(HBĐT) - So với mọi năm, năm nay, nhà Hàng A Bô ở xóm Pà Cò Con, xã Pà Cò có cái Tết no ấm, đủ đầy hơn, bởi nhà Bô xuất bán hơn chục con lợn, lại được giá. Nhờ vậy, người già và bọn trẻ trong nhà có thêm bộ quần áo mới, bánh dầy cũng được làm nhiều hơn so với mọi năm... Trò chuyện, Hàng A Bô phấn khởi: Được Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn, con giống, kỹ thuật, sau một thời gian triển khai mô hình chăn nuôi lợn bản địa, đàn lợn của gia đình đã phát triển lên hơn chục con. Tết vừa rồi bán đàn lợn đã mang về nguồn thu hàng chục triệu đồng.


Bài 2 - Thay đổi tư duy sản xuất, giúp bản Mông đuổi con "ma đói”, "ma nghèo”




Với việc đầu tư, chăm sóc hơn 1 ha chè Shan tuyết, mỗi năm gia đình anh Sùng A Pha ở xóm Pà Cò Con, xã Pà Cò (Mai Châu) có nguồn thu hàng chục triệu đồng. 

Theo đồng chí Sùng A Sía, Chủ tịch UBND xã Pà Cò, ở Pà Cò không chỉ có gia đình Hàng A Bô mà còn nhiều hộ khác đã được hỗ trợ của Nhà nước tham gia mô hình chăn nuôi lợn bản địa hiệu quả. Nhờ đó, từ chỗ nhiều hộ có đời sống khó khăn nay đã ổn định, từng bước vươn lên thoát nghèo...

Đồng chí Hà Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu cho biết: Không chỉ tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, thời gian qua, 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã được quan tâm đầu tư các dự án, mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi giá trị. Như mô hình chăn nuôi lợn bản địa hiện có hơn 40 hộ tham gia; dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Gà đen Mai Châu”; hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật về sản xuất, phòng trừ dịch hại trên cây ngô, lúa, rau an toàn các loại; hỗ trợ đầu tư 2 dự án chăn nuôi bò và trồng rau an toàn... đã đem lại hiệu quả tích cực.
Cũng theo đồng chí Sùng A Sía, Chủ tịch UBND xã Pà Cò, từ hỗ trợ tích cực, hiệu quả của các cấp đã từng bước làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân. Chuyển từ tư duy sản xuất thụ động sang chủ động, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Nhờ vậy mang lại hiệu quả tích cực.

Gia đình Sồng A Cang ở xóm Chà Đáy, xã Pà Cò vốn là hộ nghèo, cuộc sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp với cây ngô là chính, trước đây quanh năm thiếu đói. Từ khi được UBND huyện hỗ trợ 3 con lợn nái sinh sản giống bản địa theo chương trình chăn nuôi lợn bản địa, đời sống gia đình Sồng A Cang có khởi sắc. Từ 3 con lợn giống ban đầu, sau hơn 1 năm đã phát triển đàn lợn lên hơn chục con, đời sống của gia đình Sồng A Cang không còn bị con "ma đói” đeo đuổi.

Gia đình Sùng A Đô ở cùng xóm cũng từng bước vươn lên thoát nghèo nhờ đầu tư chăn nuôi lợn bản địa. Sùng A Đô chia sẻ: Trước đây, chăn nuôi lợn bản địa của người dân hoàn toàn theo hướng thả rông, hoang dã. Tính bình quân từ khi nuôi đến lúc xuất bán chỉ đạt khoảng 10 - 15 kg/con. Từ khi được cán bộ hướng dẫn, người dân đã chuyển sang chăn nuôi theo hình thức bán hoang dã. Ngoài thả rông để lợn tự kiếm ăn, hộ chăn nuôi bổ sung thêm nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương như rau, cám, cây chuối, thức ăn dư thừa... Do vậy, hiệu quả kinh tế được nâng lên rõ rệt. Trọng lượng khi xuất bán tăng từ 15 kg/con lên 25 - 35 kg/con trong cùng thời gian chăn nuôi tầm 10 tháng. Với giá bán khoảng 120 nghìn đồng/kg, bình quân mỗi con lợn khi xuất bán đạt từ 3 - 4 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí mang lại khoản tiền đáng kể. Nhờ vậy, không chỉ gia đình Sồng A Cang, Sùng A Đô mà nhiều hộ hoàn cảnh khó khăn như Phàng A Sồng, Hàng A Bô, Sùng A Si từng bước đuổi được con "ma đói”, "ma nghèo”.

Cũng giống như Pà Cò, từ chỗ sản xuất lạc hậu, được sự hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả của các ngành, các cấp, đến nay, xã Hang Kia đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp mang tính ổn định, bền vững, đem lại hiệu quả cao. Như mô hình chăn nuôi dê, gà, bò bản địa, chăn nuôi lợn nái sinh sản... đã tạo ra sự đa dạng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đáng kể nhất là việc Hang Kia đã triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản. Được triển khai với số lợn giống ban đầu 131 con, giao cho 131 hộ chăn nuôi. Sau 1 năm đàn lợn đã sinh sản thêm 563 con, đem lại giá trị hàng trăm triệu đồng. Đến nay, mô hình tiếp tục được duy trì hiệu quả, bình quân mỗi hộ có từ 1 - 2 đầu lợn sinh sản. Ngoài chăn nuôi lợn, nhiều chương trình, dự án trồng trọt, chăn nuôi, mô hình sản xuất mới, du lịch cộng đồng được đưa vào triển khai. Qua đó xuất hiện nhiều gia đình làm kinh tế giỏi như: Vàng A Cấu, xóm Pà Khôm; Sùng A Dếnh, xóm Thung Mặn; Sùng Y Gánh, Sùng Y Múa, xóm Hang Kia... Hàng năm có hàng chục hộ được công nhận hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Từ sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ tích cực, hiệu quả của các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự thay đổi trong tư duy sản xuất đã góp phần giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo của 2 xã. Nếu năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo ở Hang Kia là 36,18% thì năm 2022 còn 29,43% (giảm 6,75%, giảm 44 hộ); tỷ lệ hộ nghèo xã Pà Cò giảm 6,49%, từ 38,52% năm 2021 còn 32,03% năm 2022 (giảm 38 hộ); GRDP bình quân đầu người năm 2022 xã Hang Kia đạt 28,5 triệu đồng, xã Pà Cò đạt 19,4 triệu đồng; tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia và người dân được hưởng BHYT của 2 xã đạt 100%... Từ đó từng bước đuổi con "ma đói”, "ma nghèo” vốn đeo đẳng cuộc sống người dân, làm cho bản Mông sáng lên từng ngày.

Mạnh Hùng




Các tin khác


Náo nức ngày hội tòng quân

(HBĐT) - Hòa chung không khí phấn khởi đầu xuân, cùng với cả nước, đúng 8h ngày 6/2, tất cả 10 huyện, thành phố trong tỉnh đồng loạt tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2023. Đây thực sự là ngày hội của các địa phương và cán bộ, Nhân dân trong tỉnh. Thời tiết xuân giao hòa. Lòng người rộn ràng khí thế. Có bịn rịn chia tay nhưng mang theo niềm lạc quan, tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, trưởng thành và cống hiến. Trên khắp các nẻo đường từ nông thôn, miền núi xa xôi đến thành thị đều mang không khí náo nức khi lớp thanh niên ưu tú lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Bình yên Côn Đảo

(HBĐT) - Xưa, Côn Đảo từng là nơi nuôi dưỡng tinh thần cách mạng quật cường của hàng vạn chiến sỹ yêu nước Việt Nam. Còn ngày nay, nơi đây được biết đến là địa điểm có nhiều trải nghiệm tốt đẹp, mang tới cảm giác bình yên, khiến bất cứ ai cũng muốn tìm về để cảm nhận.

Xuôi về đất Mũi

(HBĐT) - "Anh đến quê em đất biển Cà Mau Cỏ thấy xanh tươi đước rừng bát ngát Dòng sông Tam Giang nắng trải đưa người Về thăm quê hương Đất Mũi xa xôi”... (trích lời bài hát Đất Mũi Cà Mau – nhạc sĩ Hoàng Hiệp).

Hành trình xây dựng "Xã hội số, công dân số"

(HBĐT) - Cũng giống như người dân ở xóm Khuộc, xã Cao Sơn (Lương Sơn), ngay sau khi được cán bộ Công an xã và lực lượng ĐVTN xóm tuyên truyền về việc hướng dẫn cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (TKĐDĐT) trên nền tảng ứng dụng VNeID, bà Dương Thị Hòa (SN 1963), người dân tộc Dao đã chủ động mang theo điện thoại có kết nối internet và thẻ căn cước công dân (CCCD) đến nhà văn hóa xóm để được hướng dẫn cài đặt, kích hoạt...

Để mo Mường được “sống” mãi

(HBĐT) - Mo Mường là di sản văn hóa (DSVH) đặc biệt linh thiêng của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Trước nguy cơ "báu vật” vô song có thể bị mai một những giá trị không thể khôi phục, hành trình bảo vệ khẩn cấp mo Mường đã được khởi động với sự đồng hành của những con người tràn đầy tâm huyết và trí tuệ, vừa tự hào, vừa có trách nhiệm với mo Mường.

Xuân Mường Động

(HBĐT) - Khắp các miền quê trải dài màu xanh trù phú; hạ tầng điện - đường - trường - trạm được đầu tư xây dựng; hệ thống thương mại - dịch vụ phát triển... Đó là diện mạo của quê hương Mường Động (Kim Bôi) hôm nay với những bước chuyển mạnh mẽ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục