Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Đảng bộ huyện Lạc Sơn xuất hiện nhiều tập thể điển hình tiên tiến, cán bộ, đảng viên tiêu biểu thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương. Tuy nhiên bên cạnh những điểm sáng, thực trạng còn một bộ phận đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hoá” là vấn đề đặt ra cần được quan tâm. 


HĐND huyện Lạc Sơn tăng cường kiểm tra, giám sát các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định, tránh sai phạm trong đầu tư công. (Trong ảnh: Đoàn giám sát HĐND huyện kiểm tra công trình cứng hoá đường giao thông xóm Thăn, xã Bình Hẻm).

Với 67 tổ chức đảng (TCĐ), 374 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, trên 8.500 đảng viên, công tác giáo dục chính trị tư tưởng được Đảng bộ huyện đặt lên hàng đầu. Cùng với công tác tuyên truyền, Huyện uỷ chỉ đạo các cấp uỷ Đảng quan tâm công tác tự phê bình và phê bình, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, học không đi đôi với làm; thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm, phát sinh trong xã hội.

Thi hành nghiêm kỷ luật Đảng

Mặc dù khi ở vị trí công tác, ông Quách Công Vinh, nguyên Bí thư Đảng uỷ xã Yên Phú có đóng góp nhất định, nhưng do thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thời gian còn làm Phó Bí thư Đảng uỷ xã Xuất Hoá (từ tháng 8/2015 đến tháng 4/2018), ông Vinh bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng. Cùng với ông Vinh, một cán bộ khác là ông Bùi Văn Hảo, nguyên Bí thư Đảng uỷ xã Xuất Hoá cũng bị khai trừ ra khỏi Đảng theo Quyết định thi hành kỷ luật cán bộ thuộc thẩm quyền Ban Thường vụ (BTV) Huyện uỷ kể từ tháng 3/2023. Trước đó, cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố các bị can, gồm: Bùi Văn Hảo (SN 1961), nguyên Chủ tịch HĐND xã Xuất Hoá; Quách Công Vinh (SN 1970), nguyên Chủ tịch UBND xã Xuất Hoá; Nguyễn Duy Hiền (SN 1975), nguyên cán bộ địa chính xã Xuất Hoá. 3 bị can trên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cụ thể là lợi dụng việc giao đất cho 35 hộ dân, gây thiệt hại trên 700 triệu đồng.

Tháng 7/2023, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo nguyên là lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Xuất Hoá và một số cơ quan có liên quan của huyện, gồm: Đặng Thị Sơn (SN 1971), Bùi Văn Dén (SN 1977), Bùi Văn Hạnh (SN 1965), Bùi Văn Dởn (SN 1962) về tội "lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”; Trần Thanh Sơn (SN 1977), Bùi Văn Tú (SN 1993), Bùi Thị Dương (SN 1990) về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ”. Trước đó, sau khi nhận được đơn phản ánh của công dân, UBKT Huyện uỷ đã nắm tình hình, tham mưu BTV Huyện uỷ tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tập thể Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ xã Xuất Hoá nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Xuất Hoá về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tài chính - ngân sách, đất đai, công tác quy hoạch cán bộ, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc và việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Qua kiểm tra, BTV Huyện uỷ kết luận: Tập thể BCH Đảng bộ xã Xuất Hoá vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để cán bộ, đảng viên trong cơ quan vi phạm pháp luật, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của TCĐ và chính quyền địa phương. Cá nhân bà Đặng Thị Sơn, ông Bùi Văn Hạnh, ông Bùi Văn Dén thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, về nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của TCĐ, chính quyền. BTV Huyện uỷ đã thi hành kỷ luật tập thể BCH Đảng bộ xã Xuất Hoá nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 bằng hình thức cảnh cáo; các ông, bà Bùi Văn Hạnh, Đặng Thị Sơn, Bùi Văn Dén bị khai trừ ra khỏi Đảng.

Tháng 6/2024, BTV Tỉnh uỷ họp, xem xét, thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên vi phạm. Cá nhân ông Bùi Văn Lích, Uỷ viên BCH Đảng bộ huyện, Bí thư chi bộ, Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện nhận hình thức kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng do vi phạm nghiêm trọng những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. Cụ thể, trong thời gian giữ chức vụ Uỷ viên BCH Đảng bộ huyện, Bí thư chi bộ, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện, ông Lích đã vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Ngay sau khi thi hành kỷ luật Đảng, các cơ quan chức năng đã thực hiện thi hành kỷ luật hành chính kịp thời, đồng bộ theo đề nghị của BTV Tỉnh uỷ.

Sự việc gần đây tại thời điểm tháng 7/2024, Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Huyện uỷ Lạc Sơn căn cứ các quy định của Đảng quyết định thi hành kỷ luật đối với 3 ông, bà, đó là: ông Hà Văn Bình, Phó Bí thư chi bộ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách do vi phạm nồng độ cồn, bị xử lý hành chính và tịch thu giấy phép lái xe nhưng không kịp thời báo cáo chi bộ và cơ quan; bà Từ Thị Hương, Bí thư Chi bộ xóm Đội 5, ông Vũ Viết Cường, Chi uỷ viên Chi bộ xóm Đội 5 thuộc Đảng bộ xã Ân Nghĩa bị khai trừ ra khỏi Đảng do vi phạm quy chế làm việc và trách nhiệm nêu gương của người đảng viên, có hành vi làm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn trong quá trình hướng dẫn, làm hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh khởi tố bị can và áp dụng biện pháp tạm giam.

Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường

Bên cạnh tổ chức thực hiện các cuộc kiểm tra, giám sát (KT,GS) theo chương trình năm 2024 đề ra, cấp uỷ các cấp trong Đảng bộ huyện Lạc Sơn tập trung nâng cao chất lượng các cuộc KT,GS. Vai trò chủ động trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác KT,GS, kỷ luật Đảng theo quy chế phối hợp được phát huy, nhất là trong việc phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của Điều lệ Đảng.

6 tháng đầu năm 2024, cấp uỷ các cấp đã kiểm tra 24 TCĐ, 47 đảng viên và tiếp tục thực hiện quy trình kiểm tra đối với 3 TCĐ. Mặt khác, cấp uỷ và UBKT các cấp đã kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với 5 TCĐ, 22 đảng viên, tiếp tục thực hiện quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 1 TCĐ, 1 đảng viên.

Việc giám sát TCĐ, đảng viên được triển khai có hiệu quả, nhất là giám sát thường xuyên và nắm tình hình địa bàn. Cùng với đó, cấp uỷ và UBKT các cấp đã giám sát chuyên đề đối với 18 TCĐ, 31 đảng viên. Thi hành kỷ luật đối với 1 TCĐ bằng hình thức khiển trách; 15 đảng viên bằng các hình thức: khai trừ 1 đồng chí, cách chức 1 đồng chí, cảnh cáo 4 đồng chí, khiển trách 9 đồng chí, xem xét đề nghị TCĐ có thẩm quyền thi hành kỷ luật 1 đồng chí là cấp uỷ huyện.

Đồng chí Bùi Văn Kía, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ nhận định: Công tác KT,GS, thi hành kỷ luật Đảng giữ vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Qua đó, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết, thống nhất và bảo đảm thực hiện dân chủ trong Đảng được nâng cao; kỷ cương, kỷ luật của Đảng được giữ vững; kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của TCĐ, đảng viên để phát huy, đồng thời phát hiện, làm rõ thiếu sót, khuyết điểm để uốn nắn, khắc phục và xử lý nghiêm minh khi có vi phạm, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Các vụ việc vi phạm trong thời gian qua được xử lý nghiêm minh, đồng bộ giữa kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính và xử lý hình sự đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

(Còn nữa)

Bùi Minh


Các tin khác


Tăng cường liên kết, thúc đẩy phát triển du lịch Hòa Bình – Hà Nội: Bài 2: Thúc đẩy du lịch Hòa Bình - Hà Nội vươn xa

Những năm gần đây, du lịch Hòa Bình đạt mức tăng trưởng đáng ghi nhận. 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đón gần 2,9 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch ước đạt 2.928 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 33%, đạt 64% kế hoạch năm. Tuy nhiên, những con số này được đánh giá vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Do đó, liên kết du lịch được xác định là hướng đi quan trọng nhằm khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của địa phương, cụ thể là liên kết phát triển du lịch Hòa Bình – Hà Nội. Không chỉ kết nối các di tích, di sản mà còn đòi hỏi tăng cường kết nối giữa các ngành, các địa phương; giữa cộng đồng dân cư các điểm du lịch với du khách; giữa các hoạt động quản lý, khai thác văn hóa, du lịch để phát triển du lịch chuyên nghiệp.

Tăng cường liên kết, thúc đẩy phát triển du lịch Hòa Bình – Hà Nội: Bài 1: Hòa Bình – điểm đến hấp dẫn với du khách Thủ đô

Nằm giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, giao thông thuận tiện, khí hậu trong lành, bản sắc văn hóa các dân tộc phong phú, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng… Hòa Bình là điểm đến hấp dẫn với người dân Hà Nội. Ở chiều ngược lại, Thủ đô văn hiến với dày đặc các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và nơi văn hóa hội tụ là điểm đến yêu thích của người dân Hòa Bình dịp cuối tuần. Tăng cường liên kết để thúc đẩy du lịch Hòa Bình – Hà Nội cùng tiếp tục phát triển nhanh, bền vững là yêu cầu đặt ra đối với cả 2 địa phương trong thời gian tới. 

 Bài 1: Hòa Bình – điểm đến hấp dẫn với du khách Thủ đô

Người Mường ở Thủ đô - không để “mất gốc” văn hóa: Bài 3 - Khai thác văn hóa thành nguồn lực phát triển Thủ đô

Nhỏ bé nhưng đậm bản sắc, số lượng ít nhưng giàu sức mạnh nội sinh. Cộng đồng người Mường ở Thủ đô đã cùng nhau gìn giữ cái gốc văn hóa bền chặt để tự tin hòa nhập vào nền văn hóa rực rỡ của Hà Nội. Không những thế, các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc đang được khai thác đúng hướng để trở thành nguồn lực phát triển Thủ đô "văn hiến - văn minh - hiện đại”.

Người Mường ở Thủ đô - không để “mất gốc” văn hóa: Bài 2 - Giữ gìn bản sắc, củng cố sức mạnh nội sinh

Vào chiều Chủ nhật hàng tuần, tiếng chiêng Mường lại vang lên trong không gian quen thuộc của nhà văn hóa thôn 5, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất (Hà Nội). Các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao người cao tuổi thôn 5 say sưa truyền dạy cho nhau cách đánh chiêng. Từ cách cầm chiêng, đánh dùi thế nào để phát ra thanh âm đẹp, đến cách phân nhịp và cảm thụ âm thanh, cách phân biệt làn điệu chiêng Mường so với loại hình cồng chiêng của dân tộc khác… Gần 14 năm nay, đây là nội dung sinh hoạt đã kết nối các thành viên và tạo bản sắc cho CLB.

Người Mường ở Thủ đô - không để “mất gốc” văn hóa: Bài 1 - Về nơi văn hóa hội tụ

Ngày 01/8/2008 là dấu mốc lịch sử quan trọng của Thủ đô Hà Nội khi Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh liên quan chính thức có hiệu lực. Đây là lần điều chỉnh quy mô lớn nhất, tính chất và ý nghĩa đặc biệt nhất trong suốt chiều dài nghìn năm lịch sử của Thăng Long - Hà Nội. Như suối nhỏ hòa vào dòng sông, 4 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội đến nay đã 16 năm. Tự hào trở thành công dân Hà Nội và góp phần mở rộng cộng đồng dân tộc Mường nơi đây, những người Mường ở Thủ đô đã cùng nhau hiện thực hóa một quyết tâm: Không để "mất gốc” văn hóa.

Tìm giải pháp cấp nước sạch cho thị trấn Đà Bắc: Bài 2 - Phấn đấu cấp nước cho người dân trước năm 2025

Nghị quyết số 04-NQ/ĐH, ngày 03/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và kế hoạch cụ thể hóa của UBND tỉnh đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2025 đạt 100%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục