(HBĐT) - Tháng 10 này, về xóm Bu Chằm, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình), hoa dong riềng nở đỏ chờ ngày thu hoạch. Trên cánh đồng lúa rộn ràng tiếng máy gặt làm xuyên trưa tranh thủ ngày nắng. Những con đường được bê tông kiên cố, rộng rãi. Nhà nối nhà tường bao san sát, những vườn bưởi trĩu quả. Với đôi tay chăm chỉ và ý chí dám nghĩ, dám làm, bà con đã khoác cho mảnh đất này diện mạo mới xinh đẹp, yên bình, trù phú để nơi đây được nhiều người trìu mến, yêu thương khen rằng "đáng sống!”.


Hộ ông Đỗ Văn Trường, xóm Bu Chằm, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình) được công nhận gia đình văn hóa tiêu biểu, có 2 con đang học đại học.

Sau khi 2 xóm Phú Châu, Bu Chằm sáp nhập, xóm mới có tên Bu Chằm với tổng diện tích tự nhiên gần 800 ha. Xóm có 157 hộ, gần 700 nhân khẩu, dân tộc Mường chiếm 75%. Ngoài bà con là người Hòa Bình gốc, xóm có khoảng 20% dân số là người dân các huyện ngoại thành Hà Nội lên khai hoang, sinh sống, lập nghiệp.

Với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, xóm Bu Chằm đang phát triển mạnh một số loại cây trồng và hình thành vùng sản xuất tập trung cho hiệu quả kinh tế cao. Nổi bật và truyền thống nhất là cây dong riềng với diện tích 175 ha, năng suất trung bình đạt 45 tấn/ha. Riêng với cây dong riềng bà con tự để giống được, trồng một lần vào đầu năm, thu hoạch vào cuối năm, không mất nhiều chi phí phân bón và công chăm sóc nên đây vẫn là cây trồng chủ lực của xóm. Mỗi ha dong riềng trừ chi phí, bà con có thể thu về khoảng 70 triệu đồng/năm. Đầu ra cây dong riềng nhiều năm nay khá ổn định khi ngay tại xóm đã có cơ sở thu mua để sản xuất miến dong. Ngoài ra, tư thương cũng đến thu mua tận vườn với giá trung bình quanh mức 1.500 đồng/kg.

Cùng với dong riềng, khoảng 5 năm trở lại đây, xóm mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, chủ yếu là bưởi và cây dược liệu là cà gai leo. Hiện, toàn xóm có 20 ha bưởi, trong đó khoảng 50% diện tích đang và 16 ha cà gai leo. Mỗi ha bưởi sau khi trừ chi phí, các hộ thu về khoảng 300 triệu đồng. Với cây cà gai leo, bà con thực hiện nghiêm túc quy định về bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học nên sản phẩm thu hoạch đảm bảo yêu cầu về chất lượng của các nhà máy thu mua. Một số hộ trồng diện tích lớn mạnh dạn đầu tư máy móc để thu hoạch, băm, sấy khô và xuất bán sản phẩm cà gai leo sấy khô với giá ổn định 40.000 - 45.000 đồng/kg; mỗi ha cà gai leo cho thu khoảng 600 triệu đồng/năm. Ngoài ra, xóm tiếp tục duy trì diện tích cây lúa 105 ha, ngô 20 ha, sắn 15 ha. Bà con tích cực áp dụng máy móc, cơ giới hóa vào canh tác để giảm sức người, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Cùng với mũi nhọn về nông nghiệp, Bu Chằm cũng có bước phát triển khá về tiểu thủ công nghiệp. Xóm hiện có 1 cơ sở sản xuất miến dong, 1 xưởng làm chổi chít, các tổ nhóm làm nghề mây tre đan, 2 tổ thợ xây dựng… Các nhóm ngành nghề phụ, tiểu thủ công nghiệp giải quyết việc làm cho khoảng trên 100 lao động thường xuyên và nhiều lao động mùa vụ với thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/tháng.

Nhờ dám nghĩ, dám làm, bức tranh kinh tế, đời sống người dân nơi đây đã có nhiều khởi sắc. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của xóm đạt 55 triệu đồng; khoảng 65% hộ thuộc diện khá trở lên; chỉ còn 2 hộ nghèo là gia đình neo đơn và bệnh nặng.

Ông Nguyễn Vũ Lực, Trưởng xóm Bu Chằm cho biết: Đời sống người dân được nâng lên; phong trào xây dựng NTM, đặc biệt là phong trào "Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh” được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, tích cực chỉnh trang nhà cửa, xây dựng tường bao, cải tạo vườn tạp; hiến đất, đóng góp ngày công xây dựng đường giao thông và các công trình của xóm. Nhiều nhà đã xây dựng, sửa sang khang trang, sạch đẹp; mua ô tô, xe máy. Vấn đề y tế, giáo dục cũng được quan tâm; xóm hiện có 8 cháu học các trường trung cấp, cao đẳng, đại học; trên 90% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Điều đáng phấn khởi hơn là bà con lối xóm thân tình, đoàn kết, ANTT ổn định, các hoạt động quyên góp ủng hộ được các hộ nhiệt tình hưởng ứng. Năm 2021, xóm Bu Chằm dẫn đầu phong trào thi đua của 14 xóm trên toàn xã Thịnh Minh; chi bộ được xếp loại "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.


Dương Liễu


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn - Khi Đảng nghe dân: Bài 1 - Khi cán bộ trọng dân, gần dân

(HBĐT) - Lắng nghe ý kiến Nhân dân trên tinh thần cầu thị, tiếp thu; đáp ứng nguyện vọng chính đáng của Nhân dân... Nhờ vậy, trong nhiều năm qua, huyện Lạc Sơn đã đã từng bước xây dựng phong cách lãnh đạo"gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến Nhân dân, kịp thời giải quyết những bức xúc từ cơ sở” của đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở... 

Trở lại khu tái định cư suối Nhạp

(HBĐT) - Khu tái định cư (TĐC) Suối Nhạp, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) được xây dựng đầu năm 2018. Đây là khu TĐC khẩn cấp cho 25 hộ dân bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ lịch sử cuối năm 2017. Sau 4 năm về nơi ở mới, có thể thấy cuộc sống của người dân đã dần ổn định.

Km số 0 - đường Hồ Chí Minh trên biển: Nơi gặp lại những ký ức hào hùng

(HBĐT) - Chẳng biết đó là may mắn hay là một cơ duyên, khi đến thăm "Bến tàu không số” - Bến K 15 hay còn gọi là Bến Nghiêng dưới chân ngọn đồi Nghinh Phong thuộc phường Vạn Hoa, quận Đồ Sơn (Hải Phòng), chúng tôi đã được gặp, trò chuyện và được nghe những nhân chứng sống kể lại những ký ức hào hùng, câu chuyện huyền thoại về tuyến đường vận tải quân sự có một không hai trong lịch sử chiến tranh thế giới: Đường Hồ Chí Minh trên biển....

Ý Đảng + lòng dân = Sự bền chắc trên lộ trình  giúp người nghèo an cư: Bài 2 - Khi cả hệ thống chính trị và cộng đồng chung tay vì người nghèo

(HBĐT) - Hưởng ứng phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, tháng 11/2016, UBND tỉnh đã phát động phong trào thi đua "Tỉnh Hòa Bình chung tay vì người nghèo – Không ai bị bỏ lại phía sau”. Ý nghĩa thiết thực và sự lan tỏa của phong trào đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội chung tay, góp sức vì người nghèo.

Ý Đảng + lòng dân = Sự bền chắc trên lộ trình giúp người nghèo an cư: Bài 1 - Bền bỉ lộ trình giúp người dân an cư

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) như: Mường, Tày, Dao, Mông… cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 64%. Để có sự đồng tốc trong phát triển KT-XH, từ nhiều thập kỷ qua, tỉnh đã quan tâm chỉ đạo sát sao trong việc ổn định dân cư, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, rút ngắn dần khoảng cách giữa vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS và vùng thuận lợi trên địa bàn.

Văn hóa Hòa Bình những năm đầu tái lập tỉnh

(HBĐT) - Năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình được chia tách để tái lập tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Toàn bộ di vật bảo tàng và hồ sơ di tích của tỉnh nào được bàn giao về tỉnh đó. Tỉnh Hòa Bình lúc đó được bàn giao hơn 3.000 hiện vật bảo tàng và 1 bộ hồ sơ di tích khảo cổ, nhưng không phải là di tích khảo cổ của nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục