(HBĐT) - Đặc sắc và giàu tính nhân văn, Mo Mường là nghi lễ dân gian có tính thiêng, không chỉ dùng khi tiễn biệt người đã khuất về thế giới bên kia mà được sử dụng rộng rãi dịp thanh minh, mát nhà, làm vía…, gắn liền với đời sống tinh thần của người dân xứ Mường. Năm 2016, cùng với nghệ thuật Chiêng Mường, Mo Mường Hoà Bình được công nhận di sản văn hoá (DSVH) phi vật thể cấp quốc gia. Việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của Mo Mường vừa là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, vừa là trách nhiệm của mỗi cá nhân, cộng đồng để sớm đưa Mo Mường ghi danh DSVH phi vật thể của thế giới.






Tại lễ ra mắt CLB Mo Mường huyện Tân Lạc, các nghệ nhân mo đến từ CLB Mo Mường các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong đã trình diễn một số trích đoạn Mo và trao đổi kinh nghiệm hoạt động CLB.


Điểm nhấn trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH Mo Mường

Đó là Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 20/1/2016 của BTV Tỉnh uỷ khoá XVI về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Mo Mường trên địa bàn tỉnh. Tại Quyết định số 3015/QĐ-UBND, ngày 25/12/2018, UBND tỉnh phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị DSVH Mo Mường Hoà Bình giai đoạn 2019-2025 và những năm tiếp theo”. Ngày 25/11/2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220/KH-UBND về việc phối hợp xây dựng Bộ hồ sơ khoa học quốc gia về DSVH Mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh trong danh sách DSVH phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo về DSVH Mo Mường tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Mo Mường Hoà Bình năm 2022.

Theo đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL, cùng với việc triển khai Kế hoạch đã huy động nguồn lực, sự tham gia phối hợp của các cấp, các ngành trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Mo Mường. Giá trị DSVH Mo Mường được tăng cường tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá thông qua xây dựng các tin, bài, phóng sự về các nghi lễ thực hành có giá trị trong DSVH Mo Mường; sưu tầm, sáng tác, chuyển thể sân khấu hoá DSVH Mo Mường đến du khách; đưa nội dung trình diễn về DSVH Mo Mường vào các chương trình sự kiện của tỉnh, Ngày hội VH-TT&DL của khu vực và toàn quốc; xây dựng các nội dung sản xuất phim, phát hành các tài liệu, sách quảng bá, giới thiệu đến người dân và du khách về giá trị DSVH. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và các tầng lớp Nhân dân về giá trị, vai trò, ý nghĩa nhân văn sâu sắc của DSVH Mo Mường.

Bên cạnh đó, tỉnh tiến hành điều tra, rà soát, đánh giá về giá trị của DSVH Mo Mường, thống kê đầy đủ, chính xác số lượng các thầy mo đang nắm giữ các giá trị của DSVH. Tiếp tục sưu tầm, tư liệu hoá, số hoá DSVH; biên tập, xuất bản các tài liệu giới thiệu về Mo Mường để phổ biến trong các nhà trường và xây dựng, phát hành phim tài liệu phát sóng trên các kênh truyền hình…

Tại các huyện Tân Lạc, Cao Phong đã ban hành Chỉ thị, cụ thể hóa thành Chương trình hành động về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Mo Mường. Tinh thần của Chỉ thị được phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Một số xã, thị trấn đã được UBND huyện phê duyệt hương ước, quy ước trên cơ sở các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và phù hợp với tình hình. Việc đưa thù lao cho các thầy Mo (gồm tiền và hiện vật) vào bổ sung, sửa đổi quy ước tại khu dân cư đã được thực hiện tại một số địa phương.

Nhân lên những mô hình cùng tham gia bảo tồn, phát huy di sản

Theo thời gian, số lượng người làm Mo trên địa bàn tỉnh ngày càng ít, chỉ còn khoảng 200 nghệ nhân Mo hành nghề; chưa đến 10 nghệ nhân có khả năng thực hiện đủ các bài Mo. Đa số nghệ nhân đã ở vào độ tuổi "gần đất, xa trời”. Trong khi đó, như lời nghệ nhân ưu tú Bùi Quang Trẻm, xóm Tròng, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy): Muốn làm thầy Mo phải là người có tố chất, am hiểu sâu sắc văn hoá Mường, có đạo đức, uy tín và đầy đủ đạo cụ, đồ tế khí, đặc biệt phải có nổ thân (các đời cha, ông từng làm nghề, nếu tự học phải đi mượn nổ các dòng mo khác). Những năm trước, người Mường chưa có chữ viết nên việc lưu giữ, bảo tồn Mo Mường qua truyền khẩu.

Sau 4 năm ra mắt và đi vào hoạt động, CLB Mo Mường huyện Lạc Sơn hiện quy tụ 39 hội viên sinh hoạt. Các hội viên luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy chế của CLB. Vào tháng 4/2022, tại buổi gặp mặt đầu xuân và kiểm điểm hoạt động năm 2021, nghệ nhân Nhân dân Bùi Văn Minh, Chủ nhiệm CLB đánh giá: Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, song với tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, các thầy Mo vẫn chủ động khắc phục khó khăn để động viên tinh thần, trấn an tang chủ, các gia đình có người đau ốm. Bình quân hàng năm, mỗi thành viên trong CLB thực hiện trên 100 nghi lễ, trong đó nghi lễ mo ma chiếm trên 40%. CLB còn phối hợp tổ chức lớp truyền dạy chữ Mường và Mo Mường cho hơn 40 học viên là người dân tộc Mường.

Từ cuối năm 2021 đến tháng 4/2022, có 2 CLB Mo Mường của huyện Cao Phong và huyện Tân Lạc chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Hiện nay, có thêm CLB Mo Mường huyện Yên Thuỷ, Kim Bôi đã thành lập và chuẩn bị tổ chức Đại hội lần thứ I. Các CLB tập hợp, thu hút từ 30 - 40 hội viên tham gia sinh hoạt, hầu hết là các nghệ nhân cùng yêu thích, quan tâm đến việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy DSVH Mo Mường. Huyện Tân Lạc còn thành lập được 6 CLB Mo Mường cấp xã, tập trung tại các xã Mỹ Hoà, Phong Phú, Nhân Mỹ… Nghệ nhân Mo Mường Bùi Hồng Bào, Chủ nhiệm CLB Mo Mường huyện Tân Lạc cho biết: Với sự khuyến khích từ phía huyện, các CLB cấp xã, cấp huyện thành lập, đi vào hoạt động góp phần tạo chuyển biến tích cực trong Nhân dân tham gia giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH, động viên các nghệ nhân tiếp tục thực hành, truyền dạy, gắn kết Mo Mường với hoạt động du lịch cộng đồng.

Cũng với những nỗ lực trong bảo tồn, phát huy giá trị DSVH Mo Mường, tỉnh đã xây dựng hồ sơ nghệ nhân trình lên cấp thẩm quyền phong tặng danh hiệu cho các nghệ nhân. Ở lần xét gần nhất, tỉnh có 27 nghệ nhân được công nhận, nghệ nhân nắm giữ giá trị DSVH Mo Mường chiếm đa số. Trong đó, nghệ nhân Mo Mường Bùi Văn Minh ở xóm Mận, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) vinh dự được công nhận danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân; 26 hồ sơ nghệ nhân được phong tặng Nghệ nhân ưu tú. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 45 nghệ nhân trong lĩnh vực văn hoá được tôn vinh. Theo định kỳ, tỉnh tiếp tục xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phong tặng nghệ nhân vào năm 2023.

Thực hiện Đề án bảo tồn DSVH, xây dựng không gian bảo tồn di sản, huyện Cao Phong là địa phương đầu tiên được HĐND tỉnh cho phép đầu tư xây dựng Không gian bảo tồn DSVH Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong. Các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn đã quy hoạch đất xây dựng không gian bảo tồn DSVH Mo Mường. Các không gian này được gắn với phát triển du lịch, tài nguyên thiên nhiên, tôn tạo, tu bổ di tích lịch sử văn hoá, có khu vực tổ chức trình diễn Mo Mường để giới thiệu cho du khách.

Bên cạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, tỉnh triển khai giảng dạy và học bộ chữ dân tộc Mường mới; cập nhật, ghi chép lại các bài Mo; biên tập, tái bản cuốn Mo năm 2010 theo cả tiếng phổ thông và Bộ chữ dân tộc Mường mới. Đặc biệt, tại một trong những sự kiện văn hóa lớn nhất của tỉnh tổ chức năm 2022 - Chương trình nghệ thuật "Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường”; Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Tri thức dân gian lịch tre và Lễ hội truyền thống Khai hạ dân tộc của người Mường, DSVH Mo Mường được tái hiện sâu sắc, đậm tính nhân văn. Cùng 6 tỉnh, thành phố, Hòa Bình đang tích cực phối hợp với Viện Âm nhạc thuộc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam xây dựng Bộ hồ sơ quốc gia DSVH Mo Mường đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

(Còn nữa)


Nhóm P.V Phòng VH-XH

Các tin khác


Xây dựng chuẩn mực đạo đức – bước chuyển biến mạnh trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

(HBĐT) - Thực tế những năm gần đây cho thấy, hiện tượng một số cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; không tuân thủ nguyên tắc của Đảng; quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cá nhân chủ nghĩa, cơ hội, thực dụng, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ, vi phạm pháp luật... có dấu hiệu ngày càng tăng. Nhiều trường hợp CB, ĐV giữ chức trách, nhiệm vụ quan trọng trong Đảng, hệ thống chính trị từ T.Ư đến địa phương đã suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật; làm suy yếu sức chiến đấu của tổ chức đảng, hệ thống chính trị; làm giảm lòng tin của Nhân dân với Đảng. Trên địa bàn tỉnh ta, trong 8 tháng đầu năm nay, cấp ủy và UBKT các cấp đã phải thi hành kỷ luật 74 đảng viên; BCH Đảng bộ tỉnh đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật đối với 1 đảng viên bằng hình thức khai trừ. Trước thực tế này, vấn đề xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức (CMĐĐ) được xác định là một trong những giải pháp đột phá, kỳ vọng tạo nên sự chuyển biến rõ nét trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Bài 1 - Lan tỏa rộng khắp

Huyện Lạc Sơn - Khi Đảng nghe dân: Bài 2 - Bài học quý về công tác dân vận

 
(HBĐT) - Từ một huyện nghèo, không nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh, tỷ lệ đô thị hóa thấp, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ kém phát triển. Thế nhưng giờ đây, huyện Lạc Sơn đã trở thành điểm sáng của tỉnh với những bứt phá thành công trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực thu hút đầu tư...

Huyện Lạc Sơn - Khi Đảng nghe dân: Bài 1 - Khi cán bộ trọng dân, gần dân

(HBĐT) - Lắng nghe ý kiến Nhân dân trên tinh thần cầu thị, tiếp thu; đáp ứng nguyện vọng chính đáng của Nhân dân... Nhờ vậy, trong nhiều năm qua, huyện Lạc Sơn đã đã từng bước xây dựng phong cách lãnh đạo"gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến Nhân dân, kịp thời giải quyết những bức xúc từ cơ sở” của đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở... 

Trở lại khu tái định cư suối Nhạp

(HBĐT) - Khu tái định cư (TĐC) Suối Nhạp, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) được xây dựng đầu năm 2018. Đây là khu TĐC khẩn cấp cho 25 hộ dân bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ lịch sử cuối năm 2017. Sau 4 năm về nơi ở mới, có thể thấy cuộc sống của người dân đã dần ổn định.

Km số 0 - đường Hồ Chí Minh trên biển: Nơi gặp lại những ký ức hào hùng

(HBĐT) - Chẳng biết đó là may mắn hay là một cơ duyên, khi đến thăm "Bến tàu không số” - Bến K 15 hay còn gọi là Bến Nghiêng dưới chân ngọn đồi Nghinh Phong thuộc phường Vạn Hoa, quận Đồ Sơn (Hải Phòng), chúng tôi đã được gặp, trò chuyện và được nghe những nhân chứng sống kể lại những ký ức hào hùng, câu chuyện huyền thoại về tuyến đường vận tải quân sự có một không hai trong lịch sử chiến tranh thế giới: Đường Hồ Chí Minh trên biển....

Ý Đảng + lòng dân = Sự bền chắc trên lộ trình  giúp người nghèo an cư: Bài 2 - Khi cả hệ thống chính trị và cộng đồng chung tay vì người nghèo

(HBĐT) - Hưởng ứng phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, tháng 11/2016, UBND tỉnh đã phát động phong trào thi đua "Tỉnh Hòa Bình chung tay vì người nghèo – Không ai bị bỏ lại phía sau”. Ý nghĩa thiết thực và sự lan tỏa của phong trào đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội chung tay, góp sức vì người nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục