỉnh tăng mạnh với trên, dưới 2.500 trường hợp mắc mới mỗi ngày. Trong đó, TP Hòa Bình luôn dẫn đầu về số ca mắc, đỉnh điểm có ngày lên tới gần 830 ca, trải rộng ở các phường, xã. Dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu suy giảm, cũng đồng nghĩa với việc cuộc sống đang bị đảo lộn. Nhiều gia đình lao đao, chật vật chống đỡ với dịch bệnh và mưu sinh.