(HBĐT) - Tại vùng trồng bưởi Diễn có tiếng xã Ngọc Lương (Yên Thủy), ông Vũ Xuân Oanh ở xóm Đại Đồng được mệnh danh là "vua bưởi Diễn” với việc sở hữu trên 500 gốc bưởi, hơn một nửa trong số đó đã cho thu quả.


Theo ông Oanh, cây bưởi Diễn đã có mặt trên mảnh đất khó này chừng 20 năm trước nhưng khoảng 10 năm trở lại đây mới phát triển với quy mô vùng. ông là một trong số những nông dân bắt kịp xu thế chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng sắn, mía nguyên liệu sang trồng bưởi Diễn. Quá trình sản xuất, bản thân ông nhận thấy sự sinh trưởng và phát triển của giống cây này rất phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, mặt khác không đòi hỏi cao về trình độ canh tác và yêu cầu kỹ thuật.

Với 200 gốc bưởi trồng ban đầu vào năm 2002 đã cho thu hoạch 3 năm sau đó. So sánh về năng suất và sản lượng với các cây trồng khác, ông vui mừng vì trồng bưởi Diễn có giá trị kinh tế cao gấp 2 - 3 lần, mỗi gốc bưởi, nhà nông có thể thu về bạc triệu sau khi đã trừ chi phí. Trên đà thành công, ông tiếp tục mở rộng diện tích, mạnh dạn ứng dụng KH-KT vào sản xuất. Sản phẩm bước đầu được thương lái tới tận nơi đặt mua, không phải vận chuyển đem bán ở đâu xa.


Ông Vũ Xuân Oanh bên vườn bưởi Diễn trĩu quả.

Kể từ năm 2012, gia đình ông Vũ Xuân Oanh có nguồn thu ổn định, kết quả sản xuất đáng mừng. Trong năm nay, ông đạt tổng doanh thu 660 triệu đồng, trừ mọi chi phí, ông thu lợi nhuận gần 300 triệu đồng. Năm 2013, doanh thu đạt 715 triệu đồng, lợi nhuận sau khi trừ chi phí còn 324 triệu đồng. Năm 2014, doanh thu đạt 730 triệu đồng, lợi nhuận sau trừ chi phí còn 460 triệu đồng. Năm 2015, doanh thu 790 triệu đồng, lợi nhuận sau khi trừ các chi phí còn 540 triệu đồng và năm 2016, tổng doanh thu đạt 1 tỷ 250 triệu đồng, lợi nhuận hàng năm đạt 800 triệu đồng. Dự kiến năm 2017 với mức chi phí đầu tư giảm đi, lợi nhuận ông thu được không dưới 1 tỷ đồng.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Oanh còn vận động, tuyên truyền để người dân trong xóm cùng thực hiện. Bản thân ông vừa đi đầu, vừa tích cực trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Bình quân, gia đình ông tạo công việc thường xuyên cho 20 – 22 lao động với mức thu nhập 3 - 4 triệu đồng/tháng, hợp đồng thời vụ từ 7 – 10 lao động, chưa kể hỗ trợ các hộ nghèo về vốn, giống cây, con ban đầu. Năm 2015, ông hỗ trợ 15 hộ trong xã về kinh nghiệm, KH-KT và cách chăm bón cho cây có múi thành công, giúp đỡ 4 hộ nông dân thoát nghèo. Tiếp đến năm 2016, ông giúp 15 hộ cũng về kinh nghiệm sản xuất, giúp đỡ 5 hộ thoát nghèo. Ngoài ra, ông còn nhiệt thành chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thành công của mình đến với những hộ hội viên các xã vùng lân cận đến học tập.

Hiện ông Oanh là thành viên điển hình của tổ hợp tác trồng bưởi Diễn xã Ngọc Lương. Với việc tích cực hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, áp dụng tiến bộ KH-KT, đi đầu trong sản xuất và cung cấp sản phẩm bưởi Diễn theo hướng an toàn thực phẩm, sản xuất sạch gắn với bảo vệ môi trường nông thôn và nâng cao giá trị sản phẩm, ông vừa vinh dự được T.ư Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen hội viên nông dân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2016.


Bùi Minh

Các tin khác


Cựu chiến binh xã Xăm Khòe gương mẫu phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ” trong thời bình, hội viên Hội CCB xã Xăm Khòe (Mai Châu) luôn gương mẫu sáng tạo phát triển KT-XH. Theo thống kê đến tháng 6/2017, thu nhập bình quân của cán bộ, hội viên CCB đạt 18 triệu đồng.

“Cán bộ nào phong trào ấy”

(HBĐT) - Người ta thường nói "cán bộ nào phong trào ấy”. Câu nói rất đúng với thực tế của CCB Nguyễn Đình Vĩnh. Mỗi lần có dịp đeo quân hàm thượng tá Quân chủng Phòng không, không quân lại làm cho anh lính cũ ấy xao xuyến, bồi hồi xen lẫn tự hào 32 năm làm chiến sĩ. ông sinh năm 1954, "đăng” lính tháng 5/1972. ông cùng đơn vị tham gia chiến đấu tại cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, giúp nước bạn Lào giải phóng.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Thiết làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hội CCB huyện Kỳ Sơn quán triệt sâu sắc phong trào "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, qua đó xuất hiện nhiều CCB gương mẫu trong phong trào học tập Bác, thể hiện ở tinh thần hăng say lao động, tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh. Điển hình như gia đình CCB Nguyễn Văn Thiết, xóm Mon, xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) đã phát triển mô hình VAC mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Người góp công lớn xây cầu suối Nghẹ

(HBĐT) - Dáng người nhỏ, nước da ngăm đen cùng với đôi chân thoăn thoắt, đó là anh Khà Văn Nhị, Trưởng xóm Nghẹ, xã Vạn Mai (Mai Châu), người đã góp công lớn xây nên những chiếc cầu vững chãi bắc qua dòng nước dữ, giúp bớt đi mối âu lo của bà con mỗi khi mùa nước lũ về.

Làm giàu trên mảnh đất quê hương

(HBĐT) - Cùng Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Phong (Cao Phong) Cao Giang Nam, chúng tôi đến thăm gia đình anh Bùi Thanh Bịnh, một tấm gương khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo để làm giàu ở xóm Mạc. Hiện nay, anh Bịnh sở hữu gần 2 ha đất, được phủ kín mía, cam với thu nhập ổn định từ 150- 200 triệu đồng/năm.

Người đem quả ngọt về với Đồng Tâm

(HBĐT) - Rời quê hương Từ Liêm (Hà Nội), ông Nguyễn Hữu Cung đến với mảnh đất Đồng Tâm (Lạc Thủy) từ cuối năm 1999. Trong tay ông lúc bấy giờ chỉ có giống cây bưởi Diễn, đặc sản quê nhà. Sau gần 20 năm, không chỉ có ông Cung mà nhiều người dân tại Đồng Tâm đã thoát nghèo nhờ trồng bưởi Diễn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục