(HBĐT) - Không quản nắng mưa, giá rét, không ngại đường đi ở nhiều nơi còn gập ghềnh, quanh co hay có xóm, bản hộ dân thưa thớt, nhiều năm qua, những người có uy tín (NCUT) ở huyện Đà Bắc đã phát huy vai trò trong cộng đồng. Họ là những tuyên truyền viên nhiệt huyết góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, tích cực vận động bà con tham gia xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ ANTT vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Chính vì vậy, NCUT đã được người dân địa phương ví như "cây cao bóng cả” hay người "giữ lửa” bản làng.



Ông Đinh Vinh Khuyến, người có uy tín xóm Tình, xã Tú Lý (Đà Bắc) tích cực phát triển kinh tế gia đình.

Dưới cái nắng chói chang, nóng rát đầu hè, ông Đinh Vinh Khuyến, NCUT xóm Tình, xã Tú Lý (Đà Bắc) vẫn miệt mài với việc làng, việc xóm. Ông Khuyến chia sẻ: "Từ khi về nghỉ chế độ, tôi thường xuyên tham gia các cuộc họp của xóm và đóng góp ý kiến, góp phần giúp cuộc họp hiệu quả, đi đến thống nhất trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thôn. Tôi xác định đây là trách nhiệm của người cán bộ khi đã nghỉ hưu. Vì vậy, tôi được cấp ủy, chính quyền địa phương và bà con tín nhiệm bầu chọn là NCUT. Để phát huy tốt vai trò, trách nhiệm được giao, ngoài việc tích cực tuyên truyền các chủ trương, chính sách đến người dân thì bản thân mình phải nói đi đôi với làm để bà con học tập, noi theo. Do đó, tôi đã vận động gia đình và Nhân dân trong xóm tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế để ổn định và dần nâng cao chất lượng cuộc sống”. Không chỉ hăng say lao động sản xuất, thời gian qua, ông Khuyến đã sát sao tuyên truyền, nhắc nhở bà con ý thức phòng, chống dịch Covid-19, giữ gìn tình làng, nghĩa xóm và chấp hành các quy định pháp luật về an tòa giao thông, hôn nhân - gia đình, bảo vệ môi trường… góp phần xây dựng làng quê yên bình, đổi mới.

Cũng như ông Đinh Vinh Khuyến, ở huyện Đà Bắc, nhiều NCUT đã trở thành cầu nối quan trọng giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân, góp phần củng cố lòng tin của ĐBDTTS đối với Đảng, Nhà nước. Trong đó phải kể đến những tấm gương tiêu biểu như các ông: Xa Văn Ngọc, xóm Nhạp, xã Đồng Chum; Đinh Duy Thống, xóm Hạt, xã Yên Hòa; Lò Văn Quyết, xóm Diều Luông, xã Tân Minh; Xa Đức Lật, xóm Riêng, xã Tú Lý… đã có nhiều đóng góp trong phát triển KT-XH, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn an ninh chính trị địa phương và là những gia đình gương mẫu.

Với đặc thù của huyện vùng cao có số xã, xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn nhiều nhất tỉnh; 100% xã, thị trấn thuộc vùng dân tộc với 91,77% dân số là người DTTS, chủ yếu là người Tày, Mường, Dao. Vậy nên việc phát huy vai trò của NCUT đối với cộng đồng có ý nghĩa quan trọng. Hiện, toàn huyện Đà Bắc có 122 NCUT. Họ là những già làng, trưởng dòng họ, trưởng thôn bản, cán bộ nghỉ hưu, thầy mo, thầy cúng, nhà giáo, thầy thuốc, nhân sĩ, người SX-KD giỏi…

Đồng chí Đinh Thị Năm, Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết: Trong những năm qua, NCUT trên địa bàn huyện đóng vai trò quan trọng đến đời sống xã hội của ĐBDTTS. Những việc làm của họ thực sự là sợi dây gắn kết và cầu nối giữa Đảng với dân trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thông qua đó tích cực góp phần thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói, giảm nghèo, giữ vững ANTT trên địa bàn. Từ thực tiễn cho thấy, vai trò của NCUT đã có sự ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyên truyền trong cộng đồng. Họ đã vận động gia đình, hàng xóm phát triển kinh tế, áp dụng tiến bộ KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ rừng. Đặc biệt, nhiều NCUT đã tự nguyện hiến đất của gia đình và vận động các hộ hiến đất, hiến tài sản trên đất, đóng góp ngày công lao động để xây dựng công trình phúc lợi, nhất là mở rộng, làm đẹp cho những con đường bản làng, ngõ xóm.

Bên cạnh đó, những NCUT thực sự trở thành lực lượng nòng cốt, bằng hành động, việc làm cụ thể để làm gương và tích cực vận động, giáo dục con cháu trong dòng họ, cộng đồng tham gia giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, có ý thức xây dựng gia đình, làng bản văn hóa. Đồng thời, vận động Nhân dân xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang, nghi lễ của các dân tộc. Họ cũng là những tấm gương sáng tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh ngăn chặn vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở; tham gia giải quyết hiệu quả các vụ việc liên quan đến ANTT, tranh chấp, khiếu kiện và hòa giải mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân…Với những hoạt động thầm lặng của NCUT ở rẻo cao Đà Bắc đã góp phần củng cố niềm tin của ĐBDTTS đối với Đảng, Nhà nước, thắt chặt khối đại đoàn kết các dân tộc.

Bình Giang

Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục