Trưởng bản, đảng viên Giàng A Páo bên chi trường mầm non Pà Khôm.

Trưởng bản, đảng viên Giàng A Páo bên chi trường mầm non Pà Khôm.

(HBĐT) - Nhân dịp Tết cổ truyền của người Mông, chúng tôi cùng anh Khà A Đàng, cán bộ Văn phòng UBND xã Hang Kia (Mai Châu) đến bản Pà Khôm vui hội. Cách trụ sở UBND xã chừng hơn 3 km đường đất nhưng Pà Khôm ngày Tết đông vui, rộn ràng. Trưởng bản Giàng A Páo tất bật chuẩn bị âm li, loa đài cho buổi giao lưu văn nghệ đón xuân. Ông Páo vui vẻ kể cho chúng tôi nghe về phong tục đón Tết của người Mông, những đổi thay nơi bản nhỏ. Ông cho biết: Tết năm nay bản có niềm vui lớn nhất là xây được chi trường mầm non khang trang, sạch đẹp.

 

Nói rồi, ông dẫn chúng tôi đến ngôi trường được xây kiên cố nằm ngay giữa bản. Đó là dãy nhà gồm 5 phòng, lát gạch sáng bóng còn tươi màu sơn. Phía trước là khuôn viên với khá nhiều đồ chơi như bập bênh, cầu trượt... Thấy chúng tôi tấm tắc khen, Khà A Đàng bật mí ngay rằng, ngôi trường này được xây dựng trên chính nền đất gia đình đảng viên, Trưởng bản Páo. Có gì to tát đâu. Vì con em trong bản mình cả!  ông Páo cười đáp lại chúng tôi.

 

Ông Páo Kể: Nghe cán bộ xã nói, bản Pà Khôm được Nhà nước đầu tư tiền xây lớp học mầm non. Tiền về rồi mà không có chỗ đất hợp lý để xây. Cán bộ xã tìm mãi nhưng vẫn chưa ưng vì chỗ thì ở xa quá, chỗ lại dốc quá. Tôi mới hỏi cần đất như thế nào? Cái khu đất giữa bản rộng chừng 400 m2 tôi đang định xây nhà cho thằng Lứ có được không, đủ rộng không? Làm nhà cho con trai quan trọng thật nhưng có thể làm ở chỗ nương ngô cuối bản. Làm lớp học cho con cháu trong bản mình được đi học thuận tiện tốt hơn. Anh cán bộ xã mừng lắm! Vậy là xong. Sau buổi trò chuyện đó không lâu, công trình xây dựng chi trường mầm non Pà Khôm đã được khởi công và khánh thành đúng vào dịp năm học mới tháng 9/2012. Hôm khánh thành, cả bản đến dự, vui như hội.

 

“Đóng góp của trưởng bản Páo không chỉ được dân trong bản mà cả xã khen ngợi. ông mua khu đất đó từ năm 2000 và đã bỏ ra hơn 20 triệu đồng mua xi măng, đá, cát, thuê thợ tôn tạo nền, chuẩn bị làm nhà con trai ra ở riêng. Bản Pà Khôm có 49 hộ, 40 cháu đang học mẫu giáo. Khi chưa có trường, các cháu phải học ghép với chi trường tiểu học. Tất cả các lứa tuổi cùng vào một lớp, chật lắm. Nhà nước cho tiền xây lớp học nhưng ở xã vùng cao như Hang Kia nhiều đất nhưng là đồi núi cao, đất bằng phẳng và ở trung tâm bản rất ít. ông Páo đã tự nguyện hiến đất mà không đòi hỏi tiền đền bù. ông đã vinh dự được nhận giấy khen tại hội nghị biểu dương những cá nhân tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh toàn huyện Mai Châu” -  Anh Khà A Đàng phấn khởi giới thiệu với chúng tôi.

 

Thấy chúng tôi đến xem chi trường, một chị trong bản bế con đến góp chuyện: Phấn khởi nhất có lẽ là cánh chị em bởi trước đây khi phải học ghép với chi trường tiểu học, một số chị không muốn cho con đến lớp mà thức con dậy từ lúc ông mặt trời chưa mọc và địu con lên nương đến lúc mặt trời lặn mới về. Cùng bố, mẹ ăn qua quýt trên nương cho qua bữa rồi bọn trẻ chân đất, đầu trần nghịch đất, đá cho qua ngày. Khỏi phải nói hết sự vất vả. Từ khi có chi trường hoàn toàn khác, đúng như một giấc mơ. Các chị sáng chỉ cần đưa con đến lớp. Trưa, cô giáo nấu cơm cho ăn bán trú. Chiều, trên đường đi làm nương về đón con. Thấy các cháu sạch sẽ, gọn gàng, ngoan ngoãn, được chăm chút từng bữa ăn, giấc ngủ lại được làm quen với cái chữ thì vui lắm. Cảm ơn Đảng, Nhà nước, cảm ơn ông Páo lắm! Hôm khai giảng năm học mới, ông Páo còn phát biểu rằng: Cái đất rất quý, nó cho  bắp ngô, hạt lúa, cho cái đất dựng nhà. Nhưng cái chữ cho con cháu người Mông bản Pà Khôm còn quý hơn. Tất cả vì tương lai của bọn trẻ.

 

“Chúng tôi luôn nói với dân bản rằng, Đảng, Nhà nước đã cho dân mình tiền để xây dựng trường học và nhiều công trình khác. Đồng bào cũng nên cùng đóng góp để có thêm trường lớp đẹp; đường sá, công trình cấp nước tốt cho cuộc sống, bản làng ngày càng ấm no, phát triển. Có những con người như ông Páo mà một xã khó khăn như Hang Kia cũng đã cùng với toàn huyện, toàn tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Theo gương đảng viên Páo, một số gia đình người Mông cũng đã tự nguyện hiến đất mở rộng trường học, đóng góp xây dựng đường bê tông” -  Bí thư Đảng uỷ xã Khà A Lau chia sẻ.

 

 

 

                                                                                     Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục