(HBĐT) - Dưới làn nước hồ sông Đà trong xanh vẫn còn đó vẹn nguyên phần móng và nền nhà trường học, trạm y tế của xã Hiền Lương xưa, một phần tường còn lại nhô lên trên mặt nước gợi lại ký ức đầy cảm xúc về cuộc đại chuyển dân để có dòng điện chiếu sáng khắp mọi miền Tổ quốc và lòng hồ Hòa Bình mênh mông hôm nay.


Người dân chuyển cư lên sinh sống tại xã Đoàn Kết (Đà Bắc) được hỗ trợ sản xuất. 

Bước sang tuổi 88 nhưng ông Nguyễn Văn Cửu, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Huyện ủy Đà Bắc giai đoạn 1982 - 1986 vẫn khỏe mạnh, minh mẫn và nhớ rõ những tháng ngày đặc biệt ấy, ông chia sẻ với chúng tôi: Đà Bắc là trung tâm của cuộc chuyển dân vùng lòng hồ sông Đà, bởi đại bộ phận dân cư của huyện sinh sống chủ yếu dọc theo sông Đà. Hầu hết các điểm dân cư đều nằm ở dưới cos 16 m. Người dân chuyển cư trên tinh thần "Tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc” nên việc chuyển dân, Nhà nước hầu như không phải bồi thường giải phóng mặt bằng mà chỉ là hỗ trợ một phần rất nhỏ. Công tác vận động người dân tháo dỡ, di chuyển nhà đến nơi ở mới đã là việc khó, nhưng vận động người dân di chuyển mồ mả cha ông lại khó hơn gấp bội, do đồng bào dân tộc có tập quán đào sâu, chôn chặt. Do vậy, việc chỉ đạo thực hiện di chuyển mồ mả cũng được chỉ đạo quyết liệt trên tinh thần "chưa di chuyển hết mồ mả thì chưa hoàn thành nghị quyết chỉ đạo chuyển cư phục vụ việc lấp sông của Tỉnh uỷ”, quyết tâm không được để ngôi mộ nào nằm lại dưới lòng sông. Khi hoàn thành công tác di chuyển mồ mả lên trên cos 120 m cũng được coi là một cuộc cách mạng về tín ngưỡng, tâm linh trong quá trình chỉ đạo thực hiện công tác di chuyển dân ở Đà Bắc nói riêng và nhân dân các dân tộc chuyển cư vùng lòng hồ sông Đà ở Hoà Bình nói chung.

Năm 1982 là thời kỳ gấp rút chuyển dân để phục vụ kế hoạch lấp sông đợt 1 năm 1983. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy về việc tổ chức thực hiện công tác giải phóng lòng hồ sông Đà trong mùa khô năm 1982 - 1983 phải làm dứt điểm việc chuyển dân từ cos 16 - 18 m lên cos 25 m. Khối lượng di chuyển của các huyện trong tỉnh vào khoảng trên 2.000 hộ dân thì huyện Đà Bắc chiếm tới hơn 1/2. Cùng với đó là hàng nghìn mồ mả cha ông, nhà cửa, vườn tược, chuồng trại của các hộ gia đình.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ vô cùng khó khăn này, lãnh đạo huyện đã băng rừng, vượt suối đến với đồng bào để gặp gỡ, tuyên truyền về chủ trương, chính sách và kế hoạch xây dựng thủy điện Hòa Bình trên sông Đà. Chính nhờ sự chỉ đạo sâu sát, đầy trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn huyện khi ấy, nên khi Huyện ủy Đà Bắc phát động chiến dịch "40 ngày đêm vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”, tốc độ chuyển dân của huyện Đà Bắc được đẩy lên rất cao. Đồng thời, để tổ chức di chuyển dân đạt kết quả tốt, Đảng bộ, chính quyền huyện huy động cán bộ, đảng viên cùng đồng bào tháo dỡ nhà cửa, khuân vác, vận chuyển vén lên độ cao quy định và di chuyển về nơi ở mới. Nhờ vậy, việc chuyển dân của huyện đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ. Nhân dân tự nguyện tham gia hàng nghìn ngày công để dọn dẹp lòng hồ, xây dựng nhà cửa định cư. Tổng diện tích đất huyện hiến cho xây dựng công trình là 5.500 ha/12.934 ha đất hiến tặng xây dựng công trình thuỷ điện Hòa Bình của toàn tỉnh.



Dương Liễu

 


Các tin khác


“Việc nhẹ, lương cao” - cạm bẫy của tội phạm mua bán người

(HBĐT) - Tin vào những lời hứa hẹn về một tương lai tươi sáng với công việc nhẹ nhàng, lương cao nơi thị thành sầm uất, cô gái trẻ Nguyễn Thị T. ở thôn Đồng Yên, xã Yên Bồng (Lạc Thủy) đã rơi vào cạm bẫy của bọn buôn người. Để rồi trải qua biết bao đắng cay tủi hờn, Nguyễn Thị T. mới tìm được đường trở về cố hương...

Lần đầu đến cửa khẩu quốc tế Tây Trang

(HBĐT) - Từng đến tỉnh Điện Biên, mảnh đất lịch sử, văn hóa khá nhiều lần, nhưng với cửa khẩu quốc tế Tây Trang, bản Ka Hâu, xã Na Ư, huyện Điện Biên lại là lần đầu nên chúng tôi khá ấn tượng cho cuộc gặp gỡ này. Mùa hè, cánh đồng lúa Mường Thanh vàng rực như là một điểm nhấn độc đáo trong hành trình đến thăm cửa khẩu quốc tế, nơi mà 5-6 lần trước từng được nhắc khi lên đây. "Bạn đã đến Điện Biên nên đến cửa khẩu Quốc tế Tây Trang… miền đất ấy có nhiều điều để khám phá”. Lời nhắn nhủ của các đồng nghiệp Tây Bắc khiến các thành viên trong đoàn thêm háo hức, thích thú hơn…

Xuất khẩu nông sản - kỳ vọng tạo đột phá cho nền nông nghiệp: Bài 2 - Tập trung nâng cao giá trị các mặt hàng chiến lược

(HBĐT) - Sau hơn 13 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCH T.Ư Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngành Nông nghiệp tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan trọng, SX-KD nông sản chuyển mạnh theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị, thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH). Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị xuất khẩu nông sản được đánh giá tăng nhưng thiếu bền vững, còn mang tính tự phát, chưa có đề án chiến lược cho từng loại thị trường.

Đi săn “lộc” rừng mùa mưa

(HBĐT) - Vào mùa mưa, ốc núi chính là một đặc sản được nhiều người dân trong tỉnh bỏ công sức leo lên các dãy núi cao để tìm kiếm. Công việc thời vụ này đem lại thu nhập thêm cho nhiều hộ gia đình nhưng đầy vất vả và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Xuất khẩu nông sản - kỳ vọng tạo đột phá cho nền nông nghiệp: Bài 1 - Vượt thách thức để tăng trưởng

(HBĐT) - Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thời gian qua, đặc biệt do ảnh hưởng của thiên tai, dịch Covid-19, ngành nông nghiệp tỉnh vẫn giữ được tăng trưởng dương. Nổi bật là xuất khẩu nông sản tăng trưởng bằng hoặc cao hơn cùng kỳ những năm trước, góp phần tăng giá trị sản xuất toàn ngành; đồng thời đóng góp vào thành quả xuất khẩu nông sản chung của cả nước.

Tác nghiệp nơi đầu sóng

(HBĐT) - Biển Đông là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Vùng biển đảo thiêng liêng chứng kiến, ghi dấu bao thế hệ cha ông đã đổ công sức và máu xương để khai phá, giữ gìn trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Đội ngũ những người làm báo trong cả nước luôn có mặt để thực hiện nhiều tác phẩm báo chí, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi người dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đối với phóng viên được đi biển đảo, viết về cuộc sống người lính và Nhân dân ngoài đảo là vinh dự đối với người làm báo. Bởi những chuyến đi ra đảo là cơ hội hiếm hoi với phóng viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục