(HBĐT) - Ông Lê Trần Chinh, quê gốc xóm Cát Quế, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã từng bị trắng tay sau nhiều năm kinh doanh vật liệu xây dựng. Với sự yêu thích cây trồng từ nhỏ, ông quyết định rời quê hương đi tìm hướng làm ăn mới.

 

Lên tới xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy), ông thấy đây là vùng đất phù hợp cho việc làm vườn, trồng cây lâu năm. Thế là ông gom tất cả vốn liếng còn lại đầu tư  mua 400 gốc vải thiều để trồng. Sau 1 năm, mặc dù cây vải thiều đang phát triển xanh tốt nhưng ông quyết định chặt bỏ, chuyển sang trồng bưởi Diễn. Hiện nay,  gia đình ông Chinh đã có hơn 1 ha bưởi Diễn với gần 800 gốc, hàng năm cho thu nhập nửa tỷ đồng. Không chỉ phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình, ông còn tích cực vận động, tuyên truyền để bà con hàng xóm cải tạo vườn tạo, đưa cây bưởi Diễn vào trồng. Bên cạnh việc khuyến khích, vận động ông còn cho, tặng giống cây, hướng dẫn kỹ thuật cho anh em, bạn bè, hàng xóm.

 

Ông Khuất Đình Vọng, trưởng xóm Đại Đồng cho biết: “Trước đây, xóm tôi nghèo lắm, người dân quanh năm đi làm thuê và chỉ trồng được ngô, sắn nhưng vẫn không đủ ăn. Từ  khi ông Chinh đưa cây bưởi Diễn về trồng đã mở ra hướng phát triển nông nghiệp mới cho bà con”... Với việc đưa cây bưởi Diễn về Đại Đồng, ông Chinh được coi là người làm giàu cho đất Đại Đồng, người khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mảnh đất này.

 

Với kết quả thu được từ cây bưởi Diễn, đến nay, xóm Đại Đồng đã trồng được 35 ha bưởi Diễn với 80/130 hộ tham gia. Thu nhập bình quân  trong xóm đạt 23 triệu đồng/người/năm. Riêng đối với các hộ trồng bưởi Diễn thu nhập đạt 26 triệu đồng/người/năm. Thành công mới đây nhất là ông Chinh và các hộ trồng bưởi Diễn đã thành lập được tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp xóm Đại Đồng nhằm tương trợ, giúp đỡ về vốn, lao động, kinh nghiệm làm ăn trong trồng và phát triển cây bưởi Diễn, từng bước đưa cây bưởi Diễn ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Thành công của việc thành lập tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp cũng là thành công trong việc phát triển trồng cây bưởi Diễn. Bộ mặt nông thôn xóm Đại Đồng, ngày càng khởi sắc, nhiều gia đình làm giàu từ cây bưởi Diễn, có điều kiện phát triển kinh tế, góp phần không nhỏ vào thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Xã Ngọc Lương là xã dẫn đầu huyện Yên Thủy đạt 19 tiêu chí, được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2015.

 

                                                                                     

 

                                                                                 Xuân Thiên

                                                                               (Đài Yên Thủy)

 

Các tin khác


Nữ bác sỹ tâm huyết với nghề

Từ một y sĩ khi mới bước vào nghề, trải qua 30 năm rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, bác sỹ Trần Thị Hường, Trạm trưởng Trạm y tế xã Đú Sáng (Kim Bôi) luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn, trau dồi kiến thức, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh.

Người bảo tồn đặc sản trên rừng

Sinh ra và lớn lên ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong, anh Bùi Văn Huyển gắn bó với rừng. Ngày bé anh đã biết đến con don. Đây là động vật đặc sản sống trong hang đá, có giá trị kinh tế cao, thịt của chúng thơm ngon, bổ dưỡng. Mỗi lần bắt được chúng phải rất kỳ công. Sau thời gian, số lượng don tự nhiên ngày một ít đi. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà hàng về loài này rất lớn nhưng việc săn bắt ngoài tự nhiên là phạm pháp.

Hội viên nông dân 8X sản xuất, kinh doanh giỏi

Với sự cố gắng, nỗ lực, anh Đinh Văn Tằng, sinh năm 1984, hội viên nông dân xóm Vố Dấp, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy không ngừng tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn mở xưởng đóng gỗ pallet, từ đó phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương. Năm 2023, anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2021 - 2023.

Anh Bùi Văn Tiến làm giàu nhờ mô hình nuôi bò thịt

Sau khi tham quan, học tập một số mô hình chăn nuôi ở các địa phương, kết hợp tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet, anh Bùi Văn Tiến, thôn Liên Phú, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi bò thịt, đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục