(HBĐT) - Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Lạc Thuỷ đã tạo được bước đột phá trong phát triển KT-XH, làm thay đổi khá toàn diện bộ mặt nông thôn. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên; vai trò, vị trí chủ thể được phát huy. Nông nghiệp từng bước được cơ cấu hợp lý, khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển toàn diện, nâng cao năng suất, chất lượng.


>>  Bài 1 - Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới

>> Bài 3 - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nông thôn mới




Sản phẩm chè Sông Bôi được xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh.

Khi lòng dân đồng thuận

Là xã vùng sâu còn nhiều khó khăn của huyện, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, Hưng Thi là 1 trong 2 xã cuối cùng của huyện về đích NTM năm 2020. Chính quyền và Nhân dân trong xã luôn xác định XDNTM là một quá trình lâu dài theo phương châm "làm đến đâu, chắc đến đó”, "dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ”.

Cây cầu bắc qua sông Bôi nối thôn Cui với trung tâm xã Hưng Thi là một trong những minh chứng cho chủ trương đúng đắn này. Từ khi cầu xây dựng, cuộc sống của người dân nơi đây đã thay đổi. Năm 2022, xã tập trung thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm. Xã chỉ đạo thôn Tám thực hiện các tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu; tổ chức các hoạt động trồng, chăm sóc hàng cây, đường hoa NTM; lắp đặt thêm 2,5 km đèn đường theo chương trình ánh sáng đường quê.

Bí thư Đảng uỷ xã Hưng Thi Bùi Minh Thẩm cho biết: Thực hiện chương trình, bên cạnh hấp thụ tối đa các chính sách của cấp trên, xã đặc biệt ưu tiên nguồn lực, quan tâm ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, từ đó khích lệ được các phong trào thi đua, huy động sức mạnh toàn dân. Điển hình như thôn Niếng khó khăn nhất nhưng lại có đóng góp đáng kể trong XDNTM. Thôn có 22 hộ hiến hơn 4.600 m2 đất làm đường giao thông. Người hiến nhiều đất nhất là ông Quách Văn In được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen, góp phần giúp thôn cứng hóa đường giao thông đạt trên 95%. Kết cấu hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ. Đến nay, xã có 2/10 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu, số tiêu chí NTM nâng cao đạt 15/19tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người đạt 51,1 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 18,13%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 87,6%.

Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp

Trong XDNTM, huyện Lạc Thuỷ xác định phát triển kinh tế là trọng tâm. Huyện thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tích tụ, tập trung đất đai, cơ giới hóa trong sản xuất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, xây dựng và hình thành vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Huyện đã xây dựng, ban hành các cơ chế đặc thù, phát triển KT-XH gắn với XDNTM như các đề án: Phát triển cây ăn quả huyện Lạc Thủy đến năm 2020; phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện Lạc Thủy giai đoạn 2015 - 2020; tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Lạc Thủy giai đoạn 2016 - 2020…

Với nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, phát triển doanh nghiệp, đến nay, các mô hình sản xuất theo nhóm sản phẩm hàng hoá nông nghiệp có giá trị gia tăng cao được nhân rộng như: trồng cây ăn quả có múi, trồng na tập trung ở xã Đồng Tâm 103 ha; chè 254 ha, tập trung ở xã Phú Nghĩa, Phú Thành; vùng rau an toàn 150 ha, tập trung ở xã Đồng Tâm, Phú Nghĩa, thị trấn Chi Nê. Toàn huyện dồn điền, đổi thửa được 560,2 ha. Có 5 sản phẩm nông nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, gồm: Nhãn hiệu tập thể cam Lạc Thủy, nhãn hiệu chứng nhận gà Lạc Thủy, na Lạc Thủy, dê Lạc Thủy, chè Sông Bôi. Toàn huyện có 17 sản phẩm OCOP được UBND tỉnh xếp hạng, trong đó, 4 sản phẩm được công nhận 4 sao, 13 sản phẩm 3 sao. Trong lộ trình XDNTM, nhiều địa phương đã lựa chọn phát triển chuỗi sản phẩm chủ lực để nâng cao hiệu quả kinh tế. Năm 2022, tốc độ gia tăng giá trị sản xuất đạt 14,5%. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 7.585,672 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 72,43 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 10%.

Với những cách làm hay, sáng tạo trong XDNTM, hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư khá đồng bộ, từng bước hiện đại, đảm bảo phục vụ tốt hoạt động phát triển KT-XH và đời sống dân sinh. Cơ sở vật chất trường học, y tế được chú trọng. Nhà văn hoá xã, thôn, khu thể thao được đầu tư xây dựng mới và chỉnh trang. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá gắn với phát triển NTM, đô thị văn minh được duy trì. Huyện có 106/112 thôn, khu dân cư đạt văn hóa, 16.064/17.734 gia đình văn hóa. Đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố, ngày càng vững mạnh, ANTT, an toàn xã hội được giữ vững, Nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Đồng chí Phạm Văn Đức, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Lạc Thuỷ cho biết: Với quan điểm XDNTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội, là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Chủ thể XDNTM là cộng đồng dân cư và dựa vào nội lực của cộng đồng dân cư. Vì vậy, mọi việc phải để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng và phải có trách nhiệm bảo vệ thành quả xây dựng được. Trong thời gian tới, huyện tập trung lãnh đạo các xã tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí huyện NTM, xã NTM. Tập trung nguồn lực đẩy mạnh thực hiện XDNTM, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, xây dựng xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu, khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu. Sau khi đạt chuẩn phải tiến hành ngay việc XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, phát triển toàn diện, bền vững, đi vào chiều sâu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của người dân. Với truyền thống đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ, sự đồng lòng, ủng hộ của Nhân dân, Đảng bộ huyện Lạc Thuỷ quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

(Còn nữa)

Đinh Thắng


Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục