Những ngày cuối năm 2024, TP Hòa Bình hứng khởi, kỹ lưỡng thực hiện công tác lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan về Đề án đề nghị công nhận TP Hòa Bình là đô thị loại II. Sau nhiều năm phấn đấu và phát triển từ "nền” đô thị loại III, TP Hòa Bình đang ngày ngày mong đợi được góp tên mình vào 1 trong hơn 30 đô thị loại II của cả nước.


Thành phố Hòa Bình hôm nay.

Sinh sống và làm việc tại Hải Phòng đã lâu nhưng cứ vài ba năm, anh Lê Minh Long (phường Tân Thịnh) lại cùng gia đình về quê ăn Tết. Dù không có nhiều thời gian để ngắm nhìn sự đổi thay của TP Hòa Bình nhưng với anh Long, quê hương đã thực sự "chuyển mình”. Anh chia sẻ: Nếu như trước đây, khi về quê, độ chênh của sự nhộn nhịp, sầm uất giữa hai thành phố là lớn vô cùng, nhưng 3 năm trở lại đây, TP Hòa Bình đã đổi thay nhiều với những tòa nhà cao tầng, khu thương mại, dịch vụ, đường phố khang trang, nhộn nhịp…

Tuy không có nhiều trải nghiệm như các thế hệ trước nhưng thế hệ 8X cũng có những cảm nhận rất riêng về sự đổi thay của thành phố điện. Ở trước năm 2010, giới trẻ lúc ấy chỉ biết đến một vài quán cà phê nhỏ, "quanh đi quẩn lại” một vài shop thời trang, quán ăn… còn các hình thức giải trí khác gần như không có. Nhưng nay, sự phát triển của thành phố đã mang đến cho giới trẻ những lợi ích nhất định. Các trung tâm thương mại mọc lên, cung cấp từ tiện ích mua sắm đến xem phim, vui chơi, ăn uống... giúp giới trẻ có phong cách sống hiện đại hơn, bắt nhịp với xu hướng trẻ trung, năng động.

Một điều dễ nhận thấy nhất trong sự phát triển của TP Hòa Bình những năm gần đây là hàng loạt dự án nâng cấp hạ tầng trên địa bàn được triển khai, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Trong đó phải kể đến Dự án cải tạo, chỉnh trang một số tuyến đường trên địa bàn TP Hòa Bình được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 2893/QĐ-UBND, ngày 6/12/2021. Công trình được triển khai thi công tháng 8/2022, dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2025. Quy mô công trình thực hiện cải tạo vỉa hè, cải tạo, bổ sung điện chiếu sáng trên đường Cù Chính Lan, đường An Dương Vương (cải tạo, bổ sung điện chiếu sáng bên phải tuyến); các tuyến đường Bà Triệu, Võ Thị Sáu, Lý Thường Kiệt (cải tạo, bổ sung hệ thống điện chiếu sáng hai bên tuyến); đường Lý Nam Đế (thảm lại mặt đường, lát lại vỉa hè và hệ thống thoát nước hai bên, bổ sung điện chiếu sáng); đường Phan Bội Châu (cải tạo vỉa hè hai bên tuyến, trừ khu vực dự án nhà ở thương mại của Công ty cổ phần Sao Vàng); đường 433 (cải tạo, bổ sung hệ thống điện chiếu sáng hai bên tuyến); đường Hòa Bình (lát vỉa hè và cải tạo, bổ sung hệ thống thoát nước dọc tuyến); đường Phùng Hưng (xây dựng đồng bộ mặt đường, hệ thống thoát nước, vỉa hè, điện chiếu sáng).

Đến thời điểm hiện tại, nhà thầu thi công xây lắp đã thi công cơ bản hoàn thành hạng mục điện chiếu sáng tại các tuyến đường: Cù Chính Lan, An Dương Vương, Lý Thường Kiệt, Võ Thị Sáu, Bà Triệu và đường 433. Đường Hòa Bình đã thi công cơ bản hoàn thành hạng mục thoát nước và lát vỉa hè; đường Phan Bội Châu thi công xong phần vỉa hè; đường Lý Nam Đế thi công xong phần thảm mặt đường và cơ bản hoàn thành hạng mục thoát nước, lát vỉa hè.

Hạng mục chỉnh trang đô thị, lát vỉa hè, lắp điện chiếu sáng đường An Dương Vương đang tổ chức thi công khẩn trương, nhanh chóng, cố gắng không làm ảnh hưởng nhiều đến các hộ kinh doanh, đồng thời đảm bảo chất lượng, mỹ quan công trình.

Bên cạnh đó, TP Hòa Bình đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công các dự án trọng điểm đầu tư, chỉnh trang các tuyến phố chính...tất cả tạo nên diện mạo mới sáng - xanh - sạch - đẹp cho thành phố, xứng tầm đô thị loại II.

Song song với đó, theo UBND thành phố Hòa Bình, mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất trên địa bàn đạt 11,93%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; thu nhập bình quân đầu người bằng 1,51 lần so với cả nước; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt 82,2%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm nhanh, hiện còn 1,38%; tỷ lệ đường phố chiếu sáng đạt 100%... Đối chiếu với các tiêu chí, tiêu chuẩn về phân loại đô thị, Hội đồng thẩm định của Bộ Xây dựng thống nhất đánh giá TP Hòa Bình đạt đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hòa Bình.

Đồng chí Phạm Anh Quý, Chủ tịch UBND TP Hòa Bình khẳng định: Được công nhận đô thị loại II sẽ là "mốc son” ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu của tỉnh Hòa Bình nói chung, của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hòa Bình nói riêng trong việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng đô thị… Đặc biệt hơn, đây cũng là "vạch xuất phát” mới để thành phố tiếp tục củng cố vững chắc và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được với mục đích cốt lõi là nâng cao đời sống nhân dân.

Về đích nhưng tiếp tục là một sự khởi đầu mới trong chuỗi hành trình phát triển không ngừng nghỉ, tin rằng TP Hòa Bình sẽ tiếp tục bứt phá, xứng tầm là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học - kỹ thuật của tỉnh; là một trong những đô thị trung tâm vùng Thủ đô Hà Nội; là đô thị sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa, lịch sử, dân tộc vùng Tây Bắc…

Hải Yến

Các tin khác


Khi đồng bào dân tộc thiểu số đổi mới nếp nghĩ, cách làm: Bài 2 - Những "bà đỡ" của nông sản địa phương

Sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn và có xuất phát điểm thấp, nhưng bằng sự nỗ lực, học hỏi, dám nghĩ, dám làm, không ít đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã "đánh thức" các đặc sản của địa phương, tài nguyên bản địa để tạo ra những sản phẩm chất lượng. Họ chính là những "bà đỡ” biến nông sản thành hàng hóa, góp phần khai thác lợi thế, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Khi đồng bào dân tộc thiểu số đổi mới nếp nghĩ, cách làm: Bài 1 - Đồng bào Mông làm du lịch

Hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và chịu nhiều tác động của thiên tai. Vì vậy, nhắc tới vùng ĐBDTTS, nhiều người mặc nhiên nghĩ đây là vùng "chậm phát triển”, nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế hiện nay không ít ĐBDTTS đã tích cực đổi mới nếp nghĩ, cách làm, kiên trì theo đuổi những mô hình hay, cách làm hiệu quả để xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế một cách bền vững.

Mỗi ngày làm một việc tốt: Bài 5 - Học và làm theo Bác một cách tự giác, tự nhiên, ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi việc

Thực tiễn việc thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 7/11/2006 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động "Học tập và làm theo (HT& LT) tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc HT& LT tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh HT& LT tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và gần đây là Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trên địa bàn tỉnh đã cho thấy một cách sinh động, sâu sắc là mọi người dân, từ nông dân đến trí thức, già đến trẻ… ai cũng có thể học và làm theo Bác. Việc HT& LT đó diễn ra một cách tự giác, tự nhiên, ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi việc.

Điển hình thi đua học tập và làm theo lời Bác – lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng: Bài 2 - Lan toả những điển hình học tập và làm theo gương Bác

Những năm qua, việc học tập và làm theo Bác đã có nhiều chuyển biến rõ nét, tác động tích cực đến nhận thức, tư tưởng, hành động, trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Từ phong trào thi đua học và làm theo Bác, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, những điển hình tiên tiến trên nhiều lĩnh vực, góp phần lan tỏa, nhân lên những giá trị tốt đẹp.

Điển hình thi đua học tập và làm theo lời Bác – lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng: Bài 1 - Những việc làm thiết thực học tập và làm theo Bác

Việc học tập và làm theo gương Bác thực sự đã và đang đi vào cuộc sống của mỗi người, từ cán bộ, đảng viên đến người dân… Xuất phát từ lòng yêu kính Bác, trên địa bàn tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân với những việc làm thiết thực, góp phần lan toả tinh thần học tập và làm theo Bác.

Mỗi ngày làm một việc tốt: Bài 4 - Giữ gìn và phát huy cốt cách dân tộc theo lời dạy của Người

Ngay khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, để bảo vệ và củng cố những thành quả cách mạng đã đạt được, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã ban hành hàng loạt sắc lệnh để quản lý, xây dựng đất nước. Đáng lưu ý trong đó có Sắc lệnh số 65, ngày 23/11/1945 - Sắc lệnh đầu tiên về bảo tồn di sản văn hóa. Nói về vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, nhiều lần Người nhấn mạnh phải "chú ý phát huy cốt cách dân tộc”. Tư tưởng xuyên suốt của Bác đó là không thể tách rời việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà. Thấm nhuần lời dạy của Người, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là lực lượng nghệ nhân đã tích cực tìm tòi, sưu tầm, truyền dạy để thiết thực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục