Chuẩn bị “đồ nghề” cho chuyến đi điền dã.

Chuẩn bị “đồ nghề” cho chuyến đi điền dã.

(HBĐT) Tuần trước, gọi điện cho Bùi Huy Vọng ở xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) chi hội trưởng chi hội văn nghệ dân gian (Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh) nghe chập chờn tiếng được, tiếng mất: “Tôi đang lên vùng Ngọc Sơn, Ngọc Lâu nhằm bổ sung thêm tư liệu về lễ hội đình Khênh”. Tuần sau, gọi đến bưu điện văn hoá xã, anh bảo: đang trực đây, xuống đi. Vâng thì xuống, gặp chưa kịp uống chén nước đã nghe anh phân trần: quỹ thời gian eo hẹp quá, muốn lên xã Văn Sơn gặp các ông, các bà cao niên để “tích” thêm tư liệu về văn hoá dân gian Mường nhưng chưa đi được...

 

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Mường Vang đậm bản sắc văn hóa, được nhận dòng sữa dân gian từ không gian sống của người Mường, Bùi Huy Vọng tự nhận mình là thế hệ hậu sinh trong chặng đường nghiên cứu VHGD Mường. Anh luôn trân trọng những thành quả của những “bậc tiền bối” và luôn cố gắng để vượt lên chính mình. Không có điều kiện theo học các trường chuyên nghiệp nhưng từ những bài viết, truyện ngắn đăng trên các ấn phẩm của tỉnh (Báo Hoà Bình, Báo Văn nghệ Hoà Bình), năm 2001, anh chính thức bước vào “ngôi nhà” VHDG ở lĩnh vực: sưu tầm, nghiên cứu VHDG Mường. Công việc âm thầm và miệt mài của Bùi Huy Vọng đã được “con mắt xanh” của các chuyên gia đầu ngành ở Trung ương Hội Văn học dân gian Việt Nam thẩm định, ghi nhận, đánh giá cao. Họ đã tin tưởng và “bắt tay” với anh cùng tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học. Năm 2008, anh tham gia đề tài nghiên cứu (đề tài: Bản sắc văn hoá Mường cổ truyền và xu hướng biến đổi hiện nay và anh đã góp vào chuyên đề: Nghề dệt cổ truyền Mường và xu thế biến đổi hiện nay). Năm 2012, anh tham gia chuyên đề: Các thủ pháp diễn xướng mo Mường và phân loại mo Mường từ góc độ nghệ thuật diễn xướng (đề tài cấp Bộ: Nghệ thuật diễn xướng mo Mường của Viện nghiên cứu Văn hoá thuộc Viện KH-XH Việt Nam). ở một góc độ nào đó, các chuyên gia đầu ngành ở Trung ương và Hà Nội đã coi anh như một đầu mối “mở” vào cánh cửa văn hoá dân gian Mường... Có được sự tin tưởng đó, suốt nhiều năm qua, tranh thủ thời gian, Bùi Huy Vọng đã ngược xuôi 4 Mường “Bi, Vang, Thàng, Động”. ý thức về cội nguồn, về tầng văn hoá dân tộc Mường đã khiến anh quên đi những khó khăn của hiện tại để làm sao có được các bài viết, tác phẩm có tầm. Có thời gian là anh lên đường gặp ông mo, bà mỡi, các bậc cao niên, các xóm làng thuần chất Mường ở Lạc Sơn; ghi âm, ghi chép, chụp hình, chụp ảnh.

 

Giờ thì “lưng vốn” công trình, tác phẩm sách của hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam Bùi Huy Vọng đã phong phú, đầy đặn hơn trước nhiều. Trong 2 năm (2010-2011), 6 tập sách của anh đã được xuất bản; nhiều cuốn được giáo sư Tô Ngọc Thanh dành cho những nhận xét, đánh giá cao; nhiều cuốn được giới biên soạn, nghiên cứu chú ý như: Phong tục làm chay (tập 1), lễ hội Đình Khênh; kinh nghiệm dẫn nước nhập đồng và lịch cổ Đá Rò của người Mường. Từ năm 2006-2011, anh đã có 9 lần được giải thưởng của T.Ư Hội VNDG Việt Nam cùng 1 giải nhì, giải thưởng văn học - nghệ thuật tỉnh giai đoạn 2001-2006. Cùng với “kênh” sách xuất bản của Hội VNDG, anh còn cộng tác viết bài cho nhiều báo, tạp chí chuyên ngành. Nhiều bài anh viết công phu như “Trồng bông, dệt vải - nghề truyền thống của người Mường”, “Dải thổ cẩm Mường trang trí theo truyền thống Đông Sơn”, lễ “kéo si” trong truyền thống của người Mường, ứng xử của người Mường thể hiện trên các công năng của ngôi nhà sàn, Một số tri thức dân gian trong ứng xử với nước của người Mường... Ngoài những tác phẩm đã đăng, đã in, anh còn 4-5 tập bản thảo khác đang chờ gửi về các nhà xuất bản và Trung ương Hội VHDG Việt Nam. Hì hục “lôi” từ kho ra các chồng bản thảo, Bùi Huy Vọng hy vọng: “Những tác phẩm này sẽ tham gia giải thưởng hàng năm của Hội Trung ương”. Xem nào,  gần 600 trang chứ ít đâu (trò chơi và đồ chơi dân gian phổ biến của người Mường; Làng Mường cổ Hoà Bình; đền Băng và các nghi lễ, tín ngưỡng dân gian...). Anh tha thiết: Tôi chỉ mong làm được các cuốn Tổng tập truyền thuyết truyện cổ dân gian dân tộc Mường Hoà Bình, từ điển tiếng Mường. Nhiều từ cổ đa nghĩa, gợi cảm, gợi hình của tiếng Mường đang mất đi trong cuộc sống đương đại mà bản thân thì sức lực có hạn. Nhưng dù sao, có sức nào vẫn phải cố sức đó không làm thì thấy “sốt ruột” lắm...

 

Vâng, quý làm sao khi ở Hoà Bình vẫn còn có người tâm huyết đối với văn hoá dân gian Mường như thế này. Nhưng một người chắc không thể thành công, nếu không có sự vào cuộc từ nhiều phía. Vậy là lại tiếp tục hy vọng...

 

 

                                                                                Văn Tưởng

 

 

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục