(HBĐT) - Cựu chiến binh (CCB) Bùi Văn Tý, xóm Rú Mới, xã Hợp Phong (Cao Phong) là gương sáng trong phong trào hiến đất xây dựng một số công trình phúc lợi ở địa phương, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn thêm khởi sắc, khang trang.


Khu đất gia đình ông Bùi Văn Tý, xóm Rú Mới, xã Hợp Phong (Cao Phong) hiến được xây dựng trạm y tế.

Đến xóm Rú Mới, hỏi thăm về CCB Bùi Văn Tý, người dân ai cũng nhắc đến gia đình tiêu biểu đã hy sinh quyền lợi cá nhân, hiến đất xây dựng một số công trình phúc lợi, chung tay xây dựng NTM. Ông Tý đã 2 lần hiến đất với tổng diện tích 1.430 m2. Trước đây, đều đặn mỗi ngày ông phải đưa các cháu đi học. Quãng đường từ nhà đến trường xa, lại phải đi qua con suối, trời nắng ráo thì không sao, mỗi khi trời mưa gió hay có lũ về, nước lại dâng cao nên đi lại rất khó khăn, nguy hiểm. Khi có dự án xây trường học mà xã khó khăn trong việc tìm mặt bằng, cán bộ xã vận động người dân hiến đất, ông đã tiên phong tự nguyện hiến đất ruộng để xây dựng. Ông Tý mong muốn học sinh có trường học gần nhà, đi lại thuận lợi, an toàn, yên tâm học tập.

Ông Bùi Văn Tý chia sẻ: "Gia đình tôi có khoảng 2.400 m2 đất, sau khi hiến một phần nhiều diện tích giờ còn lại hơn 900 m2. Thời điểm đó, tôi cũng đã băn khoăn, vì đối với người nông dân thu nhập chủ yếu dựa vào từng tấc đất, sào ruộng, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Nhưng suy nghĩ lại, những công trình đó đều phục vụ lợi ích cho gia đình, xã hội, nên sau khi tôi đưa ra ý kiến và phân tích, các thành viên trong gia đình đều ủng hộ. Tuy gia đình đều làm nông, mỗi tấc đất là tấc vàng, nhưng vì sự phát triển chung của địa phương, gia đình tôi luôn sẵn sàng. Số đất gia đình tôi đã hiến đều được xây dựng một số công trình phúc lợi, phục vụ lợi ích của cộng đồng như trường học, trạm y tế”.

Cùng với hộ ông Bùi Văn Tý, xã Hợp Phong có trên 40 hộ đã hiến hơn 5.300 m2 đất làm đường liên thôn, đường nội đồng, các công trình thiết chế văn hóa, thể thao khác.

Đồng chí Bùi Văn Luyến, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Phong cho biết: "Tấc đất, tấc vàng, khái niệm này lại càng giá trị hơn đối với những người nông dân. Nhưng nhiều hộ gia đình đã hy sinh một phần lợi ích để chung tay xây dựng địa phương ngày càng phát triển, văn minh. Ông Bùi Văn Tý là tấm gương điển hình trong phong trào hiến đất, chung tay cùng địa phương xây dựng NTM”.

Với những đóng góp cho xã hội, năm 2019, ông Bùi Văn Tý vinh dự nhận được giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Cao Phong vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2019.

Linh Nhật


Các tin khác


Chuyện về Dung - người đi “gieo” hy vọng cuộc sống

(HBĐT) -Thân thiện, hòa đồng là những ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi tiếp xúc, trò chuyện với chị Đỗ Thị Dung, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Thiện nguyện Hòa Bình. Người phụ nữ trẻ có trái tim ấm vẫn hàng ngày, hàng giờ âm thầm mang lại niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình gặp phải hoàn cảnh bất hạnh. "Hạnh phúc không tự nhiên mà có, nó đến từ chính hành động của bạn” là câu nói mà chị Dung luôn tâm đắc, hướng đến trong cuộc sống.

Gương nông dân điển hình làm kinh tế giỏi của huyện Mai Châu

(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” được phát động và có sức lan tỏa rộng khắp trên toàn huyện Mai Châu, qua đó xuất hiện nhiều điển hình nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu như gia đình anh Nguyễn Văn Bình, xóm Xuân Tiến, xã Xăm Khòe với mô hình trang trại tổng hợp đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Đảng viên nêu gương trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng Đú Sáng B

(HBĐT) - Gần 10 năm làm Bí thư chi bộ (2010- 2020), dấu ấn trong 4 nhiệm kỳ vừa qua của Bí thư chi bộ Bùi Văn Thuấn, xóm Bái Tam, xã Đú Sáng (Kim Bôi) là việc khởi xướng và duy trì hiệu quả phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Qua đó, góp phần quan trọng xóa bỏ tập quán sản xuất manh mún, tự sản tự tiêu, 100% hộ dân trên địa bàn chuyển sang chuyên canh cây màu tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống ngày càng được cải thiện.

Những người hùng thầm lặng

Bài 2 - Lời nhắn gửi từ vùng lõi

(HBĐT) - "Chúng tôi ở trong vùng lõi, tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với hơn 100 con người về từ vùng dịch nhưng cuộc sống vẫn vui tươi, lạc quan, chiều chiều vẫn đánh bóng chuyền. Cả khu cách ly đã trở thành một gia đình lớn. Gạt đi sự sợ hãi, chúng tôi đã cùng chia sẻ, cởi mở, đồng lòng để vượt qua những tháng ngày đặc biệt này”. Đó là chia sẻ của bác sỹ CK II Bùi Cao Ngữ, Trưởng phòng khám đa khoa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sau 1 tuần thực hiện nhiệm vụ trong khu vực cách ly tập trung phòng dịch Covid-19 tại Trường Quân sự tỉnh (TP Hòa Bình).

Những người hùng thầm lặng

Bài 1 - Trắng đêm chờ đón đồng bào về từ vùng dịch

(HBĐT)-Từ ngày 4/3, 106 công dân Việt Nam từ Hàn Quốc về nước được cách ly phòng, chống đại dịch Covid-19 tại Trường Quân sự tỉnh, phường Thịnh Lang (Thành phố Hòa Bình). Bất chấp hiểm nguy có thể xảy ra nếu lây nhiễm chéo, chấp nhận xa gia đình cách ly 14 ngày để "ăn cùng, ở cùng, sinh hoạt cùng” và chăm sóc sức khỏe người dân về từ vùng dịch, các cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) Bộ CHQS tỉnh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã viết lên hình ảnh thật đẹp về tinh thần trách nhiệm, cống hiến, vì sức khỏe cộng đồng. 

Người đi đầu trong phát triển cây ăn quả có múi ở xã Bắc Phong

(HBĐT) - Vừa là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Cao Phong, hội viên Hội Người trồng cam Cao Phong, vừa là hội viên người cao tuổi (NCT) thị trấn Cao Phong, nhiều năm qua, ông Nguyễn Văn Dũng ở khu 2, thị trấn Cao Phong được Hội NCT huyện Cao Phong tôn vinh là hội viên tiêu biểu trong phong trào thi đua "NCT tham gia phát triển KT-XH, góp phần xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục