(HBĐT) - Phát huy tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ” trong thời bình, hội viên Hội CCB xã Xăm Khòe (Mai Châu) luôn gương mẫu sáng tạo phát triển KT-XH. Theo thống kê đến tháng 6/2017, thu nhập bình quân của cán bộ, hội viên CCB đạt 18 triệu đồng.


Homestay của CCB Hà Văn Nhiệu ở xóm Bước, xã Xăm Khòe (Mai Châu) cho thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm.

Chúng tôi đến thăm gia đình CCB Hà Văn Nhiệu ở xóm Bước, người đặt nền móng cho phát triển du lịch cộng đồng (homestay) tại địa phương. Bên chén trà nóng, ông Nhiệu chia sẻ với chúng tôi về cơ duyên với nghề làm du lịch: "Đầu năm 1992, đoàn công tác của Công ty du lịch Hòa Bình đi khảo sát thực tế tại huyện Mai Châu với mục đích tìm kiếm, khai phá các làng, bản có tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Trong đó, xóm Bước hội tụ đầy đủ các yếu tố như khí hậu, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc… phù hợp với nghề làm du lịch. Thời điểm đó, kinh tế của gia đình tôi gặp nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh không đủ trang trải trong cuộc sống. Chính vì vậy, tôi nhận lời phối hợp với Công ty du lịch Hòa Bình, hy vọng sẽ thành công với mô hình làm du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, đối với chúng tôi, làm du lịch còn khá mới mẻ nên bản thân còn bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm về tiếp đón khách du lịch, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du khách còn thiếu thốn. Với ý chí quyết tâm, tôi tích cực học cách làm du lịch từ cán bộ của công ty, trao đổi với các hướng dẫn viên du lịch về sở thích của du khách để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, gia đình tôi chú trọng phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc như phong tục tập quán, ẩm thực, các mặt hàng TTCN để thu hút du khách. Qua thời gian, homestay của gia đình tôi dần khẳng định được chất lượng, là điểm đến của du khách trong và ngoài nước vào mỗi dịp cuối tuần.
 
Homestay của gia đình CCB Hà Văn Nhiệu có diện tích khoảng 3.000 m2, trong đó có 3 gian nhà sàn với sức chứa 60 du khách. Mỗi năm, gia đình ông Nhiệu đón từ 50- 60 đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Năm 2016, gia đình ông thu về trên 200 triệu đồng. Bên cạnh phát triển kinh tế hộ, ông Nhiệu còn giúp đỡ 5 gia đình trên địa bàn xã có nhu cầu làm du lịch cộng đồng.
 
Bên cạnh việc tận dụng tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, Hội CCB xã đã tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên CCB tham gia phát triển các mô hình kinh tế, đem lại thu nhập cao. Điển hình như mô hình trồng mướp đắng lấy hạt thu hút 30 hội viên tham gia. Sau khi liên kết với doanh nghiệp, hội viên được hỗ trợ về giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Trung bình mỗi năm nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, thị trường tiêu thụ ổn định, mỗi hội viên có thể thu được từ 17- 20 triệu đồng. Ngoài ra, nhiều hội viên tận dụng diện tích rừng núi, mặt bằng rộng rãi để phát triển mô hình chăn nuôi dê. Hiện nay, tổng đàn dê do hội viên CCB làm chủ có trên 100 con.
 
Để tạo điều kiện cho hội viên có nhu cầu mở rộng và phát triển các mô hình kinh tế, Hội CCB xã Xăm Khòe đã phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện cho 59 hội viên vay vốn với tổng dư nợ gần 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cán bộ, hội viên xây dựng quỹ gần 70 triệu đồng giúp đỡ, hỗ trợ các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, Hội CCB xã phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng mở 3- 4 lớp chuyển giao KH-KT mỗi năm; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên để tổ chức các lớp học ngắn hạn về làm du lịch, nghề may và chăn nuôi…
 
Đồng chí Hà Văn Thoản, Chủ tịch Hội CCB xã Xăm Khòe cho biết: "Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, Hội CCB xã tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Đề nghị các ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ hội viên xây dựng các mô hình kinh tế mới đem lại hiệu quả cao hơn. Qua đó hoàn thành mục tiêu không có hội viên nghèo, góp phần phát triển chung vào KT-XH của xã”.

 

                                                                  Đức Anh

 


Các tin khác

Không có hình ảnh

Người đem quả ngọt về với Đồng Tâm

(HBĐT) - Rời quê hương Từ Liêm (Hà Nội), ông Nguyễn Hữu Cung đến với mảnh đất Đồng Tâm (Lạc Thủy) từ cuối năm 1999. Trong tay ông lúc bấy giờ chỉ có giống cây bưởi Diễn, đặc sản quê nhà. Sau gần 20 năm, không chỉ có ông Cung mà nhiều người dân tại Đồng Tâm đã thoát nghèo nhờ trồng bưởi Diễn.

Nghị lực vượt khó, học giỏi của cô học trò nghèo

(HBĐT) - Trong một dịp cùng đoàn từ thiện đến thăm Trung tâm công tác xã hội Hòa Bình, tôi được biết đến cô gái dân tộc Mường, Bùi Thị Mơ (ảnh), SN 2003. Em hiện là học sinh lớp 8a2, trường TH &ứ THCS Dân Hạ (Kỳ Sơn), có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng thành tích học tập rất đáng nể. Em còn là một trong những học sinh vinh dự được gặp mặt Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong dịp hè vừa rồi.

Chi hội trưởng phụ nữ nghị lực, tâm huyết với công tác Hội

(HBĐT) - Chị Hoàng Thị Hường, hội trưởng phụ nữ xóm Dấp, xã Hữu Lợi (Yên Thủy) được chị em trong chi hội tín nhiệm, noi gương không chỉ bởi chị là người phụ nữ nghị lực, vượt khó mà còn là cán bộ hội nhiệt tình, trách nhiệm. Hơn 10 gắn bó với công tác Hội, đặc biệt từ năm 2015, được tín nhiệm bầu làm chi hội trưởng phụ nữ xóm Dấp, chị càng thể hiện tính gương mẫu, tận tâm.

Người làm “cầu nối” cho tình hữu nghị Việt - Lào ở Hòa Bình

(HBĐT) - Cách đây hơn 1 tháng, bà Lê Hải Thiên (Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Hòa Bình) vinh dự là thành viên của tỉnh đón đoàn công tác của Phó Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến thăm và làm việc tại Hòa Bình. Bất ngờ vì lời chào của một vị khách nữ: "ôi chị Thiên, chị khỏe chứ… 7 năm rồi mới lại được gặp chị”. Người thốt lên xúc cảm đó là bà Sủn Thon Xay Nha Chắc (nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Lào tại Việt Nam). Tay bắt, mặt mừng, 2 người gặp nhau như 2 chị em, 2 người ruột thịt sau bao năm gặp lại…

Nêu gương sáng trong các hoạt động cơ sở

(HBĐT) - Năm nay đã bước sang tuổi 73 nhưng ông Mai Thanh Tâm (ảnh), Bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận khu 4, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) vẫn tận tụy, nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một bí thư chi bộ. Với người dân khu 4, ông là tấm gương NCT điển hình hết lòng vì công việc chung.

Người giám định viên góp công “giải mã” nhiều vụ trọng án

(HBĐT) - Với nhiều người, công việc giám định không mấy hấp dẫn nhưng với thượng úy Đỗ Thành Công – Cán bộ đội giám định Phòng Kỹ thuật hình sự công an tỉnh thì mỗi dấu vết thu thập được đều "biết nói” mà đôi khi, những dấu vết nhỏ nhặt này chính là chìa khóa mở cánh cửa vụ án. Vì vậy, lúc nào anh cũng làm việc với niềm say mê, tận tâm hết mực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục