Trong tương lai không xa, huyện Lương Sơn sẽ trở thành thị xã nhờ có nhiều tiềm năng và lợi thế đặc thù so với các địa phương khác. Huyện Lương Sơn đã thật sự đổi thay với cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn chỉnh.


Các dự án khu đô thị sinh thái được đầu tư xây dựng đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị huyện Lương Sơn.

Ngoài trục quốc lộ, hiện đi về các xã là những con đường nhựa thênh thang. Nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn điện chiếu sáng về tận ngõ nhỏ, bê tông, cứng hóa đến từng nhà... Về Lương Sơn, thấy diện mạo đổi mới với những khu biệt thự nghỉ dưỡng ven đồi, những hoa viên, khu kinh doanh sầm uất. Người dân mong chờ đến ngày huyện nhà chính thức trở thành thị xã. Đây sẽ là bước ngoặt đánh dấu sự phát triển của một huyện là vùng động lực của tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết: Năm 2024, huyện tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 31/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tập trung huy động nguồn lực xây dựng huyện Lương Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV, phấn đấu đến năm 2025 đạt tiêu chí đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp thị xã. Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành các Đề án số: 02-ĐA/HU, 03-ĐA/HU, 04-ĐA/HU, 05-ĐA/HU, 06-ĐA/HU, 07-ĐA/HU, 08-ĐA/HU về huy động nguồn lực, tập trung nâng cấp các xã: Hòa Sơn, Nhuận Trạch, Cư Yên, Tân Vinh, Lâm Sơn, Thanh Cao và thị trấn Lương Sơn đạt tiêu chí ĐVHC cấp phường thuộc thị xã đến năm 2025. Triển khai lập Chương trình phát triển đô thị Lương Sơn đến năm 2045 và Đề án đề nghị công nhận đô thị Lương Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV. UBND huyện giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị xây dựng phương án, kế hoạch tổ chức thực hiện. Chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ công tác lập quy hoạch (QH) trên địa bàn huyện, trong đó trọng tâm là QH đô thị Lương Sơn, các QH phân khu, QH chi tiết các công trình, dự án trên địa bàn huyện. Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án phát triển các ĐVHC cấp phường, Đề án huy động nguồn lực nâng cấp đô thị loại IV huyện Lương Sơn, phấn đấu đến năm 2025 đạt tiêu chí ĐVHC cấp thị xã...

Để hoàn thành các mục tiêu, huyện tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các công trình, dự án phát triển đô thị, trong đó tập trung vào các công trình đường nội thị, rãnh thoát nước, vỉa hè, điện chiếu sáng đô thị, công trình cây xanh, nước sạch trên địa bàn các xã: Cư Yên, Nhuận Trạch, Hòa Sơn, Tân Vinh, Lâm Sơn và thị trấn Lương Sơn. Năm 2024 kinh tế - xã hội của huyện đạt nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 56,1%, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2023; tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất ước tăng 15%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 72 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước ước thực hiện 720 tỷ đồng, đạt 152,8% dự toán tỉnh giao; tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 800 triệu USD, chiếm 40% so với toàn tỉnh; tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 32% so với tổng số lao động, thấp hơn 19% so với bình quân chung của tỉnh; tỷ lệ chung các trường học đạt chuẩn quốc gia là 97,7%, cao hơn 36,7% so với bình quân chung của tỉnh.

Trong năm, huyện Lương Sơn đã giải phóng mặt bằng và bàn giao 507,36 ha đất sạch để các nhà đầu tư, chủ đầu tư thực hiện công tác chuẩn bị và khởi công. Đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh, của huyện, như: Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu); Dự án đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai (giai đoạn 1); Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Nhuận Trạch; Dự án khu đô thị sinh thái và dịch vụ Cửu Long; Dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn; Dự án khu đô thị sinh thái Việt Xanh; Dự án khu nhà ở và dịch vụ sinh thái Vilas; Dự án đường nối từ quốc lộ 6 đi Khu công nghiệp Nhuận Trạch; Dự án kè chống sạt lở, chỉnh trị dòng chảy, nạo vét gia cố bờ sông Bùi, đoạn qua thị trấn Lương Sơn (giai đoạn 2)… Các dự án khi hoàn thành được kỳ vọng tạo sức bật giúp Lương Sơn có sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Lương Sơn với những khu công nghiệp, khu đô thị xanh, cùng mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại đã sẵn sàng chuyển mình cho một đô thị mới, sức sống mới. Một năm mới bắt đầu sẽ là sự khởi đầu cho những khát khao mới, phát triển mới, hiện đại hơn; trở thành một thị xã năng động của tỉnh Hoà Bình. Phát huy truyền thống cách mạng, sức mạnh nội sinh, Lương Sơn tự tin đổi mới sáng tạo, bước trên con đường hội nhập để sớm trở thành thị xã tiếp giáp Thủ đô Hà Nội.

Việt Lâm


Các tin khác


Khi đồng bào dân tộc thiểu số đổi mới nếp nghĩ, cách làm: Bài 1 - Đồng bào Mông làm du lịch

Hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và chịu nhiều tác động của thiên tai. Vì vậy, nhắc tới vùng ĐBDTTS, nhiều người mặc nhiên nghĩ đây là vùng "chậm phát triển”, nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế hiện nay không ít ĐBDTTS đã tích cực đổi mới nếp nghĩ, cách làm, kiên trì theo đuổi những mô hình hay, cách làm hiệu quả để xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế một cách bền vững.

Mỗi ngày làm một việc tốt: Bài 5 - Học và làm theo Bác một cách tự giác, tự nhiên, ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi việc

Thực tiễn việc thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 7/11/2006 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động "Học tập và làm theo (HT& LT) tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc HT& LT tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh HT& LT tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và gần đây là Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trên địa bàn tỉnh đã cho thấy một cách sinh động, sâu sắc là mọi người dân, từ nông dân đến trí thức, già đến trẻ… ai cũng có thể học và làm theo Bác. Việc HT& LT đó diễn ra một cách tự giác, tự nhiên, ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi việc.

Điển hình thi đua học tập và làm theo lời Bác – lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng: Bài 2 - Lan toả những điển hình học tập và làm theo gương Bác

Những năm qua, việc học tập và làm theo Bác đã có nhiều chuyển biến rõ nét, tác động tích cực đến nhận thức, tư tưởng, hành động, trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Từ phong trào thi đua học và làm theo Bác, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, những điển hình tiên tiến trên nhiều lĩnh vực, góp phần lan tỏa, nhân lên những giá trị tốt đẹp.

Điển hình thi đua học tập và làm theo lời Bác – lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng: Bài 1 - Những việc làm thiết thực học tập và làm theo Bác

Việc học tập và làm theo gương Bác thực sự đã và đang đi vào cuộc sống của mỗi người, từ cán bộ, đảng viên đến người dân… Xuất phát từ lòng yêu kính Bác, trên địa bàn tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân với những việc làm thiết thực, góp phần lan toả tinh thần học tập và làm theo Bác.

Mỗi ngày làm một việc tốt: Bài 4 - Giữ gìn và phát huy cốt cách dân tộc theo lời dạy của Người

Ngay khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, để bảo vệ và củng cố những thành quả cách mạng đã đạt được, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã ban hành hàng loạt sắc lệnh để quản lý, xây dựng đất nước. Đáng lưu ý trong đó có Sắc lệnh số 65, ngày 23/11/1945 - Sắc lệnh đầu tiên về bảo tồn di sản văn hóa. Nói về vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, nhiều lần Người nhấn mạnh phải "chú ý phát huy cốt cách dân tộc”. Tư tưởng xuyên suốt của Bác đó là không thể tách rời việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà. Thấm nhuần lời dạy của Người, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là lực lượng nghệ nhân đã tích cực tìm tòi, sưu tầm, truyền dạy để thiết thực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Mỗi ngày làm một việc tốt: Bài 3 - Học Bác tinh thần tương thân tương ái

Đất nước ta từ xưa đến nay có truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Điều này đã đi vàotiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Dù trong bất cứ bối cảnh lịch sử nào của đất nước thì nhân dân ta vẫn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, sẻ chia, cùng giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong nạn đói năm 1945, Bác Hồ đã khởi xướng, đề xuất và gương mẫu thực hiện phong trào "Hũ gạo cứu đói”, với nghĩa cử cao đẹp mỗi tuần nhịn ăn một bữa. Tấm gương về đạo đức, tình cảm, nhân cách chan chứa yêu thương con người của Bác đã và đang lan tỏa sâu rộng, được nhân dân tỉnh Hòa Bình tích cực noi theo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục