(HBĐT) - Bấy lâu nay, khách du lịch đến với lòng hồ Hòa Bình là được thưởng ngoạn "Vịnh Hạ Long” trên cạn với những danh thắng, những món ăn đặc sản, thỏa chí chèo thuyền, đắm mình trong khung cảnh hùng vĩ. Nhưng với ông Nguyễn Xuân Thắng nó còn đem lại giá trị hơn nhiều, đó là sức khỏe.k


Ông Nguyễn Xuân Thắng trồng rau trên nhà bè tại tổ Vôi, phường Thái Bình (TP Hòa Bình), tự cung cấp rau sạch cho gia đình và khách du lịch.

Nơi hồi sinh

Hẹn với ông, một ngày nắng chúng tôi ngược tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình lên với lòng hồ sông Đà. Qua bến thuyền chừng vài trăm mét là đến khu nhà bè của ông Thắng. Khu nhà gồm 4 căn nhà trong khuôn viên khép kín tiện sinh hoạt nơi sông nước. Ở giữa là bể bơi trẻ con, khu trồng rau, sân chơi ngắm trăng, sinh hoạt cộng đồng... Mặc dù trời nắng giữa mùa hè nhưng khu nhà bè của ông tương đối mát. Nước trên hồ hắt lên, nhà bè được làm bằng gỗ và mái cọ nên dễ chịu. Mặc dù đã qua cái tuổi thất thập nhưng trông ông Thắng còn rắn rỏi, khỏe mạnh. Ông bảo: Tôi sống và khỏe mạnh được như này là nhờ lòng hồ sông Đà đấy. Thấy tôi ngạc nhiên ông giải thích: Cách đây hơn 3 năm tôi thường xuyên bị đau xương khớp, nhiều lúc không thể tự đi được. Sau khi khám bác sỹ kết luận bị hẹp cột sống. Bệnh đã chuyển nặng chèn các dây thần kinh nên hay bị tê bì chân tay, có lúc không ngồi, đi lại được. Tôi được bác sỹ chuyên khoa chỉ định mổ. Đọc tài liệu, nghiên cứu về bệnh tôi xin bác sỹ hoãn thời gian mổ và quyết định tự chữa. Trong nhiều tài liệu tìm hiểu về bệnh, tôi được biết luyện tập thể dục theo bài và bơi giúp có thể chữa được bệnh. Tôi quyết định tìm mua đất gần hồ để làm nhà nghỉ dưỡng bệnh.

Ngày đầu đi tìm, ông và các con lên hồ Đầm Bài, rồi ngược lên TP Hòa Bình. Đến tổ Tháu, tổ Vôi ông cảm nhận thấy thích nơi đây, gần trung tâm thành phố, có công việc gì hoặc ra bệnh viện cũng tiện. Đặc biệt là lòng hồ sông Đà nước trong lành, lưu lượng nước lớn, có tiềm năng phát triển du lịch. Đến xóm Vôi, có người bán đất giáp đường, giáp lòng hồ ông quyết định mua ngay. Khi hoàn tất thủ tục ông bắt tay vàolàm nhà bè, đúng thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh. Vừa làm nhà vừa tránh dịch ông quyết định ở lại đây. Sống giữa vùng nước mênh mông không giao tiếp với người ngoài là nơi an toàn chống dịch. Khi cần mua lương thực, thực phẩm nhờ người mua để ở bờ rồi chèo thuyền vào lấy. Ông cho biết: Ngày đi mua đất, làm nhà bè con tôi luôn phải đi theo dìu khi lên xuống chỗ cao. Sau 3 năm kiên trì luyện tập, đến nay tôi đi lại thoải mái không còn thấy đau nhức. Để "thử" xương khớp sau thời gian tự điều trị, cách đây 2 tháng tôi đã có chuyến đi xuyên Việt với hơn 4.000 km. Mỗi ngày lái xe hơn 400 km, không có dấu hiệu đau đớn. Như hiện tại tôi có thể lái xe từ Hòa Bình về Hà Nội rồi quay lên vẫn thấy thoải mái.

Chia sẻ cách chữa bệnh của mình, ông Thắng cho biết: Ngày bơi 2 - 3 lần, mỗi lần vài km, tùy theo thể trạng từng hôm, kết hợp với bài tập giãn cột sống do bác sỹ hướng dẫn. Hôm nào trời rét thì luyện tập cách giãn cột sống. Sau một thời gian không thấy đau tôi cũng không đi mổ. Vừa rồi tôi đi khám lại, bác sỹ cũng ngạc nhiên là bệnh của tôi đã giảm đi rất nhiều. Có thể nói lòng hồ Hòa Bình là nơi đã tái sinh tôi. Tôi có duyên nợ với đất Hòa Bình. Năm 1971, sau khi rời ghế nhà trường, rời quê hương Hà Tây tôi lên Hòa Bình giảng dạy ở trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Sau 3 năm tôi chuyển về trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây cũ. Năm 1991, nhớ và yêu con người, cảnh vật Hòa Bình tôi quyết định trở lạiLương Sơn lập nghiệp với công việc thiết kế, xây dựng nhà sàn.

Lan tỏa giá trị của lòng hồ

Sau hơn 3 năm ở đây vẫn thấy ông Thắng tiếp tục mở rộng cơ ngơi của mình. Ông chia sẻ: Thấy lợi ích của việc sống ở sông nước, hưởng thụ không khí trong lành, là nơi dưỡng bệnh rất tốt nên tôi quyết định mở rộng và đăng ký kinh doanh làm điểm nuôi trồng thủy sản kết hợp đón khách nghỉ dưỡng ngắn hạn. Vợ con tôi cũng ủng hộ việc này. Vợ tôi là người sinh và lớn lên ở phố cổ Hà Nội cũng thích và theo tôi lên đây. Mục đích là để giới thiệu tiềm năng lòng hồ Hòa Bình không chỉ là nơi "chơi" mà còn là môi trường tốt cho những ai nghỉ dưỡng, chữa bệnh về xương khớp như tôi. Qua câu chuyện của tôi sẽ giới thiệu cho khách trong và ngoài nước biết đến tiềm năng về du lịch, nghỉ dưỡng của lòng hồ sông Đà. Hy vọng đây là một trong những điểm "níu chân" khách đến với Hòa Bình nhiều hơn nữa, dự định đến tháng 7 tới sẽ đón khách. Đây là mô hình điểm hướng tới xây dựng hợp tác xã nuôi trồng thủy sản kết hợp đón khách du lịch của tổ Vôi, phường Thái Bình.


Việt Lâm

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục