(HBĐT) - Những con đường mới đã và đang được mở sẽ là huyết mạch giao thông quan trọng để thúc đẩy phát triển KT-XH huyện vùng cao Đà Bắc.





 
Con đường mới mở từ xã Cao Sơn đi xã Trung Thành đã giúp rút ngắn khoảng cách giữa các xã vùng cao với trung tâm huyện Đà Bắc. 

Đến nay, Đà Bắc là huyện nghèo duy nhất của tỉnh, là 1/22 huyện nghèo của cả nước. Hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn, trắc trở là một trong những nguyên nhân khiến huyện vùng cao này chưa thể bứt phá.

"Nút thắt” giao thông 

Đà Bắc là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh (gần 779 km2), dân số trên 56 nghìn người. Trên địa bàn huyện không có quốc lộ chạy qua. Tỉnh lộ 433 chạy qua 8/17 xã, thị trấn là huyết mạch giao thông quan trọng nhất trong phát triển kinh tế, giao thương hàng hóa của huyện. Tuy nhiên, tuyến đường khá quanh co, đèo dốc, mặt đường hẹp nên việc lưu thông gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, hơn nửa thập kỷ trở lại đây, hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện thường xuyên bị thiên tai tàn phá. Tình trạng sạt lở taluy âm, taluy dương xảy ra nghiêm trọng trong mùa mưa lũ. Năm trước khắc phục chưa xong, năm sau tiếp tục bị thiên tai tàn phá nên giao thông vẫn là rào cản lớn, "nút thắt” trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển KT-XH của huyện.

Không chỉ tuyến đường chính còn nhiều trắc trở mà từ khoảng năm 2016 trở về trước, hệ thống giao thông dẫn vào các xã, xóm trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn. Như tuyến đường từ trung tâm huyện đi các xã vùng lòng hồ (Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong) nhỏ hẹp, quanh co, xuống cấp; đường từ ngã ba Ênh (xã Tân Minh) đi các xã Đoàn Kết, Trung Thành, Yên Hòa, Đồng Ruộng bị thiên tai tàn phá, chưa được sửa chữa, khắc phục kịp thời nên việc đi lại hết sức vất vả. Đặc biệt, không ít thôn, xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện vẫn chưa có đường bê tông đến trung tâm. Đầu năm 2014, UBND tỉnh phê duyệt Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh. Trong danh sách này, Đà Bắc có 7 xóm thuộc diện đầu tư, hỗ trợ của dự án.

Thời điểm đó, những xóm nằm trong danh sách 36 xóm khó khăn nhất tỉnh như: Sổ (xã Trung Thành), Hà (xã Đồng Chum), Kế (xã Mường Chiềng) chưa có đường thuận lợi vào đến trung tâm xóm, gần như sống tách biệt với các khu dân cư khác. Còn nhớ, lần vào xóm Hà mất gần 1 tiếng, dù xóm chỉ cách trung tâm xã 9 km. Khi đó, đường vào xóm đặc biệt khó khăn này đang được mở rộng, nhưng còn 2 km vẫn là đường đất đá nhỏ hẹp chưa được mở, mặt đường gồ ghề. Tiếp chúng tôi khi đó, Bí thư chi bộ xóm Hà Đinh Công Chăn khá trăn trở. Ông Chăn được tham gia đo con đường vào xóm Hà từ năm 1995, nhưng qua hàng chục năm, con đường vẫn khó vô cùng. Ngày nắng đi lại đã vất vả, khi mưa xuống còn khó gấp nhiều lần. Vì thế đời sống của người dân xóm Hà cứ quanh quẩn với đói nghèo.

Xóm Kế, xóm Sổ cũng chung tình cảnh, nông sản làm ra nhưng khó tiêu thụ, bị ép giá hoặc không tiêu thụ được. Mùa mưa, nhiều hộ dân ngậm ngùi nhìn hàng tấn ngô vừa thu hoạch nảy mầm dưới gầm sàn vì đường lầy lội, thương lái không vào thu mua được.

Từ năm 2016 đến nay, bằng nhiều nguồn lực, hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện từng bước được đầu tư, xây dựng đồng bộ hơn. Những xóm nghèo nhất tỉnh như Sổ, Hà, Kế đã được "xóa mù” về đường giao thông. Bên cạnh đó, huyện đang triển khai một số dự án giao thông quan trọng, mang tính đột phá, đồng bộ hơn. Khi hoàn thiện sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn để người dân huyện vùng cao Đà Bắc vượt khó.

Phát triển giao thông đồng bộ để kết nối, phát triển

Đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ, thông thoáng là yêu cầu tất yếu để phát triển. Những năm qua, một trong những nỗi trăn trở lớn nhất của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện vùng cao Đà Bắc chính là hạ tầng giao thông. Đến nay, toàn huyện có trên 1.317 km đường bộ, gồm: 163,5 km đường huyện; 128,7 km đường xã; 453,62 km đường trục thôn, xóm; hơn 305 km đường ngõ; gần 232 km đường khu sản xuất, nội đồng; hơn 34 km đường đô thị. Tuy nhiên, số tuyến đường có mặt đường không êm thuận, không đảm bảo tầm nhìn, không đảm bảo giao thông đi lại thuận tiện, an toàn 4 mùa vẫn còn lớn, với hơn 254 km.

Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Huyện xác định đầu tư hạ tầng giao thông là 1 trong 4 đột phá chiến lược để phát triển KT-XH. Hàng năm huyện đều bố trí nguồn ngân sách huyện và nguồn vốn từ các chương trình, dự án như: 135, 30a, xây dựng nông thôn mới, Đề án cứng hóa đường giao thông nông thôn, ngân sách tỉnh để sửa chữa các tuyến đường huyện và đường xã. Từ năm 2017 đến nay, huyện huy động trên 1 nghìn tỷ đồng để thực hiện tiêu chí về đường giao thông trong xây dựng nông thôn mới.

Năm 2022, huyện đã tập trung mở mới và cải tạo, nâng cấp hạ tầng giao thông trên địa bàn. Theo đó, toàn huyện có thêm 16,1 km đường bộ mở mới; 120,5 km đường được bê tông hóa, nhựa hóa; 1,22 km đường được cứng hóa bằng vật liệu khác; 62,4 km đường được nâng cấp, sửa chữa. Trong đó, huyện đã khởi công một số dự án giao thông quan trọng, như tuyến đường nối từ thị trấn Đà Bắc đi Thanh Sơn (Phú Thọ) vào tháng 10/2022; đầu năm 2023 khởi công đường từ Hiền Lương đi Vầy Nưa - Tiền Phong và một số dự án giao thông quan trọng khác. Đây là những dự án giao thông có ý nghĩa lớn đối với việc kết nối giao thương, tạo điều kiện để huyện từng bước khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế.



Viết Đào


Các tin khác


Người Mường ở tỉnh Hủa Phăn, nước bạn Lào

(HBĐT) - Được Thường trực Tỉnh ủy và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh cho phép, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh ra quyết định thành lập đoàn công tác sang nước bạn Lào. Sáng 14/5/2023, đoàn xuất phát từ TP Hòa Bình theo quốc lộ 6 lên Mộc Châu rồi qua cửa khẩu quốc tế Lóng Sập. Đang mùa hè, nhưng tại Lóng Sập trời se lạnh. Cơn mưa nhỏ kéo đến và gió thì ào ào không ngớt. Từ cửa khẩu Lóng Sập xuôi dốc trên 40 km thì đến thị tứ Sốp Bau. Chúng tôi nghỉ ăn trưa, mua sim điện thoại nước bạn và đổi tiền Việt Nam sang tiền Kip của Lào. Tiếp tục hành trình xuôi dốc, được nửa đường thì bạn cho người đón. Khoảng 14h cùng ngày, chúng tôi về huyện Sầm Nưa, thủ phủ tỉnh Hủa Phăn.

Thu hái “lộc” rừng - đổi thay cuộc sống

(HBĐT) - Nhìn tải măng trước mặt áng chừng đến 30 kg. Mang bán số măng, tính ra chưa đầy 1 tiếng, người nông dân này đã bỏ túi 450.000 đồng. Đây là nguồn thu không nhỏ đối với người miền núi. Không chỉ gia đình anh Pốt mà trên địa bàn tỉnh, nhiều nơi, nhiều gia đình mỗi năm có nguồn thu từ măng lên tới vài chục triệu đồng không còn là hiếm. 

Huyện Yên Thủy giải bài toán phát triển tự phát và đầu ra cho nông sản: Bài 3 - Đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

(HBĐT) - Tháng 2/2023, huyện Yên Thủy phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện. Hội nghị có sự tham gia của 11 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tại hội nghị, những thực trạng, khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được đưa ra trao đổi, thảo luận. Sau hội nghị, nhiều giải pháp thiết thực đã được triển khai, huyện Yên Thủy đang tích cực vào cuộc để đẩy mạnh liên kết sản xuất, tìm hướng tiêu thụ nông sản hiệu quả.

Huyện Yên Thủy giải bài toán phát triển tự phát và đầu ra cho nông sản: Bài 2 - Tái cơ cấu gắn với khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt theo phương châm giữ vững cây trồng truyền thống, đẩy mạnh đưa giống cây trồng mới phù hợp với địa phương, ưu tiên cây trồng có giá trị kinh tế cao để tăng năng suất, sản lượng. Còn đối với lĩnh vực chăn nuôi, huyện tập trung phát huy lợi thế sản xuất một số vật nuôi có khả năng cạnh tranh cao; chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, gia trại. Phấn đấu xây dựng ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng và đạt mức tăng trưởng 7 - 8%/năm.

Huyện Yên Thủy giải bài toán phát triển tự phát và đầu ra cho nông sản: Bài 1 - Phát triển tự phát, phá vỡ quy hoạch

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy không có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch, cũng không có điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ. Đời sống của người dân chủ yếu trông vào nông nghiệp; tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 30% giá trị nền kinh tế. Tuy nhiên, trên mảnh đất "chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn” này, ngành nông nghiệp vẫn loay hoay với nhiều khó khăn. Do phát triển tự phát nên diện tích nhiều loại cây trồng như cây ăn quả có múi, sắn, ngô… đang vượt quá quy hoạch, đầu ra gặp khó. Việc xúc tiến tiêu thụ nông sản chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng, giá trị sản phẩm thấp. Do đó, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tìm đầu ra cho nông sản là việc huyện Yên Thủy đang tích cực triển khai.

Nghe dân nói, làm dân tin

(HBĐT) - "Trường học bộ đội" ở xã Sơn Thủy, "Ngô bộ đội" ở xã Vân Sơn, "Giếng nước bộ đội" ở xã Hang Kia, "Đường bộ đội" ở xã Độc Lập... Những cái tên gần gũi mà sâu lắng, mộc mạc mà cao quý được Nhân dân đặt cho những công trình, việc làm bộ đội giúp đỡ dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cũng chính điều đó đã nói lên tình cảm cũng như ghi nhận của Nhân dân đối với việc làm của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh trong những năm qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục