(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến (Kim Bôi) có diện tích 4.326 ha với 648 loài thực vật, 59 loài thú, 128 loài chim. Đặc biệt, trong đó có nhiều động thực vật quý hiếm như: Culi, cầy hương, sóc bay lớn, hoãng, khỉ, gấu, lợn rừng; gù hương, thiên tuế lá chè, hoa tiên, đinh vàng, sến mật, nghiến đất… Đây là tiềm năng đặc biệt quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho Hợp Tiến. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được phát huy, Hợp Tiến rất cần sự hỗ trợ để có đột phá trong phát triển KT – XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.


Người dân xã Hợp Tiến (Kim Bôi) chăm chút từng công đoạn của quá trình nuôi ong lấy mật, phấn đấu đưa sản phẩm mật ong rừng của địa phương sớm được xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. 

Chỉ mất khoảng 40 phút để di chuyển từ TP Hòa Bình đến trung tâm xã Hợp Tiến. Đón chúng tôi, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Bùi Văn Nội chia sẻ: Hiện nay, đường sá đã được quan tâm đầu tư. Không chỉ đến trung tâm xã, đường đã được thảm bê tông về từng xóm với hy vọng mở hướng thoát nghèo cho địa phương. 

Song, cũng theo đồng chí Bí thư Đảng ủy xã, đánh giá sơ bộ giữa nhiệm kỳ, có những chỉ tiêu khó đạt, dù anh em đã rất cố gắng. 

Hợp Tiến có nhiều cái khó thật! Xã có 1.205 hộ, 5.407 nhân khẩu thì quá 1/3 trong số đó là hộ nghèo, cận nghèo. Nhân dân chủ yếu sống dựa vào phát triển nông nghiệp nhưng phần lớn đất nông nghiệp là ruộng bậc thang, khó áp dụng các tiến bộ KHKT; chăn nuôi còn nhỏ lẻ; đất lâm nghiệp chủ yếu được sử dụng để trồng keo, hiệu quả kinh tế không cao.

Quanh năm chăm chỉ làm lụng nhưng thu nhập bình quân của người dân nơi đây mới đạt 27,3 triệu đồng vào năm 2022. Xã có 4 trường học thì vẫn còn 1 trường chưa đạt chuẩn quốc gia. 4/10 xóm chưa có nhà văn hóa đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt chung của nhân dân trên địa bàn. Trên 72% dân số toàn xã nằm trong độ tuổi lao động, song số lao động có tay nghề rất thấp…

Với khát vọng thoát nghèo, khai thác và phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Hợp Tiến đang có những nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, có chính sách thu hút đầu tư, phát triển du lịch. Tận dụng lợi thế có diện tích rừng đặc dụng rộng lớn, nhân dân địa phương đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Năm 2022, sản phẩm mật ong Thượng Tiến của HTX dịch vụ nông nghiệp Thượng Tiến, xã Hợp Tiến được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Hiện, tổng đàn ong của xã khoảng trên 4.000, sản lượng mật thu về 45.000 lít/năm. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhân dân bước đầu đã chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây lấy hạt. Năm qua, diện tích trồng cây có hạt của địa phương đạt 601 ha, sản lượng thu về 21 nghìn tấn, giá trị kinh tế gấp 3 - 4 lần trồng lúa…

Cùng với sự nỗ lực của địa phương, Hợp Tiến nhận được sự chung tay, giúp sức của nhiều cơ quan, đơn vị, trong đó có Báo Hòa Bình. Từ năm 2018, căn cứ phân công của UBND tỉnh, Báo Hòa Bình thực hiện giúp đỡ xã đặc biệt khó khăn Thượng Tiến (nay là Hợp Tiến). Báo đã tiến hành khảo sát Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, nắm tình hình phát triển KT-XH của địa phương, từ đó chủ động phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền xã xây dựng kế hoạch, chương trình giúp đỡ, đồng hành chi tiết, thiết thực hằng năm. Trước tiên, phát huy lợi thế của cơ quan ngôn luận, Báo Hòa Bình đã phối hợp với địa phương tập trung tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, giới thiệu các mô hình làm kinh tế giỏi, gương người tốt - việc tốt; điển hình, tấm gương tiêu biểu trong xây dựng Đảng, phát triển KT-XH, bảo đảm AN-QP… Từ đó động viên, khích lệ người dân chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp.

Ngoài ra, từ nguồn lực của đơn vị và các nguồn lực xã hội hóa khác, Báo Hòa Bình đã tổ chức trao tặng nhiều phần quà có ý nghĩa, giá trị cả về vật chất, tinh thần cho nhân dân Hợp Tiến. Trong giai đoạn từ 2018 đến nay, Báo Hòa Bình đã vận động, kết nối tài trợ cùng nguồn lực của đơn vị, tặng cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Hợp Tiến 1 ngôi nhà đại đoàn kết trị giá 70 triệu đồng, trồng trên 10.000 cây xanh, tặng 1 thư viện điện tử, 2 bò giống, 100 áo ấm, 50 chăn ấm, trao gần 500 suất quà, học bổng cho hộ gia đình chính sách, học sinh vượt khó… Tổng giá trị quà tặng lên đến hàng tỷ đồng.  

Với sự giúp đỡ cụ thể, thiết thực, hiệu quả, Báo Hòa Bình đã góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hợp Tiến từng bước vượt khó. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của xã mới chỉ 11,8 triệu đồng thì sau 4 năm đã tăng lên xấp xỉ 2,5 lần. 

Tuy nhiên, tại buổi làm việc, nắm tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã diễn ra đầu năm 2023 giữa lãnh đạo Báo Hòa Bình và Thường trực Đảng ủy xã Hợp Tiến, hai đơn vị đều thống nhất nhận định: Hợp Tiến còn nhiều tiềm năng cần khai thác để chuyển mình. Đặc biệt với khí hậu mát mẻ, môi trường trong lành và vẻ đẹp hoang sơ, Hợp Tiến hoàn toàn có thể nghĩ đến phát triển du lịch xanh, trồng thảo quả, cây dược liệu dưới những tán rừng già… trở thành điểm đến thư giãn cuối tuần. 

Dù vẫn là xã đặc biệt khó khăn, song Hợp Tiến có đội ngũ cán bộ tâm huyết, có những tiềm năng mà ít nơi có được, nếu được đầu tư, cộng với phát huy nội lực, ý chí vươn lên của bà con, chắc hẳn trong tương lai không xa, Hợp Tiến sẽ khởi sắc.


Minh Vũ

Các tin khác


Khu Lục Đồi, thị trấn Bo (Kim Bôi): Người dân sống trong lo âu do đá văng và tiếng ồn, khói bụi

(HBĐT) - Hàng chục hộ dân khu Lục Đồi, thị trấn Bo (Kim Bôi) đang sống trong lo sợ, thấp thỏm vì hoạt động của mỏ đá ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân.

Khu công nghiệp Nhuận Trạch - trọng điểm thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp: Bài 2 - Tiềm năng và lợi thế

(HBĐT) - Với lợi thế tiếp giáp Thủ đô Hà Nội cùng hệ thống giao thông kết nối thuận lợi, khu công nghiệp (KCN) Nhuận Trạch đang được tỉnh cũng như huyện Lương Sơn tập trung giải phóng mặt bằng (GPMB) tiến tới đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại, dự kiến sẽ phát huy được vai trò, vị trí để thúc đẩy thu hút đầu tư trong thời gian tới.

Khu công nghiệp Nhuận Trạch - trọng điểm thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp: Bài 1 - Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng

(HBĐT) - Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, huyện Lương Sơn đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng và chủ đầu tư (CĐT) tập trung giải phóng mặt bằng (GPMB) khu công nghiệp (KCN) Nhuận Trạch. Mục tiêu phấn đấu là khởi công KCN trong quý III/2023 nhằm kịp thời đón làn sóng đầu tư trong và ngoài nước.

Những con đường mang khát vọng đổi mới ở huyện Mai Châu: Bài 2 - Mở đường “xuyên mây”, tạo động lực cho sự phát triển

(HBĐT) - Thực hiện phương châm "giao thông đi trước, tạo động lực cho sự phát triển của huyện”, trong những năm qua, huyện Mai Châu đã tập trung mọi nguồn lực thực hiện mục tiêu xây dựng hạ tầng giao thông đảm bảo, đồng bộ nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển của huyện.

Những con đường mang khát vọng đổi mới ở huyện Mai Châu: Bài 1 - Mở đường cho bản Mông thoát nghèo

(HBĐT) - Với một huyện còn nhiều khó khăn như Mai Châu thì phát triển hạ tầng giao thông là một trong những giải pháp quan trọng để mở đường cho hành trình thoát nghèo. Thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh và bằng nội lực của địa phương, huyện Mai Châu đã triển khai, đưa vào hoạt động một số dự án giao thông kết nối quan trọng - những con đường mang ý nghĩa then chốt để huyện vùng cao này hiện thực hoá khát vọng đổi mới.

Nông dân với ước vọng phát triển du lịch cộng đồng: Bài 2 - Chung sức xây thương hiệu cho du lịch Hòa Bình

(HBĐT) - Hiện nay, khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng; khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ tại các khu, điểm du lịch nhiều. Mô hình nông dân làm du lịch cộng đồng (DLCĐ) trong tỉnh trên đà phát triển. Số lượng, quy mô, chất lượng, phương thức hoạt động của các nhà nghỉ DLCĐ theo đó cũng tăng nhanh. Toàn tỉnh hiện có 170 nhà nghỉ DLCĐ, tập trung nhiều nhất ở huyện Mai Châu và một số huyện Đà Bắc, Cao Phong, Lạc Sơn, Tân Lạc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục