(HBĐT) - Chỉ khi được tận mắt nhìn thấy vườn cam đang vào vụ quả sai trĩu cành, chúng tôi càng cảm phục hơn những nỗ lực và nghị lực phi thường của nữ chiến sỹ dân quân Bùi Thị Tâm ở xã Kim Sơn (Kim Bôi).


Bùi Thị Tâm (trái) giới thiệu thành quả lao động của mình tại Đại hội thi đua quyết thắng LLVT huyện Kim Bôi giai đoạn 2012 - 2017.

 

Bùi Thị Tâm sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nghề nông nghèo, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Sau khi tốt nghiệp THPT, Tâm thi đỗ và theo học tại trường Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình với ước mong khi ra trường sẽ về quê dạy học. Trong quá trình học tập tại trường, Bùi Thị Tâm có nhiều dịp được về chơi nhà bạn ở huyện Cao Phong. Khi về đây, nhìn những vườn cam bạt ngàn, trĩu quả mang lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng/năm, Tâm ngỡ ngàng và có đôi chút chạnh lòng. Tâm nghĩ: Cũng là đồng đất, cũng là những người nông dân nhưng sao ở quê mình quanh năm lam lũ cũng chỉ đủ ăn còn người nông dân ở đây nhà nào cũng tính đến tiền trăm, tiền triệu, có cuộc sống ấm no, đủ đầy. Trong 4 năm học, Tâm luôn đau đáu khát vọng đổi đời.

Tốt nghiệp ra trường, trở về quê với tấm bằng cử nhân loại khá nhưng Bùi Thị Tâm không xin được việc làm như mong muốn. Khi đó, ước vọng đổi đời ngay trên đồng đất quê hương ngày nào lại càng thôi thúc Tâm. Để thực hiện ước vọng đó, Bùi Thị Tâm bàn với gia đình cải tạo vườn tạp, chặt bỏ toàn bộ các loại cây ăn quả giá trị kinh tế thấp chuyển sang trồng cam. Tâm kể: Ban đầu, mọi người trong gia đình em không tin, không đồng tình và cuối cùng là chẳng ai ủng hộ. Phải vận động, thuyết phục mãi, nhất là khi em đưa ra được phương án, kế hoạch chuyển đổi phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế gia đình. Khi đó, bố em rồi đến mẹ và các anh chị trong gia đình hiểu và hỗ trợ, động viên em thực hiện việc chuyển đổi, cải tạo vườn tạp để trồng cam.

Theo đó, toàn bộ diện tích 2 ha vườn, đồi rừng của gia đình được chuyển đổi sang trồng 1.600 gốc cam V2 và cam Canh. Quá trình chuyển đổi, xuống giống, Tâm đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình về chọn cây giống, kỹ thuật chăm sóc cây ban đầu của những người có kinh nghiệm ở vùng đất cam Cao Phong. "Do mới bắt tay vào làm, không có kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc nên cây cam của gia đình mình trồng chậm lớn, phát triển không đều lại bị sâu bệnh... Có những lúc nhìn vườn cam héo úa dần mà lòng cứ quặn thắt nhưng cũng chẳng biết làm thế nào”, Bùi Thị Tâm trải lòng về thất bại đầu tiên trên con đường khởi nghiệp làm giàu đầy khó khăn và chông gai của mình.

Thất bại nhưng điều đó dường như làm cho cô gái này càng trở nên mạnh mẽ hơn, nhất là khi tham gia vào trung đội dân quân cơ động của xã và được Ban CHQS huyện Kim Bôi cho đi thăm quan các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao nhằm thúc đẩy phong trào thi đua phát triển kinh tế vươn lên làm giàu chính đáng trong LLVT huyện. Khi ấy, Bùi Thị Tâm càng quyết tâm hơn.

Đứng lên từ thất bại, Bùi Thị Tâm đã một mình đi xe máy về trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội để tìm gặp những giảng viên, chuyên gia đầu ngành đề nghị họ tư vấn, giúp đỡ về kỹ thuật trồng cam. Cảm phục trước quyết tâm và nghị lực cũng như khát vọng làm giàu chính đáng của cô gái trẻ, trường Đại học Nông nghiệp I đã cử cán bộ kỹ thuật về tận nơi kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật và phân tích thổ nhưỡng... Được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình, chu đáo về kỹ thuật chăm sóc cộng với sự kiên trì của Tâm và những thành viên trong gia đình khi hàng ngày họ đều dậy từ rất sớm miệt mài chăm bẵm từng gốc cam đang lụi tàn, héo úa. Như có một phép màu, 1.600 gốc cam bị sâu bệnh đã hồi sinh mạnh mẽ, cây phát triển xanh tốt như một sự đền đáp xứng đáng với những khó khăn mà Bùi Thị Tâm và gia đình đã phải trải qua.

Xác định việc trồng cam ban đầu cần phải có nguồn vốn đầu tư lớn, trong khi đó, gia đình chưa có điều kiện, nên khi cây cam chưa khép tán, Tâm đã trồõng xen ghép các loại cây ngắn ngày như đậu, vừng, lạc để tăng thêm thu nhập, tăng độ che phủ đất, giảm lượng nước tưới vào mùa nắng nóng, khô hanh, đồng thời, tổ chức thêm chăn nuôi... Đến nay, sau 4 năm chăm sóc vất vả, vườn cam của Bùi Thị Tâm đã cho thu hoạch. Từ nguồn thu này, gia đình Bùi Thị Tâm đã trả hết nợ vay, đời sống ổn định với mức thu nhập hàng năm từ 300 - 350 triệu đồng (đã trừ hết chi phí).

Sự thành công của mô hình kinh tế đã trở thành động lực thôi thúc nhiều chiến sỹ "sao vuông” ở xã Kim Sơn nói riêng và huyện Kim Bôi nói chung vươn lên toả sáng bằng các mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao.


 Mạnh Hùng


Các tin khác


“Khắc tinh” của tội phạm truy nã

(HBĐT) - Tiếp xúc với thượng tá Lỗ Văn Tiến (ảnh) - Phó trưởng Phòng Cảnh sát truy nã Công an tỉnh, tôi thấy anh khá kiệm lời, có lẽ đó là "chất” của lính truy nã. Nghề "tầm nã” luôn chứa đựng nhiều hiểm nguy, gian khổ, ấy vậy mà người lính ấy đã có trên 20 năm gắn bó với nghề mà không hề kêu ca, phàn nàn hay có ý định chuyển đơn vị khác để an nhàn hơn. Anh được đồng đội ví là "khắc tinh” của tội phạm truy nã nơi cửa ngõ Tây Bắc. Sinh ra và lớn lên ở xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn, từ khi còn nhỏ, Lỗ Văn Tiến có niềm đam mê đặc biệt với nghề cảnh sát hình sự. Lớn lên, anh được tuyển dụng vào lực lượng công an, được cử đi huấn luyện chiến sỹ mới tại Tiểu đoàn cảnh sát cơ động (Bộ Công an). Sau đó, anh được phân công về Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh. Năm 2001, anh là Đội phó rồi Đội tưởng đội điều tra trọng án, đơn vị chủ công trong điều tra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng như: giết người, cướp tài sản.. Năm 2010, sau khi Phòng cảnh sát truy nã tội phạm thành lập, Lỗ Văn Tiến được bổ nhiệm Phó trưởng phòng, trực tiếp chỉ huy Đội bắt truy nã. Từ đây, "chất” hình sự dần bộc lộ, anh trở thành "khắc tinh” của tội phạm truy nã, biết bao đối tượng truy nã cộm cán, có số má đã quy hàng hoặc tự nguyện tới cơ quan công an đầu thú để hưởng khoan hồng.

Cựu chiến binh xã Xăm Khòe gương mẫu phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ” trong thời bình, hội viên Hội CCB xã Xăm Khòe (Mai Châu) luôn gương mẫu sáng tạo phát triển KT-XH. Theo thống kê đến tháng 6/2017, thu nhập bình quân của cán bộ, hội viên CCB đạt 18 triệu đồng.

“Cán bộ nào phong trào ấy”

(HBĐT) - Người ta thường nói "cán bộ nào phong trào ấy”. Câu nói rất đúng với thực tế của CCB Nguyễn Đình Vĩnh. Mỗi lần có dịp đeo quân hàm thượng tá Quân chủng Phòng không, không quân lại làm cho anh lính cũ ấy xao xuyến, bồi hồi xen lẫn tự hào 32 năm làm chiến sĩ. ông sinh năm 1954, "đăng” lính tháng 5/1972. ông cùng đơn vị tham gia chiến đấu tại cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, giúp nước bạn Lào giải phóng.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Thiết làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hội CCB huyện Kỳ Sơn quán triệt sâu sắc phong trào "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, qua đó xuất hiện nhiều CCB gương mẫu trong phong trào học tập Bác, thể hiện ở tinh thần hăng say lao động, tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh. Điển hình như gia đình CCB Nguyễn Văn Thiết, xóm Mon, xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) đã phát triển mô hình VAC mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Người góp công lớn xây cầu suối Nghẹ

(HBĐT) - Dáng người nhỏ, nước da ngăm đen cùng với đôi chân thoăn thoắt, đó là anh Khà Văn Nhị, Trưởng xóm Nghẹ, xã Vạn Mai (Mai Châu), người đã góp công lớn xây nên những chiếc cầu vững chãi bắc qua dòng nước dữ, giúp bớt đi mối âu lo của bà con mỗi khi mùa nước lũ về.

Làm giàu trên mảnh đất quê hương

(HBĐT) - Cùng Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Phong (Cao Phong) Cao Giang Nam, chúng tôi đến thăm gia đình anh Bùi Thanh Bịnh, một tấm gương khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo để làm giàu ở xóm Mạc. Hiện nay, anh Bịnh sở hữu gần 2 ha đất, được phủ kín mía, cam với thu nhập ổn định từ 150- 200 triệu đồng/năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục