(HBĐT) - Trong khi hàng trăm nhà bè trên lòng hồ Hòa Bình chọn hướng nuôi cá công nghiệp lớn nhanh và nhàn thì chị Xa Thị Sen, ở xóm Vôi, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) chọn hướng đi riêng. Chị nuôi cá chỉ cho ăn cỏ, tuy chậm lớn nhưng được giá và nhiều người chọn mua.

 


Vợ chồng chị Xa Thị Sen, xóm Vôi, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) bắt cá cho khách.

Nói khéo mãi chị Sen mới đồng ý bán cho tôi 2 con cá trắm cỏ trong lồng. Chị bảo: Lứa cá này còn vài chục con nhưng khách đặt tiền mua hết rồi. Lần đầu anh mua để thu hút khách nên để lại cho anh. Nói rồi chị chèo thuyền chở chúng tôi ra bè, nhân tiện mang cỏ cho cá ăn.  Khi chị ném cỏ xuống, đám cá quẫy ùm ùm khuấy động mặt nước. Khi bắt giống thì 3 con chừng 1 kg, sau 1 năm, cá đạt trọng lượng khoảng 4 - 5 kg.  Hiện, chị nuôi 6 lồng cá và có 6 lứa khác nhau, gần như lúc nào cũng có cá bán. Với cách nuôi này cá được bán thường xuyên. Với giá bán trung bình 90 nghìn đồng/kg, mỗi con cá giá trị 300 - 400 nghìn đồng.  

Nhà chị Sen ngay sát đường, dưới là lòng hồ đẹp tựa như một homestay. Cả vườn và nhà có hơn 4.000 m2 chị trồng hết cỏ voi cho cá ăn. Đợt nào cỏ mọc chậm, cá ăn nhiều chị phải đi xin và lấy trong đồi cách nhà hơn 2 km. Chị phân tích: Ở đây có diện tích mặt hồ rộng, nước sạch lại gần trung tâm thành phố. Đây là điều kiện thuận lợi nuôi cá sạch bán cho người có điều kiện kinh tế. So với nuôi các con vật khác, cá trắm đã mang lại lợi nhuận lớn cho gia đình. Mỗi lồng cá tôi thả 200 con trắm, cuối năm thu được khoảng 9 tạ cá thương phẩm. Với giá bán 90.000 đồng/kg, mỗi lồng cá cho thu vài chục triệu đồng. Nếu không bị dịch bệnh thì mỗi năm, chị Sen thu lãi trên 100 triệu đồng.

Trước đây, vợ chồng chị cũng trải qua nhiều nghề, đầu tư làm ăn nhiều chỗ, nhưng cuối cùng nuôi cá vẫn cho thu nhập ổn định hơn cả. Theo chị chủ yếu là bỏ công lấy cỏ, đầu tư vốn không nhiều. Mỗi ngày nửa buổi đi lấy cỏ cho cá, còn lại làm việc khác. Biết chị nuôi hữu cơ, chỉ cho ăn cỏ nên nhiều người tìm đến mua cá. Lúc đầu chỉ 1-2 người quen mua rồi giới thiệu cho nhau. Đến giờ có hàng chục khách hàng thường xuyên. Quen khách nên mỗi lần gọi điện họ nhờ chị bắt, cân và mổ mang xuống thành phố. Như vậy cũng thuận tiện cho khách hàng không có điều kiện lên lòng hồ mua. Nuôi cá sạch, cho chất lượng thơm ngon, nên chị chẳng phải lo đầu ra. Từ khi chuyển sang nuôi cá, đời sống gia đình chị Sen đã ổn định hơn.

Gia đình chị vốn là hộ di dân vén thủy điện Hòa Bình. Bao năm làm nương, trồng ngô, trồng sắn mà cuộc sống vẫn nghèo đói. Từ khi nuôi cá sạch, gia đình chị Sen thoát khỏi hộ nghèo, còn xây được ngôi nhà 2 tầng bề thế bên lòng hồ Hòa Bình, con cái được ăn học đến nơi, đến chốn. Có vốn, có kinh nghiệm nuôi cá trắm cỏ, trong năm tới chị sẽ làm thêm 2-3 lồng cá nữa. Với cách làm riêng, dám nghĩ, dám làm, tận dụng lợi thế, chị Sen luôn cố gắng, nỗ lực tìm hướng thoát nghèo và làm giàu trên vùng lòng hồ sông Đà.
  
Việt Lâm

Các tin khác


Khởi nghiệp từ đam mê

(HBĐT) - Không chỉ là một trong những đoàn viên, thanh niên (ĐV-TN) tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn TN phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình), Trần Thị Liêm còn là người luôn nỗ lực trong việc biến đam mê thành cơ hội khởi nghiệp. Hiện, Liêm đã có cửa hàng chuyên may và bán chăn, ga, gối, đệm... 

Sáng kiến nhỏ cho một niềm tin lớn

(HBĐT) - Trong điều kiện vật tư, trang thiết bị y tế dành cho các các y, bác sỹ, điều dưỡng trực tiếp làm công tác sàng lọc, khám chữa bệnh còn thiếu, chị Vũ Thị Hoa điều dưỡng trưởng Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã sáng chế tự làm mũ bảo hộ ngăn giọt bắn từ những nguyên vật liệu sẵn có, dễ làm, phục vụ tốt cho công tác điều trị, chăm sóc người bệnh.

Nữ giám đốc trẻ và khát vọng làm thay đổi vùng hồ sông Đà

(HBĐT) - Theo tour khám phá vùng lòng hồ sông Đà, không khó để nhận ra sự thay đổi của những xóm nghèo ven hồ khi xưa. Theo hướng khai thác du lịch xanh, bền vững, những ngôi nhà sàn được đầu tư, trang bị kết hợp hài hòa giữa hiện đại, văn minh và bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc; người dân thân thiện, mến khách... Ít ai biết người góp phần làm nên những thay đổi này là cô gái trẻ Đinh Thị Hảo, Giám đốc Công ty Du lịch Đà Bắc.

Nguyễn Thị Thanh Bình - cán bộ công đoàn tiêu biểu

(HBĐT) -Nhẹ nhàng, ân cần, cởi mở, nhiệt tình và luôn quan tâm giúp đỡ người bệnh cũng như các đồng nghiệp trong cơ quan, đó là nhận xét của mọi người dành cho chị Nguyễn Thị Thanh Bình, Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Chuyện về Dung - người đi “gieo” hy vọng cuộc sống

(HBĐT) -Thân thiện, hòa đồng là những ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi tiếp xúc, trò chuyện với chị Đỗ Thị Dung, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Thiện nguyện Hòa Bình. Người phụ nữ trẻ có trái tim ấm vẫn hàng ngày, hàng giờ âm thầm mang lại niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình gặp phải hoàn cảnh bất hạnh. "Hạnh phúc không tự nhiên mà có, nó đến từ chính hành động của bạn” là câu nói mà chị Dung luôn tâm đắc, hướng đến trong cuộc sống.

Gương nông dân điển hình làm kinh tế giỏi của huyện Mai Châu

(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” được phát động và có sức lan tỏa rộng khắp trên toàn huyện Mai Châu, qua đó xuất hiện nhiều điển hình nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu như gia đình anh Nguyễn Văn Bình, xóm Xuân Tiến, xã Xăm Khòe với mô hình trang trại tổng hợp đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục