Dù đã ngoài 50 tuổi nhưng ông Quý vẫn luôn tích cực học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân và áp dụng vào cuộc sống.

Dù đã ngoài 50 tuổi nhưng ông Quý vẫn luôn tích cực học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân và áp dụng vào cuộc sống.

(HBĐT) - Sinh sống tại một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Cao Phong, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng gia đình ông Quách Văn Quý ở xóm Ngái, xã Yên Lập vẫn luôn nỗ lực để nuôi dạy 4 con gái học hành đỗ đạt. Gia đình ông thực sự là tấm gương hiếu học cho nhiều gia đình noi theo.

 

Tiếp chúng tôi trong căn nhà xây khang trang những ngày đầu năm, ông Quý không giấu niềm tự hào khi nói về các con của mình. Cô con gái cả dù đã có gia đình và công việc tạm ổn nhưng vẫn quyết tâm, đã  thi đỗ vào ngành học Kế toán trường CĐ Nghề Hoà Bình, ngành học mà cô đã mơ ước từ nhỏ, cô con gái thứ 2, sau khi học xong trung cấp Y đã trở về quê hương làm việc tại trạm y tế xã, cô con gái thứ 3 học xong cao đẳng sư phạm Hoà Bình cũng đã về huyện công tác, hiện đang làm giáo viên tại trường TH xã Tây Phong, còn cô con gái út hiện đang là sinh viên năm thứ nhất, Đai học Y Thái Nguyên. Tự hào là vậy nhưng có lẽ ít ai biết để có ngày các con thành đạt như hôm nay, gia đình ông đã phải vất vả như thế nào. ông  Quý cho biết: Cả hai vợ chồng đều làm nông nghiệp nhưng đất ruộng ở đây rất ít, chủ yếu là làm nương rẫy nên cuộc sống gia đình vô cùng vất vả. Thấm thía cái nghèo, khổ khi cuộc sống quanh năm chân lấm, tay bùn, mình càng có thêm quyết tâm để tạo cho con cái một nghề ổn định. Vào thời điểm đó, cả xã Yên Lập chỉ có một trường cấp I, muốn học lên cấp II phải xuống Dũng Phong, muốn theo học cấp III thì phải ra tận thị trấn Cao Phong nên để theo đuổi sự học, các con của ông thường phải lặn lội hơn 5 km đường đất để đến trường. “Cũng may các cháu đều có chí học hành nên dù trọ học xa nhà nhưng đều tự lập, chị lớn bảo em bé, ai cũng tự học mà thành”. Cũng chính nhờ sự nỗ lực của bản thân mà các em đã nhận được những thành quả tích cực, ngay từ năm lớp 10, cô con gái thứ 3 của ông Quý là Quách Thị Trang đã thi đỗ vào PTDTNT tỉnh, cô em út Quách Thị Nga thi đỗ vào trường DTNT Cao Phong được dự tuyển và theo học tại trường Hữu Nghị Việt  - Lào từ năm cấp III. Vui vì các con được tạo điều kiện học tập trong môi trường tốt nhưng kinh tế gia đình ông càng thêm khó khăn. Ruộng lúa bấp bênh, năm 2 vụ, năm 1 vụ nên để đủ tiền nuôi các con ăn học, ông phải vay mượn tiền bà con xóm giềng, gõ cửa ngân hàng và xoay chạy nhiều cách. “Cũng may Nhà nước có chính sách hỗ trợ sinh viên vay vốn nên việc học tập của các con tôi không bị gián đoạn dù nợ nần nhưng nhìn các con đã trưởng thành, vợ chồng chúng tôi rất vui!” - ông Quý tâm sự. Không chỉ tạo dựng cho các con một nghề nghiệp ổn định, ông Quý luôn tích cực học tập, tự trau dồi kiến thức KH-KT để áp dụng vào sản xuất. Là trưởng thôn, ông cũng luôn vận động nhân dân trong thôn tích cực tham gia học tập tại TT giáo dục cộng đồng của xã để nắm bắt thêm kiến thức pháp luật và KH-KT áp dụng vào sản xuất.

 

Tấm gương hiếu học của gia đình ông Quách Văn Quý đã được các cấp Hội Khuyến học trong tỉnh ghi nhận và biểu dương. Với những gì mà gia đình ông Quý đạt được đã tác động lớn đến suy nghĩ của người dân trong xã về việc học tập của con em trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn. Đấy là sự tuyên truyền hiệu quả và sinh động nhất về công tác khuyến học, khuyến tài, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập.

 

 

                                                              Phương Linh      

 

                                                

Các tin khác


Nữ bác sỹ tâm huyết với nghề

Từ một y sĩ khi mới bước vào nghề, trải qua 30 năm rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, bác sỹ Trần Thị Hường, Trạm trưởng Trạm y tế xã Đú Sáng (Kim Bôi) luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn, trau dồi kiến thức, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh.

Người bảo tồn đặc sản trên rừng

Sinh ra và lớn lên ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong, anh Bùi Văn Huyển gắn bó với rừng. Ngày bé anh đã biết đến con don. Đây là động vật đặc sản sống trong hang đá, có giá trị kinh tế cao, thịt của chúng thơm ngon, bổ dưỡng. Mỗi lần bắt được chúng phải rất kỳ công. Sau thời gian, số lượng don tự nhiên ngày một ít đi. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà hàng về loài này rất lớn nhưng việc săn bắt ngoài tự nhiên là phạm pháp.

Hội viên nông dân 8X sản xuất, kinh doanh giỏi

Với sự cố gắng, nỗ lực, anh Đinh Văn Tằng, sinh năm 1984, hội viên nông dân xóm Vố Dấp, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy không ngừng tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn mở xưởng đóng gỗ pallet, từ đó phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương. Năm 2023, anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2021 - 2023.

Anh Bùi Văn Tiến làm giàu nhờ mô hình nuôi bò thịt

Sau khi tham quan, học tập một số mô hình chăn nuôi ở các địa phương, kết hợp tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet, anh Bùi Văn Tiến, thôn Liên Phú, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi bò thịt, đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục