(HBĐT)-Đây là nghệ nhân được nhiều người dân ngưỡng mộ bởi có một đôi bàn tay khéo léo và nhiệt huyết không ngừng với đồ gỗ mỹ nghệ dân tộc Mường. Trải qua bao năm tháng, ông Nguyễn Văn Thực ( tổ 14 – phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình) vẫn luôn miệt mài tạo nên những tác phẩm đậm chất truyền thống.


Nghệ nhân Nguyễn Văn Thực giới thiệu những sản phầm đồ gỗ mỹ nghệ do chính mình làm ra

Mặc dù đã bước sang tuổi 81 nhưng khi thấy khách đến nhà, ông Thực vẫn nhanh nhẹn bước xuống cầu thang đón chúng tôi. Bước vào căn nhà sàn nhỏ của gia đình ông, tôi ngỡ ngàng như bước vào bảo tàng lưu trữ những món đồ gỗ mỹ nghệ dân tộc Mường. Ngay trước cửa chính, ông treo một dàn 6 chiếc chuông gió làm bằng nứa. Mỗi khi có cơn gió ghé qua, những chiếc chuông lại kêu lộc cộc như một lời mời chào khách tới chơi nhà. Trên bức tường gỗ phòng khách, ông treo rất nhiều những chiếc đàn bầu, đàn tính, sáo, cung tên, nỏ… dưới nền nhà, la liệt những món đồ mỹ nghệ như nhà sàn, cối nước giã gạo, điếu cày, dao…

Sinh ra trong một gia đình người dân tộc Mường có truyền thống đan lát nên từ khi lên 12 tuổi, ông đã biết làm nỏ, đan rọ tôm, biết đánh cồng chiêng và chơi một số loại đàn, sáo dân tộc. Ban đầu, chỉ có ý định làm những món đồ mỹ nghệ dân tộc vì đam mê, sở thích nhưng sau đó, mọi người đặt hàng nhiều nên ông chuyển sang làm để bán kiếm thêm thu nhập. Trải qua những năm tháng làm nghề, hiện nay ông còn tự may được những bộ quần áo dân tộc, làm nhạc cụ dân tộc… Ông Thực bồi hồi nhớ lại: "trước đây cuộc sống còn chưa hiện đại như bây giờ, quanh khu nhà tôi có rất nhiều chim. Tôi và dân làng đều rất thích săn bắn, vì thế nên tôi tự học cách làm cung, nỏ. Sau đó càng tìm hiểu thì lại càng yêu nghề, mình quyết học nhiều hơn nữa và gắn bó cho đến bây giờ”.

Với đôi bàn tay khéo léo, các sản phẩm ông làm ra gồm: cung tên, nỏ, chuông gió, điếu cày, nhà sàn, cối nước giã gạo, sáo, đàn tính, đàn bầu, những bộ quần áo, váy dân tộc Mường… Mỗi sản phẩm có giá từ 150.000 đồng. Sau đó được chuyển đi tiêu thụ ở các khu du lịch như Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, khu du lịch Bản Lác – Mai Châu, Bản Giang Mỗ - Bình Thanh, Cao Phong, chợ Bờ…

Khoảng thời gian từ 2017 trở về trước, công việc của ông diễn ra rất suôn sẻ, có những khi không kịp hàng, ông phải làm đến tận 12h đêm, quên ăn, quên ngủ. Bước sang năm 2018, thị trường tiêu thụ phần nào bị chững lại. Ông chia sẻ: "Năm nay hàng kém do mưa lũ, sạt lở đất, đường lên các khu du lịch nguy hiểm nên khách du lịch ít hơn; phần vì nhiều khu du lịch phát triển, khách không còn tập trung nhiều như xưa”.

 Đam mê chưa bao giờ nguội tắt, nên ông Thực quyết bám trụ với nghề chế tạo đồ gỗ mỹ nghệ dân tộc. Ông cho biết: "tuy giờ tuổi cao sức yếu nhưng không thể ngồi chơi an nhàn nên tôi ở nhà làm những sản phẩm bé bé thế này vừa để kiếm thêm, vừa góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Đây là việc làm không sợ mưa gió nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, trau chuốt đến từng chi tiết”.

Năm 2011, ông Nguyễn Văn Thực được Hội văn nghệ dân gian Việt Nam tặng Bằng công nhận danh hiệu nghệ nhân dân gian; năm 2014 được Bộ trưởng bộ văn hóa thể thao và du lịch tặng bằng khen Đã có thành tích xuất sắc tham gia tổ chức thành công hoạt động "Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam” trong 5 năm qua (từ 2009 – 2014);  năm 2015 được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng  chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Bài, ảnh: Linh Nhật

Các tin khác


Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Phó Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Những năm gần đây, với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, xã Tân Thành (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong đó, Phó Bí thư chi đoàn xóm Chiêng Lường Văn Hân là tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục