(HBĐT) - Với vai trò Chủ tịch Hội chữ thập đỏ (CTĐ), trong những năm qua, chị Xa Thị Huyền luôn thực hiện tốt vai trò, chức trách, xây dựng khối đoàn kết, củng cố tổ chức Hội, phát triển, mở rộng mạng lưới cộng tác viên, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động công tác xã hội nhân đạo trên địa bàn huyện Đà Bắc.

 

 

Chị Xa Thị Huyền (thứ 2 bên  từ bên phải sang) luôn là sợi dây kết nối giữa những nhà hảo tâm với những hoàn cảnh khó khăn ở huyện Đà Bắc.

 

Chị Huyền chia sẻ: “Việc củng cố tổ chức Hội, tập hợp hội viên tôi xác định là nhiệm vụ quan trọng nhất. Phong trào xã hội nhân đạo có mạnh, có sâu rộng thì phải xây dựng được một tổ chức Hội vững mạnh với các hội viên mở rộng ở mọi tầng lớp nhân dân”. Với quyết tâm đó, chị đã cùng Ban Chấp hành huyện Hội phân công cụ thể cho từng thành viên phụ trách theo dõi, chỉ đạo, giúp đỡ các đơn vị cơ sở Hội trong việc tổ chức thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của Hội. Đồng thời, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền xây dựng, củng cố các Hội cơ sở. Nhờ đó, từ chỗ chỉ có một số ít xã, thị trấn trong huyện thành lập được Hội CTĐ cơ sở, đến nay, Đà Bắc đã thành lập được 22 Hội cơ sở. Trong đó, có 20 Hội xã, thị trấn, 2 Hội trường học. Cùng với đó, số chi hội CTĐ trong toàn huyện được mở rộng, phát triển lên 182 chi hội với 6.020 hội viên. So với năm 2015 tăng 23 chi hội và 1.020 hội viên.

 

Công tác thanh - thiếu niên,  tình nguyện viên CTĐ cũng có nhiều bước tiến mới. Hiện nay, toàn huyện có 2.475 thanh - thiếu niên, 510 tình nguyện viên. So với năm 2015 tăng 1.470 thanh - thiếu niên, 155 tình nguyện viên. Có thể nói, từ việc củng cố, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh nên hoạt động của các tình nguyện viên CTĐ có nhiều đổi mới với các phong trào “áo ấm tặng bà”, “2000 đồng vun đắp ước mơ”, phong trào giúp bạn nghèo vượt khó, quyên góp, giúp đỡ người gặp rủi ro hoạn nạn, giúp đỡ các bạn vùng sâu, vùng xa của huyện được triển khai thực hiện thường xuyên, rộng khắp. Qua đó, quyên góp được trên 100 triệu đồng và nhiều quần áo, sách vở, đồ dùng học tập.

 

Cùng với các cấp, các ngành trong toàn huyện, chị Huyền thường xuyên vận động, kết nối những tấm lòng thiện nguyện trong xã hội tham gia ủng hộ, giúp đỡ, đóng góp về vật chất với nhiều cách làm phong phú như tặng tiền, tặng quà, lương thực, tặng xe đạp, quần áo, sách vở, đồ dùng cho học sinh nghèo, các hoàn cảnh khó khăn lúc rủi ro, hoạn nạn. Nhờ đó, hàng năm, Hội CTĐ huyện Đà Bắc đã vận động quyên góp, ủng hộ được hàng trăm triệu đồng. Toàn bộ số tiền đó đã được các cấp Hội trong huyện tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho hàng nghìn lượt đối tượng.

 

Ngoài ra, thực hiện chương trình “Ngân hàng bò” do Trung ương Hội CTĐ Việt Nam phát động, chị Huyền cùng các thành viên Ban Chấp hành Hội CTĐ huyện đã chủ động kết nối với các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm và nhân dân, hội viên để vận động, quyên góp, ủng hộ. Từ nguồn vận động, quyên góp, ủng hộ đó, từ năm 2015 đến nay, Hội CTĐ huyện Đà Bắc đã tổ chức 2 đợt trao tặng bò giống cho các hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ phụ nữ đơn thân 14 con bò với tổng trị giá gần 190 triệu đồng.

 

Tuy nhiên, nói như chị Huyền, hoạt động nổi bật nhất của Hội CTĐ huyện Đà Bắc thời gian qua chính là công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức hiến máu tình nguyện. Năm 2013, lần đầu tiên Hội CTĐ huyện phối hợp với các đơn vị tiếp nhận máu tổ chức hiến máu tại xã Mường Chiềng. Tiếp đó, luân phiên tổ chức tại địa bàn các xã trong huyện. Nhờ đó, từ năm 2014 đến nay, toàn huyện đã có trên 1.000 lượt người đăng ký tham gia hiến máu. Qua đó đã thu được 774 đơn vị máu, bằng 193,5 lít máu. Trong đó có nhiều người đã  tự nguyện hiến máu nhiều lần.

 

 

                                                               P.V

Các tin khác


Làm giàu từ nuôi gà trang trại

(HBĐT) - Với quyết tâm xóa đói, giảm nghèo, anh Bùi Thanh Tùng ở thôn Đồng Danh, xã Phú Thành (Lạc Thủy) không ngừng tìm tòi, học hỏi, áp dụng KH-KT lai tạo ra giống gà mới có hiệu quả, đạt năng suất cao. Hiện nay, trang trại chăn nuôi gà của gia đình anh đang cung cấp sản phẩm cho thị trường trong huyện và các xã lân cận. Với hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà đem lại, gia đình anh đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…

Thành công nhờ dám nghĩ, dám làm

(HBĐT) - Theo QL6, đến khu vực chợ Lồ, xã Phong Phú (Tân Lạc) hỏi ông Trần Văn Thành, người trồng thanh long ở xóm Mận, chúng tôi nhận được sự chỉ dẫn nhiệt tình và những lời có cánh dành cho mô hình mới mẻ này. Cách QL6 chừng 300 m, vườn thanh long 3 năm tuổi của gia đình ông Thành xanh tốt với sắc đỏ, xanh của thân và quả.

Vị đại tá “3 cùng”

(HBĐT) - Nhắc tới đại tá Nguyễn Văn Chiến, nguyên Phó giám đốc Công an tỉnh, người dân gọi ông bằng tên thân mật “Vị đại tá 3 cùng”. Khi còn là Trưởng phòng Bảo vệ chính trị, ông đề xuất phương án “3 cùng” để gắn kết cán bộ an ninh với nhân dân. Nhờ đó, tình cảm giữa cán bộ an ninh và nhân dân trong tỉnh trở nên khăng khít . Đại tá Nguyễn Văn Chiến sinh ra và lớn lên ở miền quê xã Cao Dương, huyện Lương Sơn.

Bí thư Đoàn với giải thưởng Lương Định Của

(HBĐT) - Không chỉ được biết đến là Bí thư Đoàn xã năng động, Bùi Văn Tươi còn là người dám nghĩ, dám làm khi mạnh dạn đứng ra vận động thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp xã Dũng Phong (Cao Phong) với 39 thành viên, trong đó có tới 90% là thanh niên và trở thành giám đốc khi mới 25 tuổi.

Bí thư Đảng ủy, CCB gương mẫu được dân tin yêu

(HBĐT) - “Là người luôn hết mình với công việc, được bà con, đồng đội tin yêu, tin tưởng”... Đó là câu nhận xét của nhiều người dân trong xóm về CCB Bùi Thanh Điển, xóm Đá Đỏ, xã Tân Dân (Mai Châu).

Tỷ phú tuổi 30

(HBĐT) - Bước vào tuổi 30 nhưng đã có gần 10 năm gắn bó cùng cây cam trên vùng đất đồi Cao Phong, anh Nguyễn Đức Huy được nhiều người ở khu 4, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) biết đến là một “ông chủ trẻ” dám nghĩ, dám làm. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Cao Phong, ngay từ nhỏ, Nguyễn Đức Huy đã nuôi ước mơ làm giàu ngay tại quê hương. Điều kiện gia đình khó khăn, sau khi học hết THPT, anh lập gia đình và bắt tay vào thực hiện mơ ước của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục