Bác Phạm Ngọc Thể - người vinh dự ba lần được gặp Bác Hồ.

Bác Phạm Ngọc Thể - người vinh dự ba lần được gặp Bác Hồ.

(HBĐT) - “Việc gì tốt dù nhỏ cũng làm, việc gì xấu dù nhỏ cũng tránh” đó là lời dạy của Bác khiến chúng tôi thấm thía nhất đã ăn vào máu và văng vẳng bên tai tôi suốt cả cuộc đời. Lời dạy của Bác đã trở thành triết lý sống của tôi, là kim chỉ nam để tôi luôn cố gắng làm tốt mọi nhiệm vụ được giao, sống có tâm, có đức. Đã hơn 50 năm trôi qua nhưng ký ức và lòng kính yêu Bác vô hạn vẫn luôn vẹn nguyên trong tâm trí ông Phạm Ngọc Thể (ảnh) trú tại xóm 8, xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình.

 

Ông Thể đã 3 lần vinh dự được gặp Bác Hồ, lần thứ nhất là vào ngày 19/10/1958 tại trường Hợp tác hóa Nông nghiệp của tỉnh ở Bến Ngọc, xã Trung Minh, huyện Kỳ Sơn (nay là TP Hòa Bình); lần thứ 2 vào ngày 18/3/1960 trong Đại hội thanh niên tích cực lao động XHCN toàn miền Bắc tại Thủ đô Hà Nội. Lần thứ 3 là khi Bác Hồ về thăm trường Thanh niên lao động XHCN tại làng Mỵ, xã Yên Mông, huyện Kỳ Sơn (nay là xóm Trường Yên, xã Yên Mông, TPHB) vào ngày 17/8/1962. Đó là một buổi sáng mùa thu đẹp trời, Bác bước xuống xe trong sự chào đón nồng nhiệt của hàng nghìn cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường. Khi đến thăm trường, việc đầu tiên của Bác là đi thăm bếp ăn. Lúc này ông Thể đang đứng nấu bếp, thấy Bác tiến đến gần mình, ông Thể rất hồi hộp. Như một người ông ân cần, Bác cất tiếng hỏi: “Hôm nay cháu nấu món gì, kể cho Bác nghe nào?. ông Thể lễ phép thưa: “Cháu nấu hai món. Món thịt lợn kho đậu và canh rau cải nấu gừng”. Bác khen “Cháu nấu như thế này là ngon đấy!”. Rồi Bác căn dặn: “Cháu phải học nấu ăn để có cơm chín, canh ngon để giáo viên, học sinh ăn đủ no mới có sức khỏe để học tập, lao động, sản xuất”. Sau đó Bác đi thăm tổ sản xuất đậu phụ. Tại đây Bác nói: “Làm đậu phụ là một nghề, nuôi lợn là một nghề. Các cháu chưa biết thì phải học thì đời sống mới tốt lên được!”. Rồi Bác đi thăm cửa hàng căng tin của trường, thăm nơi ở của học sinh, nghe lãnh đạo nhà trường báo cáo rồi sau đó Bác mới có buổi nói chuyện với toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường. Trong buổi nói chuyện, Bác đã căn dặn cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường phải đẩy mạnh tăng gia, chăn nuôi, chế biến thực phẩm để tăng khẩu phần và chất lượng bữa ăn; thực hiện tốt đoàn kết, kỷ luật và nhất là thực hành dân chủ. Đặc biệt, kết thúc buổi nói chuyện, Bác đã để lại bút tích trong Cuốn sổ vàng của nhà trường với lời căn dặn: “Phải học tập tốt, lao động tốt, cố gắng mãi, tiến bộ mãi”. Chia tay thầy và trò nhà trường, Bác nhắn nhủ: “Nhà trường phấn đấu có thêm nhiều thành tích, Bác sẽ về thăm trường một lần nữa!”. Hàng nghìn giáo viên, học sinh ngậm ngùi đứng vẫy tay chào Người trong niềm bùi ngùi, kính yêu vô hạn! Kể đến đây, ông Thể nghẹn ngào: “Đó cũng là lần cuối cùng tôi được gặp Bác!”.

 

Ký ức 3 lần được gặp Bác cùng những lời dạy ân cần của Người là nguồn động viên tinh thần, là phương châm sống theo ông Thể cho đến tận bây giờ. Sau khi nghỉ hưu, ông được nhân dân tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ, Chi hội trưởng Chi hội NCT nhiều năm liền. Những lời ông được Bác dạy, bây giờ ông truyền dạy lại cho con cháu. Noi gương cha mẹ, các con, cháu của ông Thể đều đã khôn lớn, trưởng thành trong các cơ quan Nhà nước và sống gương mẫu, đạo đức, được đồng nghiệp và nhân dân tin yêu.

 

                                                                       Dương Liễu

 

 

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục