Bùi Thị Quyên - HCV giải vô địch xe đạp toàn quốc 3 năm liên tiếp.

Bùi Thị Quyên - HCV giải vô địch xe đạp toàn quốc 3 năm liên tiếp.

(HBĐT) - Ngày tạm biệt vườn cam, rãnh mía quê nhà Bắc Phong (Cao Phong) theo chị gái ra mắt ban huấn luyện đội tuyển xe đạp Hoà Bình, “cô bé vàng” Bùi Thị Quyên mới 15 tuổi (năm 2006). ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, Quyên còn mơ hồ lắm về thể thao, về bộ môn xe đạp, nhất là đua xe đạp địa hình (đổ đèo, băng đồng).

 

Bởi trước đó, cô chưa hề tập một môn thể thao nào có tính chuyên sâu, việc theo chị gái lên thành phố cũng giống như bao lần đi tìm việc làm hoặc mong có một cơ hội nào đó để đổi đời. Bố mẹ cả đời làm nghề nông, mong thoát ly được ruộng đồng cũng là điều thường tình. Thế nhưng, điều không ngờ đó đã đưa cô trở thành kiện tướng thể thao, điều khá hiếm hoi ở Hòa Bình còn nhiều gian khó trong phát triển thể thao thành tích cao.

 

Những vất vả...

 

Nhập môn xe đạp nhưng vốn liếng của Quyên chỉ có duy nhất là lòng quyết tâm và một chút năng khiếu. Vì thế, bước khởi đầu của em thật không ít khó khăn. Tuy nhiên, theo huấn luyện viên Trần Đại Nghĩa, người gắn bó với xe đạp Hoà Bình từ buổi ban đầu: Quyên tiếp thu nhanh những bài tập được giao. Từ những tiêu chí ban đầu như giảm cân, tăng cường thể lực, làm quen với xe, đường đua được Quyên hào hứng đón nhận và từng bước hoà nhập. Điều quan trọng nhất là em đã sớm nhận ra được những gian khó đang ở phía trước: đổ đèo là nội dung gian khổ, vất vả và cũng khá nguy hiểm nhưng lòng đã quyết thì không run sợ. Hiểu được cái yếu của mình, em đã chăm chỉ trong những buổi tập mà “người đồng hành” với VĐV, bên cạnh HLV, số ít đồng đội chỉ là đồi cao, đèo dốc, những cua rẽ bất ngờ, mặt đường đua gồ ghề và cây mua, cây sim bên đường... Nếu là VĐV đường trường, khi tập, nhiều khi còn được khán giả bên đường hò reo, cổ vũ, VĐV xe đạp địa hình tập ở nhiều nơi vắng vẻ hơn nên không kiên trì cũng dễ nản lắm. Bên cạnh đó, là con gái, Quyên cũng phải chăm lo làn da, mái tóc, diện mạo bên ngoài nhưng là VĐV, Quyên đành phải giấu đi những nét dịu dàng, nữ tính để mỗi khi mặc bộ đồ VĐV, lên xe là phải cố gắng, phải tập đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Nếu không tập trung có thể ngã sứt chân, sứt tay và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

 

và thành công...

 

Đồi ông Tượng, TPHB..., tháng 10/2008, tại Giải vô địch xe đạp quốc gia lần thứ 22, Bùi Thị Quyên và các đồng đội lần đầu được tham dự một giải lớn ở nội dung băng đồng và đổ đèo (1,5 km). Thời điểm đó, “ngôi sao” Phan Thuỳ Trang (An Giang) nghỉ thi đấu nhưng vẫn còn 1 VĐV khác của An Giang là Lê Thị Hồng Hiếu đua tài cùng Quyên ở nội dung đổ đèo. Tuy chưa có tên tuổi, lần đấu đối mặt với các VĐV mạnh khác nhưng Bùi Thị Quyên đã tạo một trạng thái thi đấu rất tốt: bình tĩnh, tự tin và quyết đoán trong từng kỹ thuật, đặc biệt không hề “khớp” trước đối thủ. Đây là một điểm mạnh mà em đang sở hữu và duy trì thành công trong mỗi cuộc đấu lớn. Chung cuộc, ở tuổi 17, em đã đoạt được huy chương vàng đầu tiên với thành tích 2 phút 10 giây. Cũng tại giải này, Quyên và các đồng đội nữ còn đoạt 1 HCB tiếp sức băng đồng nữ. “Vạn sự khởi đầu nan” là thế và Quyên đã vượt qua, để hai mùa giải tiếp theo, cô tiếp tục chiếm lĩnh ngôi đầu ở cự ly đổ đèo quốc gia nữ. Giải vô địch quốc gia năm 2009, lần “du đấu” xa nhà đầu tiên ở núi Cấm (An Giang), chỉ được làm quen đường đua trước ngày thi đấu 2 ngày, Quyên vẫn vượt qua cua-rơ chủ nhà Hồng Hiếu để đoạt HCV...

 

Giải vô địch xe đạp quốc gia lần thứ 24 năm 2010 được tổ chức ở thành phố quê hương nhưng lại mang một ý nghĩa đặc biệt hơn khi là môn thi của Đại hội TD-TT toàn quốc lần thứ VI năm 2010. Vì thế, mỗi tấm huy chương đều góp phần để các tỉnh, thành có thể nâng hạng trong bảng tổng sắp tại đại hội. Trong khi đó, Hòa Bình đặt chỉ tiêu vàng vào niềm hy vọng chắc chắn nhất là Bùi Thị Quyên. Không phụ lòng tin của ban huấn luyện và người hâm mộ, Bùi Thị Quyên đã tự tin quyết đấu với đàn chị Lê Thị Kim Hoa (VĐV kỳ cựu của Vĩnh Long) để đoạt HCV với thành tích 3 phút 28 giây 17. Thành công cả 3 năm liên tiếp ở giải đỉnh cao quốc gia, Bùi Thị Quyên đã ghi tên mình vào lịch sử thể thao tỉnh nhà khi được phong kiện tướng thể thao quốc gia 3 năm liên tiếp...

 

Đến với xe đạp đỉnh cao, Bùi Thị Quyên đã có nhiều dịp thi đấu các giải lớn như Segames năm 2009 tại Lào, giải vô địch châu á tại Hàn Quốc năm 2010. Nhưng thành công nhất phải kể đến Giải vô địch trẻ châu á tại Ma-lai-xia năm 2009. Tại đất khách, Bùi Thị Quyên đã đoạt HCB vẫn ở nội dung đổ đèo... Đây là dấu mốc và thực sự là động lực để Quyên tiếp tục chinh phục những giải bên ngoài biên giới Tổ quốc để không chỉ mang huy chương về cho tỉnh mà cho cả quốc gia. Trong đó, Seagames 26 tại In-ñoâ-nê-xia năm 2011 là một đích lớn mà Bùi Thị Quyên đang nỗ lực vươn tới.

 

 

                                                                                      Văn Tưởng

 

 

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục