(HBĐT) - Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và biết ứng dụng KHKT vào sản xuất, những năm gần đây, đời sống kinh tế của nhiều hộ dân trên địa bàn xã Lạc Long, Lạc Thuỷ đã trở lên khá giả. Mô hình trồng cây cam Vinh của gia đình anh Nguyễn Xuân Tiên, thôn Đồng Bầu là một trong những mô hình tiêu biểu đó.

Anh Nguyễn Xuân Tiên, thôn Đồng Bầu, xã Lạc Long bên vườn cam của gia đình. 

Đưa chúng tôi ra thăm vườn cam sai trĩu quả đang thu hoạch, anh Tiên phấn khởi chia sẻ: Qua xem sách báo, ti vi và vài lần đi tham quan các mô hình trong và ngoài tỉnh, nhận thấy cây cam là loại cây có giá trị kinh tế cao, nếu biết áp dụng KHKT vào trồng, chăm sóc, đây là loại cây làm giàu cho gia đình. Đầu năm 2012, anh quyết định vay vốn ngân hàng để bắt tay vào cải tạo, chuyển đổi gần 1 ha đất vườn tạp chuyển sang trồng cây cam Vinh. Năm 2016, vườn cam cho thu bói những quả đầu tiên, chất lượng quả tốt thu được 80 triệu đồng. Đến nay, vườn của gia đình có khoảng 300 cây cam Vinh. Có được kết quả này là cả một quá trình tìm hiểu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, không chỉ tìm hiểu trên sách, báo, ti vi, mạng Internet, anh còn tìm đến nhiều mô hình trồng cam ở Cao Phong là nơi đang phát triển cây cam làm thế mạnh để học tập và tích lũy kinh nghiệm áp dụng tại vườn nhà, do đó, những cây cam của gia đình luôn phát triển tốt, được thị trường đón nhận, cây cho nhiều quả và đạt chất lượng về độ ngọt, với giá bình quân từ 20 - 25.0000 đồng/kg. Vườn cam bắt đầu thu hoạch từ cuối tháng 8 âm lịch đến tháng 10 âm lịch. Nhưng do ảnh hưởng của cơn bão số 11, vườn cam của gia đình anh bị rụng khá nhiều, do đó, năm nay dự kiến thu từ 8-10 tấn cam.

Anh Tiên còn thường xuyên chia sẻ, hướng dẫn kỹ thuật trồng cam cho các hộ gia đình khác trên địa bàn thôn, xã. Theo kinh nghiệm của anh, sau khi thu hoạch tỉa cành tạo tán, bón phân phục hồi chủ yếu là phân vi sinh. Sau Tết Nguyên đán tưới nước mạnh để lấy hoa. Cuối tháng 1 âm lịch khi cây ra hoa cần tập trung phòng trừ sâu bệnh hại. Khi đậu quả non là giai đoạn quan trọng phải dùng thuốc BVTV để chăm sóc, cần dùng nước tưới. Khi quả non được 2 tháng thì bón thúc quả non, Khi quả kích thước bằng chén nước thì phun thuốc BVTV để phòng bệnh ghẻ cho quả. Hạn chế sử dụng phân hoá học vì làm ảnh hưởng đến môi trường và làm hỏng đất. Ngoài 4 lao động chính của gia đình trực tiếp làm, mỗi năm, gia đình còn tạo việc làm theo mùa vụ cho 2 lao động nông thôn với thu nhập bình quân 150.000 đồng/ngày. Hiện nay, anh Tiên chuẩn bị đầu tư trồng 130 gốc bưởi và 100 gốc thanh long. Tin tưởng rằng, với sự cần cù, chịu khó, biết áp dụng kỹ thuật và mạnh dạn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, anh Nguyễn Xuân Tiên sẽ thành công với mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao cho gia đình.

Hải Linh


Các tin khác


Cựu chiến binh Nguyễn Văn Thiết làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hội CCB huyện Kỳ Sơn quán triệt sâu sắc phong trào "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, qua đó xuất hiện nhiều CCB gương mẫu trong phong trào học tập Bác, thể hiện ở tinh thần hăng say lao động, tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh. Điển hình như gia đình CCB Nguyễn Văn Thiết, xóm Mon, xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) đã phát triển mô hình VAC mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Người góp công lớn xây cầu suối Nghẹ

(HBĐT) - Dáng người nhỏ, nước da ngăm đen cùng với đôi chân thoăn thoắt, đó là anh Khà Văn Nhị, Trưởng xóm Nghẹ, xã Vạn Mai (Mai Châu), người đã góp công lớn xây nên những chiếc cầu vững chãi bắc qua dòng nước dữ, giúp bớt đi mối âu lo của bà con mỗi khi mùa nước lũ về.

Làm giàu trên mảnh đất quê hương

(HBĐT) - Cùng Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Phong (Cao Phong) Cao Giang Nam, chúng tôi đến thăm gia đình anh Bùi Thanh Bịnh, một tấm gương khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo để làm giàu ở xóm Mạc. Hiện nay, anh Bịnh sở hữu gần 2 ha đất, được phủ kín mía, cam với thu nhập ổn định từ 150- 200 triệu đồng/năm.

Người đem quả ngọt về với Đồng Tâm

(HBĐT) - Rời quê hương Từ Liêm (Hà Nội), ông Nguyễn Hữu Cung đến với mảnh đất Đồng Tâm (Lạc Thủy) từ cuối năm 1999. Trong tay ông lúc bấy giờ chỉ có giống cây bưởi Diễn, đặc sản quê nhà. Sau gần 20 năm, không chỉ có ông Cung mà nhiều người dân tại Đồng Tâm đã thoát nghèo nhờ trồng bưởi Diễn.

Nghị lực vượt khó, học giỏi của cô học trò nghèo

(HBĐT) - Trong một dịp cùng đoàn từ thiện đến thăm Trung tâm công tác xã hội Hòa Bình, tôi được biết đến cô gái dân tộc Mường, Bùi Thị Mơ (ảnh), SN 2003. Em hiện là học sinh lớp 8a2, trường TH &ứ THCS Dân Hạ (Kỳ Sơn), có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng thành tích học tập rất đáng nể. Em còn là một trong những học sinh vinh dự được gặp mặt Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong dịp hè vừa rồi.

Chi hội trưởng phụ nữ nghị lực, tâm huyết với công tác Hội

(HBĐT) - Chị Hoàng Thị Hường, hội trưởng phụ nữ xóm Dấp, xã Hữu Lợi (Yên Thủy) được chị em trong chi hội tín nhiệm, noi gương không chỉ bởi chị là người phụ nữ nghị lực, vượt khó mà còn là cán bộ hội nhiệt tình, trách nhiệm. Hơn 10 gắn bó với công tác Hội, đặc biệt từ năm 2015, được tín nhiệm bầu làm chi hội trưởng phụ nữ xóm Dấp, chị càng thể hiện tính gương mẫu, tận tâm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục