(HBĐT) - Không chỉ là một trong những đoàn viên, thanh niên (ĐV-TN) tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn TN phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình), Trần Thị Liêm còn là người luôn nỗ lực trong việc biến đam mê thành cơ hội khởi nghiệp. Hiện, Liêm đã có cửa hàng chuyên may và bán chăn, ga, gối, đệm...
Trần Thị Liêm, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) may khẩu trang vải phát miễn phí cho Nhân dân.
Cửa hàng của gia đình là nơi Liêm được thỏa sức sáng tạo các sản phẩm về chăn, ga, gối... Ngoài những sản phẩm có mẫu mã thông thường, Liêm luôn tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm mẫu mã đẹp, mới lạ, vừa mang phong cách cá nhân, vừa phù hợp với nhu cầu của thị trường như rèm nhựa tranh, rèm ống trúc tự nhiên...
Liêm chia sẻ: "Từ khi còn nhỏ, tôi đã rất yêu thích công việc may vá. Sau khi học xong cấp 3, vì quá đam mê nên tôi đã lựa chọn đi làm tại các công ty, xưởng may mặc tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Sau một thời gian đi làm, khi đã tích lũy kinh nghiệm và thường xuyên tìm tòi, trau dồi kiến thức qua internet, sách, tài liệu thì tôi cùng chồng mở cửa hàng chuyên may chăn, ga, gối, đệm, rèm. Khởi nghiệp từ đam mê, hơn nữa, đây lại là công việc yêu thích nên tôi luôn kiên trì học hỏi, không ngừng sáng tạo để các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng”.
Cửa hàng của gia đình Liêm đang hỗ trợ tạo việc làm cho 2 lao động thời vụ với mức thu nhập trung bình từ 3,5 - 7 triệu đồng/người/tháng.
Tháng 2 vừa qua, nhu cầu mua khẩu trang y tế của người dân tăng cao, hàng khan hiếm, gia đình Liêm đã tiên phong may khẩu trang vải để phát miễn phí cho người dân trên địa bàn phường. Hàng trăm chiếc khẩu trang vải với chất lượng vải tốt được may trong khoảng thời gian ngắn. Đây là hoạt động ý nghĩa, thiết thực, được gia đình Liêm cùng chung sức thực hiện. Trong khoảng 3 ngày, vợ chồng Liêm đã may được 830 chiếc khẩu trang vải cho người dân, học sinh trên địa bàn phường Hữu Nghị. Liêm cho biết: "Trước thực trạng khan hiếm khẩu trang y tế do nhu cầu của người dân tăng cao, vợ chồng tôi đã có ý tưởng may và phát miễn phí khẩu trang vải cho khách đến mua tại cửa hàng. Sau đó, chung mong muốn giúp đỡ người dân phòng, chống dịch Covid-19, gia đình tôi và Đoàn TN phường Hữu Nghị đã cùng hỗ trợ may khẩu trang và phát cho người dân. Gia đình tôi mong muốn được góp một phần nhỏ bé cùng đất nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Giá trị của mỗi chiếc khẩu trang tuy không lớn, nhưng tôi mong người dân hãy nâng cao ý thức trong phòng, chống dịch Covid-19”.
Hành động ý nghĩa của gia đình Trần Thị Liêm đã góp phần tích cực cùng địa phương phòng, chống dịch Covid-19. Việc làm này đã có sức lan tỏa mạnh mẽ tới người dân. Một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã liên hệ gia đình Liêm để đặt may khẩu trang phát cho Nhân dân.
Đồng chí Nguyễn Hùng, Phó bí thư Đoàn phường Hữu Nghị cho biết: "Trần Thị Liêm không chỉ là một ĐV-TN tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, việc may khẩu trang vải phát miễn phí cho Nhân dân đã giúp hoạt động của Đoàn phường sôi nổi, thiết thực hơn. Hành động của gia đình Liêm nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người. Hàng trăm chiếc khẩu trang được phát đến tận tay người dân vào thời điểm dịch Covid-19 càng có ý nghĩa tích cực hơn”.
Linh Nhật
(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” được phát động và có sức lan tỏa rộng khắp trên toàn huyện Mai Châu, qua đó xuất hiện nhiều điển hình nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu như gia đình anh Nguyễn Văn Bình, xóm Xuân Tiến, xã Xăm Khòe với mô hình trang trại tổng hợp đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
(HBĐT) - Gần 10 năm làm Bí thư chi bộ (2010- 2020), dấu ấn trong 4 nhiệm kỳ vừa qua của Bí thư chi bộ Bùi Văn Thuấn, xóm Bái Tam, xã Đú Sáng (Kim Bôi) là việc khởi xướng và duy trì hiệu quả phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Qua đó, góp phần quan trọng xóa bỏ tập quán sản xuất manh mún, tự sản tự tiêu, 100% hộ dân trên địa bàn chuyển sang chuyên canh cây màu tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống ngày càng được cải thiện.
Bài 2 - Lời nhắn gửi từ vùng lõi
(HBĐT) - "Chúng tôi ở trong vùng lõi, tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với hơn 100 con người về từ vùng dịch nhưng cuộc sống vẫn vui tươi, lạc quan, chiều chiều vẫn đánh bóng chuyền. Cả khu cách ly đã trở thành một gia đình lớn. Gạt đi sự sợ hãi, chúng tôi đã cùng chia sẻ, cởi mở, đồng lòng để vượt qua những tháng ngày đặc biệt này”. Đó là chia sẻ của bác sỹ CK II Bùi Cao Ngữ, Trưởng phòng khám đa khoa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sau 1 tuần thực hiện nhiệm vụ trong khu vực cách ly tập trung phòng dịch Covid-19 tại Trường Quân sự tỉnh (TP Hòa Bình).
Bài 1 - Trắng đêm chờ đón đồng bào về từ vùng dịch
(HBĐT)-Từ ngày 4/3, 106 công dân Việt Nam từ Hàn Quốc về nước được cách ly phòng, chống đại dịch Covid-19 tại Trường Quân sự tỉnh, phường Thịnh Lang (Thành phố Hòa Bình). Bất chấp hiểm nguy có thể xảy ra nếu lây nhiễm chéo, chấp nhận xa gia đình cách ly 14 ngày để "ăn cùng, ở cùng, sinh hoạt cùng” và chăm sóc sức khỏe người dân về từ vùng dịch, các cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) Bộ CHQS tỉnh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã viết lên hình ảnh thật đẹp về tinh thần trách nhiệm, cống hiến, vì sức khỏe cộng đồng.
(HBĐT) - Vừa là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Cao Phong, hội viên Hội Người trồng cam Cao Phong, vừa là hội viên người cao tuổi (NCT) thị trấn Cao Phong, nhiều năm qua, ông Nguyễn Văn Dũng ở khu 2, thị trấn Cao Phong được Hội NCT huyện Cao Phong tôn vinh là hội viên tiêu biểu trong phong trào thi đua "NCT tham gia phát triển KT-XH, góp phần xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng”.
(HBĐT) - Tại Lễ hội cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình năm 2019, khách thăm quan và người tiêu dùng chú ý nhiều đến sản phẩm cam trứng được huyện Lạc Thủy đem đi giới thiệu. Sản phẩm do anh Vũ Duy Tân (SN 1984), thôn Đồng Huống, xã Thống Nhất, đồng thời là người "khai sinh" cam trứng đặt cho tên gọi, xuất phát từ việc cho cây cam "ăn" trứng.