(HBĐT) - Được lãnh đạo xã Đông Phong (Cao Phong) giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình Bùi Văn An, sinh năm 1983 xóm Quáng Ngoài là điển hình trong mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cam của gia đình, An chia sẻ: Trước kia, cũng trên mảnh đất này, bố mẹ tôi chủ yếu trồng mía trắng, mía tím, thu nhập cũng chỉ đủ ăn. Từ năm 2009, tôi được tham gia các lớp tập huấn trồng cây có múi do xã, huyện tổ chức. Từ những kiến thức đó, tôi tích cực học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, họ hàng và người trồng cam ngoài khu vực thị trấn Cao Phong - nơi trồng cam lâu năm.
Tuy vậy, để chuyển hướng đầu tư từ trồng mía sang trồng cam không phải là dễ. Bước đầu, An mạnh dạn vay vốn 70 triệu đồng từ Ngân hàng NN &PTNT để đầu tư trồng 1 ha cam Canh, V2. Đến năm 2013, vườn cam cho thu bói được 3 tấn cam V2, 10 tấn cam Canh cho thu về 450 triệu đồng, trừ chi phí còn 200 triệu đồng. Từ kết quả ban đầu, cũng năm 2013, An tiếp tục vay 150 triệu đồng đầu tư thêm 2 ha. Năm 2014 là năm vụ cam thắng lớn với giá bán tại vườn 80.000 đồng /kg cam V2, 30.000 đồng /kg cam Canh đã đem về cho gia đình An tổng thu nhập 1,8 tỷ đồng. Từ đây có thể khẳng định, quyết định trồng cam đã mang lại bước đột phá trong cuộc sống gia đình An. Năm 2015, gia đình thu hoạch 15 tấn cam Canh, 12 tấn cam V2 nhưng giá bán không được cao như năm 2014 với tổng thu về gần 1 tỷ đồng. Theo An, trồng cam, khâu chọn giống cũng rất quan trọng. Để có được giống cam tốt, thời gian đầu, An phải về tận Hưng Yên chọn ghép. Bây giờ thì có thể chủ động được giống. Khâu quan trọng tiếp theo để có thành công là nguồn lực đầu tư, đảm bảo quy trình kỹ thuật. Điều không kém phần quan trọng là người trồng cam phải mày mò, chịu khó. Bây giờ việc thuê nhân công làm cỏ, phát dọn, bón phân, thu hoạch cũng khó, bản thân An và người nhà cũng phải trực tiếp làm để tận dụng sức lao động, phần nào khắc phục khó khăn.
Bùi Văn An, xóm Quáng Ngoài, xã Đông Phong (Cao Phong)
đầu tư trồng 3 ha cam phát triển kinh tế gia đình.
Hiện tại, gia đình An tiếp tục duy trì 3 ha cam. Chia sẻ về thu nhập từ vụ cam năm 2016 này, An khiêm tốn: Trừ kinh phí đầu tư, thuê nhân công chắc sẽ đem về từ 300- 400 triệu đồng. Điều đáng mừng nhất là đến vụ cam không phải tìm đầu ra, thương lái đã quen từ thành phố Vinh (Nghệ An), Hưng Yên, Hà Nội… đến tận vườn thu mua. Cây cam đã thực sự giúp tôi làm giàu trên chính mảnh đất ông cha để lại. Từ trồng cam, sang năm, dự kiến, gia đình tôi sẽ xây dựng ngôi nhà mới, yên tâm nuôi các con ăn học, phát triển trong tương lai.
Linh Trang
(HBĐT) - Không chỉ được biết đến là Bí thư Đoàn xã năng động, Bùi Văn Tươi còn là người dám nghĩ, dám làm khi mạnh dạn đứng ra vận động thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp xã Dũng Phong (Cao Phong) với 39 thành viên, trong đó có tới 90% là thanh niên và trở thành giám đốc khi mới 25 tuổi.
(HBĐT) - “Là người luôn hết mình với công việc, được bà con, đồng đội tin yêu, tin tưởng”... Đó là câu nhận xét của nhiều người dân trong xóm về CCB Bùi Thanh Điển, xóm Đá Đỏ, xã Tân Dân (Mai Châu).
(HBĐT) - Bước vào tuổi 30 nhưng đã có gần 10 năm gắn bó cùng cây cam trên vùng đất đồi Cao Phong, anh Nguyễn Đức Huy được nhiều người ở khu 4, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) biết đến là một “ông chủ trẻ” dám nghĩ, dám làm. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Cao Phong, ngay từ nhỏ, Nguyễn Đức Huy đã nuôi ước mơ làm giàu ngay tại quê hương. Điều kiện gia đình khó khăn, sau khi học hết THPT, anh lập gia đình và bắt tay vào thực hiện mơ ước của mình.
(HBĐT) - 6 năm - quãng thời gian chưa phải quá dài nhưng bằng nhiệt huyết, trách nhiệm cao, ông Quách Thế Tản (ảnh), người dân tộc Mường, Bí thư chi bộ 7B, phường Phương Lâm (thành phố Hòa Bình) đã có được những kinh nghiệm quý trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền. Lời dạy của Bác Hồ được ông khắc sâu và cố gắng thực hiện, đó là “Việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm. Việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng hết sức tránh”.
(HBĐT) - Nhận thấy tiềm năng đồng đất ở xã, ông Quách Mạnh Hoàn, xóm Đông Hoà 1, xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) đã mạnh dạn chuyển đất trồng màu của gia đình sang trồng cỏ voi để nuôi bò nhốt. Với cách làm khoa học, gia đình ông đã gặt hái được những kết quả ban đầu và mở ra hướng phát triển kinh tế mới đầy hứa hẹn.
(HBĐT) - Nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, sau một thời gian tìm hiểu về kỹ thuật trồng măng tây xanh ở một số nơi và nhận thấy điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, tháng 6/2015, gia đình anh Bùi Văn Nghĩa, xóm Bôi Cả, xã Nam Thượng (Kim Bôi) đã chuyển 1 ha đất trồng màu cho năng suất thấp sang trồng măng tây.