Hòa Bình là đại diện duy nhất của Việt Nam được nhắc đến trong 71 điểm đến đẹp nhất thế giới của CNTraveller nhờ giàu cảnh quan và trải nghiệm văn hóa.


Ngày 26/12, tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ Condé Nast Traveller công bố danh sách 71 điểm đẹp nhất thế giới, trong đó có Hòa Bình của Việt Nam.

Chuyên trang nhận xét tỉnh miền Bắc của Việt Nam nổi bật với những cánh đồng lúa trải dài, người dân địa phương thân thiện và trải nghiệm ẩm thực phong phú. Danh sách không xếp theo thứ tự và tiêu chí lựa chọn không chỉ dựa vào cảnh quan thiên nhiên ấn tượng mà còn xét giá trị lịch sử và hoạt động trải nghiệm cho du khách.


Cánh đồng lúa chín vàng ở huyện Mai Châu, Hòa Bình. Ảnh: Mai Châu Ecolodge

Hòa Bình là cửa ngõ vùng Tây Bắc, thu hút du khách bởi thắng cảnh đa dạng và giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Ở huyện Mai Châu, Bản Lác mang vẻ đẹp nguyên sơ với những cánh đồng lúa được bao bọc bởi rặng núi xanh. Khoảng tháng 9 đến cuối tháng 10, cánh đồng lúa ngả vàng là thời điểm lý tưởng cho du khách đạp xe đi dạo, ngắm cảnh.

Bản Lác còn nổi tiếng với hàng trăm nhà sàn có tuổi gần 700 năm, ẩn mình bên làn sương trắng mờ dưới ngọn đồi xanh mướt. Một số khu nghỉ dưỡng và homestay nhà sàn cho khách trải nghiệm cuộc sống dân bản như Mai Châu Ecolodge, La Maison De Buoc, Bakhan Village Resort. Ngoài ra, du khách có nhiều lựa chọn tham gia hoạt động truyền thống của dân tộc Thái như dệt đồ thủ công mỹ nghệ, thả diều, múa hát và nhảy sạp, đốt lửa trại buổi tối.

Ẩm thực địa phương phong phú cũng là điểm thu hút khách du lịch đến Hòa Bình. Các món ăn đặc trưng vùng miền núi như cơm lam, gà nướng, thịt lợn mán, cá nướng, xôi nếp nương, rau rừng thường được phục vụ tại các nhà hàng hoặc trong tại khu nghỉ dưỡng.

Đại diện khác ở châu Á nằm trong danh sách này có đảo Raja Ampat và Bali ở Indonesia, công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà ở Trung Quốc, đền Bayon ở Campuchia, thành phố Jodhpur ở Ấn Độ, Hong Kong, Philippines. Trong đó, Nhật Bản góp mặt ba đại diện gồm núi Phú Sĩ, thành phố Kyoto và rừng trúc Arashiyama.


Theo Vnexpress.net

Các tin khác


Điển hình thi đua học tập và làm theo lời Bác – lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng: Bài 2 - Lan toả những điển hình học tập và làm theo gương Bác

Những năm qua, việc học tập và làm theo Bác đã có nhiều chuyển biến rõ nét, tác động tích cực đến nhận thức, tư tưởng, hành động, trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Từ phong trào thi đua học và làm theo Bác, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, những điển hình tiên tiến trên nhiều lĩnh vực, góp phần lan tỏa, nhân lên những giá trị tốt đẹp.

Điển hình thi đua học tập và làm theo lời Bác – lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng: Bài 1 - Những việc làm thiết thực học tập và làm theo Bác

Việc học tập và làm theo gương Bác thực sự đã và đang đi vào cuộc sống của mỗi người, từ cán bộ, đảng viên đến người dân… Xuất phát từ lòng yêu kính Bác, trên địa bàn tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân với những việc làm thiết thực, góp phần lan toả tinh thần học tập và làm theo Bác.

Mỗi ngày làm một việc tốt: Bài 4 - Giữ gìn và phát huy cốt cách dân tộc theo lời dạy của Người

Ngay khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, để bảo vệ và củng cố những thành quả cách mạng đã đạt được, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã ban hành hàng loạt sắc lệnh để quản lý, xây dựng đất nước. Đáng lưu ý trong đó có Sắc lệnh số 65, ngày 23/11/1945 - Sắc lệnh đầu tiên về bảo tồn di sản văn hóa. Nói về vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, nhiều lần Người nhấn mạnh phải "chú ý phát huy cốt cách dân tộc”. Tư tưởng xuyên suốt của Bác đó là không thể tách rời việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà. Thấm nhuần lời dạy của Người, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là lực lượng nghệ nhân đã tích cực tìm tòi, sưu tầm, truyền dạy để thiết thực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Mỗi ngày làm một việc tốt: Bài 3 - Học Bác tinh thần tương thân tương ái

Đất nước ta từ xưa đến nay có truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Điều này đã đi vàotiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Dù trong bất cứ bối cảnh lịch sử nào của đất nước thì nhân dân ta vẫn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, sẻ chia, cùng giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong nạn đói năm 1945, Bác Hồ đã khởi xướng, đề xuất và gương mẫu thực hiện phong trào "Hũ gạo cứu đói”, với nghĩa cử cao đẹp mỗi tuần nhịn ăn một bữa. Tấm gương về đạo đức, tình cảm, nhân cách chan chứa yêu thương con người của Bác đã và đang lan tỏa sâu rộng, được nhân dân tỉnh Hòa Bình tích cực noi theo.

Mỗi ngày làm một việc tốt: Bài 2 - Xứng đáng là người đầy tớ trung thành của nhân dân

"Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của Nhân dân”. Lời dạy của Bác trong bản Di chúc đến nay luôn có ý nghĩa, giá trị đặc biệt quan trọng đối với mỗi cán bộ, đảng viên (CBĐV). Học Bác tinh thần "mỗi CBĐV là người đầy tớ trung thành của Nhân dân”, đội ngũ CBĐV, công chức, viên chức (CCVC) tỉnh Hoà Bình tích cực tìm tòi, đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Đặc biệt là nghiêm túc, cầu thị sửa đổi lề lối làm việc, nêu cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng chính quyền vì nhân dân phục vụ theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và trách nhiệm với dân”.

Mỗi ngày làm một việc tốt: Bài 1 - Tuổi trẻ Hòa Bình thi đua học tập và làm theo Bác

Một trong những di sản quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho hậu thế là tác phẩm: "Cần, kiệm, liêm, chính” gồm 4 bài báo với bút danh Lê Quyết Thắng đăng trên Báo Cứu Quốc các số ra ngày 30/5, 31/5, 1/6 và 2/6/1949. Trong đó Người nhấn mạnh: "Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh” và "Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước (lợi cho nước tức là lợi cho mình), dù là việc nhỏ, thì một năm ta làm được 365 việc. Nhiều lợi nhỏ cộng thành lợi to… thì nước ta nhất định mau giàu, dân ta nhất định nhiều hạnh phúc”. Khắc sâu lời dạy của Người, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, từ thanh niên đến người cao tuổi, từ nông dân đến trí thức… đã nỗ lực "mỗi ngày làm một việc tốt” nhỏ bé mà ý nghĩa thiết thực để cùng chung tay xây dựng bản làng, quê hương. Hàng nghìn tấm gương gần gũi, bình dị là điển hình trên tất cả các lĩnh vực, đời sống đã góp phần lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác trên đất Mường Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục